Chân Hỏa rực rỡ, vị trí thuộc hướng Nam, nên Hỏa không thể không sáng, nhưng rực rỡ không thể kéo dài, phải quay lại phục tàng, nên không thể có hiện tượng cháy mãi không tắt.
Thể của Hỏa là Mộc, không có Mộc, Hỏa không thể cháy lâu. Dụng của Hỏa là Thủy, không có Thủy, Hỏa rất khốc liệt, nên Hỏa nhiều không tốt. Hỏa mạnh làm tổn hại sự vật, trong Mộc ẩn chứa Hỏa. Khi ở cung Dần, Mão, Mộc sẽ sinh Hỏa, nhưng Hỏa không tốt nếu ở phương Tây, nên nếu gặp Thân, Dậu, Hỏa sa vào đất chết, nếu sinh ở vị trí của quẻ Ly, là người tài năng, quyết đoán, còn nếu ở cung quẻ Khảm, là người cẩn thận, lễ độ.
Tóm lại, tính chất của Hỏa, phương Nam là phương vị của Ty, Ngọ, Mùi thuộc quẻ Ly. Bản chất của Hỏa là nóng và sáng, nếu có Mộc là chủ thể, Hỏa có nơi nương tựa, bộc lộ được đức tính rực rỡ. Đối tượng của Hỏa là Thủy, nếu có Thủy, Hỏa sẽ có đối tượng chưng cất, bộc lộ được cái Dụng cứu giúp lẫn nhau. Bính Hỏa thịnh vượng, phải có Nhâm Thủy; Đinh Hỏa suy kiệt, phải nhờ Giáp Mộc nên tính chất giữa Bính Hỏa và Đinh Hỏa khác hån nhau.
Tính của Hoa là nóng bốc lên cao, nếu hành phương Đông Nam, Hỏa mang tính thuận phơi phới đi lên, nếu hành phương Tây Bắc, Hỏa mang tính ngược dần dần lụi tàn. Nên người có Hỏa ở phương Nam, là người tài năng, quyết đoán; còn nếu Hỏa ở phương Bắc, là kẻ cẩn thận, lễ phép, vận số thích hợp hướng Đông Nam, kị hướng Tây Bắc, cách cục là nóng bốc lên cao, nếu vận hành hướng Tây Bắc phần lớn không tốt.
Nếu Kim có Hỏa điều hòa, có thể dùng nung đúc vật dụng. Thủy dược Hỏa điều hòa, trở nên có ích. Hỏa gặp Thổ mất sáng, phần lớn chỉ sự trắc trở. Hỏa gặp Mộc được vượng, sẽ vinh hiển. Nếu Mộc chết Hỏa sẽ yếu, khó tồn tại lâu dài, nên dù có công danh cũng không bền. Mùa Xuân Hỏa kị gặp Mộc, không tốt vì lửa sẽ đốt cháy cây. Mùa Hạ Hỏa kị gặp Thổ, không tốt vì lửa bị đất vùi tắt. Mùa Thu, Hỏa kị gặp Kim, vì Kim vào mùa Thu mạnh. Hỏa khó kháng nổi mùa Đông, Hỏa kị gặp Thủy, vì mùa Đông nước mạnh làm tắt lửa. Vì vậy, vào mùa Xuân, Hỏa (lửa) nên sáng nhưng không nên quá nóng, nếu nóng quá không mạnh; Hỏa mùa Thu nên mờ không nên tỏ, nếu lửa sáng ắt quá nóng khô; Hỏa mùa Đông nên sinh không nên sát, nếu sát sẽ lụi tàn.
Tóm lại, cái Dụng của Hỏa đối với Kim, Thủy, Thổ, Mộc tốt nhất là nên ở vị thế trung hòa. Hỏa gặp Kim gọi là Hỏa luyện chân Kim. Hỏa gặp Thủy gọi là Ký tế công thành. Hỏa gặp Thổ ắt tối tăm. Hỏa gặp Mộc ắt sáng suốt. Mộc và Hỏa có mối quan hệ với nhau, nếu vào mùa Xuân và Ha, Hỏa có nhiều Mộc quá nóng mạnh, có cái họa tự thiêu cháy mình, nếu Mộc yếu, Hỏa lụi tắt, nên cũng bất cập. Vì vậy, vào mùa Xuân kị Mộc nhiều; vào mùa Ha kị Thổ vượng; vào mùa Thu và Đông, Hỏa yếu, nếu Kim nhiều Hỏa không thể khắc chế, nếu Thủy vượng sẽ phá vỡ sự áp bức của Hỏa, lúc đó lại cần có Thổ. Mộc cứu giúp Hỏa.
Hỏa mùa Xuân, gọi là mẹ mạnh con được nhờ, Hỏa có đã cả thế và lực.
Hỏa, là đại từ tượng trưng cho thời tiết mùa Hạ, tức khí nóng bức. Lúc này Giáp Mộc trong cung Dần đang vượng nên Bính Hỏa được trường sinh, nên nói là mẹ mạnh con được nhờ. Vì sao Hỏa được nhờ? Là vì theo thứ tư, sau Xuân là Hạ, là lúc Hỏa nắm quyền nên vào mùa Xuân. Hỏa nhờ Mộc mà sẽ dần mạnh lên, như được trợ giúp. Bính Hỏa là khí sinh ra của một phương hình thành nên thế lực, mùa Xuân khí Dương về lại giữa đất trời, làm băng chảy sương tan, đây là hiện tượng hoành tráng nhất và chính là chất của Hỏa vào mùa Xuân.
Thời tiết trong trời đất, chẳng qua là Thủy và Hỏa mà thôi (tức lạnh và nóng), cho nên giữa việc Hỏa sinh Dần, Thủy sinh Thân có sự khác biệt với Mộc sinh Hợi, Kim sinh Ty. Mộc là tiền phương của Hỏa, Kim là tiền phương của Thủy, vào tháng Giêng Mộc vượng nên Hỏa sinh, Hỏa được cùng lúc cả thế và lực, đó là lẽ tự nhiên.
Hỏa nhờ Mộc trợ giúp, nhưng không nên quá vượng, nếu mạnh quá lửa sẽ nóng, Hỏa nếu muốn Thủy có ích để cứu giúp không nên để Thủy quá thịnh, nếu Thủy thịnh quá là kẻ quên ơn.
Đầu Xuân, khí lạnh chưa hết tàn dư. Mộc vịn vào Hóa để sinh, Hỏa nhờ Mộc được sống. Cái khí dương hòa của tháng Giêng chính là hiện tượng của sự hợp lại của Hòa và Mộc. Cho nên nói Hỏa thịnh tháng hai và ba, khí dương dần thịnh, nếu Mộc ít Hỏa sáng, Mộc nhiều Hỏa tối nên không được quá vượng, nếu vượng lửa trở nên nóng, dương khí sẽ bị khô khát, lúc đó cần có Thủy điều hòa. Mùa Xuân là thời điểm Mộc đang nơng, tự nhiên có thể trút nước ra đế sinh Hỏa, nên gọi là Thiên hòa Địa nhuận (trời hòa đất tốt) cứu giúp thành công, nếu Thủy quá thịnh, làm ướt gỗ (Mộc) làm sao nhóm lửa (Hỏa)? Lúc đó nếu không có Thổ khắc chế Thủy không ổn, mất ý nghĩa của sự điều hòa, phụ bạc cái ân tạo ra khí dương hòa của mùa Xuân. Nên vào mùa Xuân dùng Thực để chế Sát thì không phải thượng cách, Thổ thịnh ắt làm mờ ánh lửa (Hỏa), Hỏa thịnh Thương Quan khô nóng.
Trên đây nói về Thực, Thương. Thổ được Thủy thấm nhuần ắt sinh ra vạn vật. Thổ gặp lửa (Hỏa) nóng ắt bị nung khô nứt nẻ, nên bảo Hỏa, Thổ Thương Quan, nếu đứng riêng khó gọi là tú khi (tốt đẹp), nếu Thổ thịnh Hỏa yếu thì sẽ làm mờ ánh sáng của lửa (Hỏa). Hỏa thịnh Thổ nhiều, lửa nóng sẽ làm đất khô, sự sống bị tiêu diệt (Thổ tượng trưng cho Thương Quan, Thương nhiều tức là Thổ nhiều), vì vậy Bính Hỏa không sợ Nhâm Thủy, chỉ sợ Mậu Thổ. Nếu cách cục là Hỏa viêm Thổ ráo (lửa nóng đất khô) thì dùng Kiếp hay dùng Tài đều không thể thiếu trợ giúp của Thủy, vì dùng Mộc để khơi thông Thổ, nếu không có nước (Thủy) Mộc sẽ bị Hỏa đốt cháy. Nếu dùng Kim khắc chế Thổ không có Thủy, Kim sẽ bị nung chảy, dù cho Hỏa vượng tạo thành Thương cục, cũng chỉ nên để một chút đất ướt chớ để quá nhiều, mới hữu ích.
Hỏa gặp Kim có thể thi công, dù gặp Kim nhiều, dùng Tài lại càng thành công.
Trên đây nói về Dung của Kim, Kim vào mùa Xuân, ị trí ở cung Tuyệt thai dưỡng (mất chỗ dựa) khí thế Jeu ot, còn Hoa thì đang vào lúc ngày càng trở nên mạnh, ien khả năng khắc chế Kim của Hỏa dễ như trở bàn tay. M vậy dù Kim nhiều cũng không thể làm khó cho Hỏa, nên có nhiều Kim mà dùng Tài sẽ càng thành công, Tòi vi ngã dụng (Tài là Dụng Thần của Nhật Chi) là số phí cách (cách cục phú quý).
Hỏa vào tháng Hạ, nắm hết uy quyền.
Mùa Hạ là thời điểm Hỏa đang vượng, nắm khí của thời tiết, đang lúc nắm mọi quyền hành, đó chính là Th. tính của Hỏa mùa Hạ.
Nếu gặp Thủy khắc chế, tránh được nỗi lo tự đốt cháy mình. Nếu được Mộc hỗ trợ, lại bị cái họa yểu tai.
Ý nói mùa Hạ, Hỏa thích Sát và kị Ân. Sức nóng hừng hực của Hỏa mùa Hạ có thể làm tan đá chảy vàng, nếu không có Thủy điều hòa, ắt bị họa tự đốt cháy mình, nên mùa Hạ nóng nực thích có mưa đế giảm sức nóng hừng hực của lửa (Hỏa) mùa Hạ, không thể đến gần. Nếu dùng Mộc trợ giúp lại càng thái quá, khó có thể sinh tồn được, nên có nỗi lo mệnh yểu.
Hỏa nếu gặp Kim là thợ giỏi, nếu được Thổ sẽ tạo thành đất cày, Kim và Thổ gặp Hỏa tuy được lợi ích, nhưng nếu không có Thủy, vàng (Kim) chảy, đất (Thổ) cháy, nếu Hỏa có thêm Mộc trợ giúp, càng nguy hại.
Đoạn trên nói về cái Dụng của Tài và Dụng của Thực, Thương. Kim tượng trung cho Tài, Kim trong mùa Hạ, khí thế yếu ớt, nếu gặp Hỏa lúc này đang rất mạnh, như đưa vàng vào lò lửa, nung chảy thành vật dụng. Nên nêu mùa Hạ nhiều Hỏa, nhiều Kim là cách cục của kẻ giàu có lớn. Thổ tượng trưng cho Thực, Thương. Nếu được Thô làm giảm khí thế của Hỏa, tạo thành cách cục thuộc ve trồng trọt (Thổ ở cả bốn mùa, gọi là Giá Tường cách (cách của số trồng trọt cày cấy). Hỏa mùa Hạ gặp Thổ, gọi là Hỏa Thổ Thương Quan (dùng lửa đốt rẩy để trồng trọt), nhưng bất luận dùng Tài hay dùng Thực, Thương đều không thể không phối hợp với Thủy, Thổ nhuận nóng ẩm, nếu có mưa to, lúa trổ xum xuê, nếu không có Thủy, lửa manh đất cháy khô, vạn vật khô héo, mất ý nghĩa trồng trọt. Nếu Hỏa thắng Kim càng cần đất (Thổ) ướt, hạn chế sức mạnh của Hoa, giúp giảm khí thế Hỏa và tẩm ướt cho Kim mới khiến Kim trở thành vật dụng có ích (các tháng Ty, Ngọ, Mùi, Nguyệt viên đều có dụng của Thổ, nếu có Thủy, tự nhiên nhuận Thổ sinh Kim), nếu không lửa mạnh vàng tan chảy, cả hai đều thành tro bụi. Nếu Hỏa thêm Mộc giúp nữa, nguy hại là tất nhiên, vì vậy, nên nói rằng Hỏa mùa Hạ bất luận dùng Tài, Thực, Thương đều không thể không có Thủy.
Hỏa mùa Thu, tính chất là lụi tàn, tức ngơi nghỉ.
Đến mùa Thu, khí thế của Hỏa dần dần suy thoái như mặt trời quá trưa sắp xế bóng (hoàng hôn), nhưng khó giữ được sức nóng hừng hực uy vũ. Đó chính là tính chất của Hỏa mùa Thu.
Nếu Hỏa được Mộc sinh, có cái vui được cháy sáng trở lại, nếu gặp Thủy khắc chế khó tránh tai nạn bị tiêu diệt.
Đoạn trên bàn về Hỏa mùa Thu, thích Ân, kị Quan và Sát. Khí thế của Hỏa đã suy, không còn rực rỡ được lâu nữa, nếu được Mộc sinh Hỏa, sẽ có hiện tượng cháy sáng trở lại, còn như Hỏa đang sắp suy, lại gặp Thủy khắc chế khó tránh nỗi lo bị tiêu diệt. Chương Kế Thuận nói: "Binh Hỏa ở cung Thân gặp Dương Thủy khó sống lâu" chính nói về Hỏa của mùa Thu, nhưng nếu Hỏa được Mộc cứu, có thể từ bị khắc chế chuyển sang chủ động nên Hỏa mùa Thu dù dùng Quan hay Sát đều không thể không có Ấn.
Nếu Thổ dày che tắt ánh sáng của Hoa, Kim nhiều sa làm tổn thương khí thế của Hoa, Hoa gặp Hoa càng rỡ, nên nếu thấy nhiều Hoa ắt có lợi.
Hỏa mùa Thu, nếu dùng Thực, Thương, Tài, không thể không có Ti Kiếp. Vào mùa Thu, khí thế của Hoa suy thoái, nếu gặp đất (Thổ) dày che tắt ánh sáng của Hoa. mùa Thu Kim dang vưong và năm quyền nên Hỏa suy yếu không thể khắc chế Kim, nên nếu thấy Kim nhiều, át tổn thương khí thế của Hoa. Thổ tức chỉ Thực, Thương, Kim tượng trưng cho Tài, nếu Thổ nặng Kim nhiều, chỉ còn cách lấy Ti Kiếp giúp tăng cường sức mạnh cho Hoa, mới có thể dùng Thực, Thương, Tài, vì vậy nếu gặp nhiều Hoa ắt có lợi.
Hỏa mùa Đông, thể tuyệt hình vong.
Hỏa nằm ở cung Hợi (tháng 12 mùa Đông) tức rơi vào tuyệt địa. Hai cung Tý (tháng 10), Sửu (tháng 11) vốn đang trong thời kỳ ấp ủ. Khí thế của Hỏa đang ở vào thời điểm giao thoa giữa mất và còn, nên không chỉ suy tuyệt, mà hình thể của Hỏa cũng mất dạng, đó chính thuộc tính chất của Hỏa vào mùa Đông.
Hỏa thích có Mộc sinh ra vì nhờ thế Hỏa được bổ cứu, nhưng nếu gặp Thủy khắc chế lại là tai họa.
Mùa Đông, nếu Hỏa gặp Mộc, là tuyệt xứ phùng sinh (đường cùng tìm ra lối thoát) nên nói được bổ cứu. Mùa Đông Thủy đang vượng, nếu Thủy vượng khắc chế Hoa suy không được Mộc cứu ắt có tai hoa, nên nói Hỏa trong mùa Đông không thể tách rời Mộc.
Nếu Thổ khắc chế là số vinh hiển, thấy có Canh, Tan khó dùng Tài, nếu không, gặp tai họa. Sau tiết Đông Chỉ, khí Nhứt Dương dần phục hồi, lý và khí tuần hoàn.
Vào tháng Đông dùng Ấn, càng cần phối hợp với Thực, Thương, Tỉ Kiếp. Mùa Đông Thủy đang vượng, gặp Hỏa là khắc chế, nếu dùng Mộc sinh Hỏa, càng cần có Thổ khắc chế Thủy. Nếu chỉ có đất lạnh, sức mạnh đơn lễ sẽ không đủ khắc chế Thủy nên càng cần Bính và Đinh cùng trợ giúp. Hỏa và Thổ cứu giúp lẫn nhau, mới có thể giúp Mộc ấm để bảo vệ Hỏa. Kim vào mùa Đông tuy suy yếu, nhưng không phải hành mà Hỏa đã suy tuyệt có thể khắc chế được, Kim tượng trưng cho Tài, số mệnh yếu sẽ bị Tài vây khốn, huống chi lúc này Quan và Sát đang vượng, càng được Kim sinh giúp sức áp chế Hỏa đang suy, nên chắc chắn có tổn hại. Tuy nhiên, sự tuần hoàn của khí quyển, trước hết phân chia thành nóng lạnh. Thủy và Hỏa là tên gọi tổng thể của Âm Dương, tiết Đông Chí là lúc Hỏa sắp tuyệt diệt, nhưng khí Nhứt Dương quay trở lại, sức sống được khởi động, khi khí tiến vào Nhị Dương (tháng 12), Địa khí bay lên làm chảy băng tan sương, nên vào tháng 12 có Binh Hỏa gặp Tỉ Kiếp, nên suy luận theo cách cục vượng.
Lý của Ngũ hành, chỉ có thịnh và suy, không bao giờ tuyệt diệt hẳn, nhất khí tuần hoàn, muôn vật luôn xoay chuyển, nên không chỉ Thủy Hỏa như vậy, nhưng vì Thủy Hỏa là mấu chốt của Ngũ hành, nên bàn về Thủy Hỏa là đã bao hàm cả Ngũ hành trong đó.