Bính Hỏa ở mùa Xuân, đang lúc uy võ nắm quyền khí Dương về với đất trời, làm băng chảy sương tan, nên chuyên dụng Nhâm Thủy, không phải là khắc chế Bính. Vào tháng Giêng, Giáp Mộc đắc lộ Nguyệt viên tự có Mộc khí, có thể giúp tạo sự liên hệ giữa Thủy Hỏa, nên gọi là Địa nhuận thiên hòa (dất thuần trời hòa), cứu giúp thành công. Khí thế hừng hực của Binh Hỏa, gặp Thổ nhiều ắt giúp hạ bớt khí thế của Hỏa, Hỏa vượng mà không có Thủy, dùng Thổ làm nhụt bớt nhuệ khí của Hỏa đang mạnh, đây là cách cục phú nhiều, quý ít, giả sử phải dùng đến, chỉ nên ở thứ yếu bất đắc dĩ mà thôi. Bính Hỏa trong ba tháng mùa Xuân đều lấy Nhâm Thủy làm cái dụng chính, nhưng vào tháng Giêng, Nhâm Thủy ở vào tuyệt địa, còn Giáp Mộc đang là lúc sinh vượng, nên nếu dùng Nhâm Thủy phải lấy Canh Kim hỗ trợ. Trong cả ba tháng Xuân, Thổ cần lấy Giáp Mộc hỗ trợ, vì Thổ (đất) dày che mất ánh sáng của Bính Hỏa, tắt dòng chảy của Nhâm Thủy, nếu có Giáp Mộc cứu giúp ắt Thủy phụ dương quang (Thủy phụ vào ánh dương) nước trong trẻo nên có thể vẫn có được sự cao quý.
Quý và Bính sinh vào mùa Xuân, lúc trời không nắng không mưa, Bính nhật Xuân sinh, Thời, nguyệt xuất Quý, mây mù mờ mịt, không hiển chẳng đạt, trừ phi có Nhâm Thủy giúp cho Bính Hỏa.
Ý nghĩa quan trọng nhất là Bính Hỏa mùa Xuân, nên dùng Nhâm Thủy, không dùng Quý Thủy. Bính Hỏa gặp Nhâm, long lanh trong trẻo, phát huy dược lợi ích của nhau, nếu Bính Hỏa gặp Quý Thủy, trời âm u (không nắng không mưa) làm mất cái dụng của Bính Hỏa, nên dùng Nhâm Thủy tốt, dùng Quý Thủy không tốt, điều này có thể ứng dụng vào các mùa khác nữa.
Dương can là khí sinh vượng, vào lúc này khí thế đang bắt đầu mạnh lên, Âm can là khí suy kiệt, vào lúc này công thành thân thoái, nên Dương can cần phải được Am can tương khẳc mới giúp ích lẫn nhau, giống như Giáp Mộc cần có Canh Kim phá Giáp, Bính Hỏa cần Nhâm Thủy trợ giúp. Mậu Thổ cần Giáp Mộc nạo vét, Nhâm Thủy cần Mậu Thổ làm đê điều, tất cả các trường hợp trên đều không phải là tương khắc nhau, duy chỉ có trường hợp Canh Kim hợp với Đinh Hỏa là lợi dụng tính chất vương mạnh mà không nóng của Đinh Hỏa, để hoàn thành Sự tôi luyện, đây chính là tính chất khác nhau của năm loại Dương can, Dương can gặp Dương can tạo ra sinh vượng để cao quý, nếu Dương can gặp Âm can, có tương khắc về tình cảm mà không có tương khắc về sức mạnh, nên cách cục kém hơn so với Dương can gặp Dương can, quy luật này không chỉ đúng trong trường hợp Binh Hỏa gặp Quý Thủy, mà còn đúng đối với Ngũ hành.
Tháng Giêng, Tam dương khai thái (ba hào dương mở đầu), Hỏa khí dần nóng, lấy Nhâm làm chính, Canh Kim trợ giúp.
Tháng Giêng, Giáp Mộc đắc lộc, Nguyệt lệnh tự có Mộc khí, Mộc vượng Hỏa được nhờ, ắt phải lấy Nhâm Thủy làm đối tượng, mới bộc lộ được tính long lanh. Cung Dần (tháng 1) là tuyệt địa của Thủy, nên cần Canh Kim giúp cho Thủy.
Nếu Nhâm, Canh cùng thấu, chắc chắn có mệnh khoa giáp, dù chỉ có Nhâm hiện, Canh ẩn, tuy không phải được khoa giáp cũng được Dị đồ Ân phong (xem chú thích).
Nhâm, Canh cùng xuất hiện trong Can, Tài lộ ra, Ấn ẩn mình không cản trở lẫn nhau, dùng Tài giúp Sát, dùng Ân để hóa Sát nên tự được hiển đạt. Còn nếu Nhâm xuất hiện trong Canh, có Kim ở cung Thân, xung khắc với Dân, mà Dần và Thân là sinh địa của Bính và Nhâm, lại là cung có Dụng Thần, nếu xung khắc nhau không tốt, phải cách nhau mới không trở ngại. Thủy phụ dương vẫn có thể được quý hiển, nhưng không phải từ khoa giáp, mà được quý hiển từ Dị đồ (được làm quan không theo đường thi cử).
Nếu chỉ có một Nhâm xuất hiện trong Can, lại có tới một hoặc hai Binh tàng ẩn nơi cung Dân, Ty, tuy chi là Nạp túc tấu danh (xem chú thích), nhưng vẫn có thể làm quan to, lại là số người có tính cách anh hùng, khẳng khái quang minh lỗi lạc, có tài lãnh đạo.
Người mệnh Bính Hỏa mà dùng Nhâm Thủy, ý nghĩa quan trọng đầu tiên phải có số mệnh vượng, cái quan trọng của Căn là Chi. Bính Hỏa nếu thông Căn ở Dần, Tỵ, Nhật nguyên tự vượng, nên nói nếu Nhâm và Căn cùng xuất hiện trong Can, có thể dùng Tài để giúp Sát. Về trường hợp chỉ có một Nhâm xuất hiện trong Can, không có Canh, Bính Hỏa thông Căn nơi cung Dần, Ty, thì là Giả sát vi quyền, tính chất dương cương của Bính Hỏa, được Nhâm Thủy giúp phản chiếu nên càng rực rỡ, nên số người này có tính cách khẳng khái anh hùng, quang minh lỗi lạc.
Trường hợp Bính ít, Nhâm nhiều lại không có Mậu khắc chế, là Sát mạnh mệnh yếu, người có số mệnh này nham hiểm, hung tàn. Nếu được Mậu khắc chế Nhâm, là mệnh đại phú đại quý, nhưng tốt nhất trong mệnh phải có một hoặc hai Tỉ Kiên.
Bính ít Nhâm nhiều nên Sát mạnh mệnh yếu, tháng Giêng Mộc khí đang vượng, nên có Ân hóa Sát, không đến nỗi tổn hại lên mệnh, nhưng Sát nhiều cũng không tốt, nếu có Mậu khắc chế Nhâm, thành ra mệnh phú quỷ. Tuy nhiên, muốn dùng Thực để khắc chế Sát, số mệnh cũng phải mạnh, nếu không sự khắc chế và tiết thoát đan xen nhau, nên cần có một hay hai Ti Kiện trợ giúp mới tốt, như phần trên viết con đường đúng đắn của Bính Hóa tháng Giêng phải dùng Nhâm Thủy.
Hoặc giả nếu mệnh chỉ có Canh, Tân hỗn tạp, là mệnh kẻ tầm thường. Nếu Thời (giờ), Nguyệt (tháng) cùng xuất hiện trong Canh Kim, không có Tân tạp loạn, là menh Tú tài, Nếu Bát tự gồm năm Tân, giờ Tân, được gọi là Tham hợp, nhất định là số người đam mê tu sắc, người nữ mệnh này cũng vậy, bản thân khó tạo lập sự nghiệp mà còn phá của gia đình.
Đoạn trên xác định dùng Tài làm dụng. Khi Bính Hỏa gặp Tân và hợp lại sẽ làm mất tính dương cương của Binh Hỏa. Cho rằng Bính Hòa thích hợp với Canh, không phù hợp với Tân, nếu giờ sinh và tháng sinh cùng xuất hiện trong Canh Kim tức sinh vào tháng Canh Dần, giờ Canh Dần, số mệnh mạnh nên dùng Tài, nhưng Tài lại ở vào tuyệt địa, nên chỉ có số mệnh thanh quý mà thôi. Nếu năm sinh và giờ sinh cùng xuất hiện trong Tân Kim, Bính Hỏa tham lam hợp lại sẽ đánh mất bản tính mê lạc không biết quay về là lẽ đương nhiên.
Hoặc trong mệnh chỉ có Mậu tiết chế Bính Hỏa, không có Giáp Mộc xuất Can bổ cứu, là số kẻ vô dụng, phải chịu nghèo khổ, chết nơi đất khách, nên Bính Hỏa tháng Giêng, kị nhất là bị Mậu Thổ che mất ánh sáng. Nếu Chi thành Hỏa cục, nên chuyên dùng Nhâm Thủy, số mệnh thanh quý, nếu không có Nhâm Thủy nên dùng Mậu Thổ để tiết chế khí thế của Hỏa, nhưng đến như vậy chỉ là số mệnh của kẻ tầm thường.
Đoạn trên xác định rằng Thực Thần làm dụng thần. Bính Hỏa tháng Giêng, cung Dần tự sinh ra Mộc khí, nên vốn không cần có Giáp Mộc xuất hiện ở Can, nhưng nếu mệnh chỉ toàn Mậu Thổ che mất ánh sáng Bính Hỏa, không thể không nhờ Giáp Mộc xuất Can bổ cứu, tức Thực Thần phối Ấn, vì Bính Hỏa tháng Giêng là khí mới sinh, nếu gặp Mậu Thổ ắt bị che khuất ánh sáng nên gọi là tối ki, dù cho Chi thành Hỏa cục, không có Nhâm và Quý để dùng bất đắc dī phải lấy Mậu Thổ để tiết chế khí thế của Bính Hỏa, cũng không phải là cách cục tốt, nên việc dùn. Tài hay dùng Thực Thương đều tùy theo cách cục ph hợp, nhưng vẫn là giả thần (thần không có thực), không phải chân thần (thần có thực). Dùng Quý hợp với Binl Hỏa tạo ra sự âm u (không nằng không mưa) nên cũng g là Giả thần, tất cả đều chỉ là cách cục tầm thường.
Nếu Chi hợp thành Hỏa cục, nên suy đoán theo cách cục Viêm thượng (lửa nóng bốc cao), nhưng chỉ thành cách cục mà không nắm được quyền, nếu vận số không thấy ó ở phía Đông Nam, số là kẻ cô đơn, nghèo khổ.
Tháng Giêng là tháng Dân, nếu thấy Ngọ và Tuất hợp thành Hỏa cục, nếu trong Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) không có Nhâm, Quý là cách cục Viêm thượng (lửa nóng bốc cao), phải sinh vào tháng Tỵ (tháng 4) hoặc Ngọ (tháng 5) mới đắc thời, cầm quyền, nếu sinh vào mùa Xuân (tháng 1, 2, 3) số mệnh vượng nhưng không đúng thời, cần phải có vận số ở phía Đông Nam trợ giúp mới được phú quý, nếu không, chỉ là mệnh cô đơn, nghèo khổ. Phàm Bát tự tạo thành cách cục đều rất quý, nhưng cần có sự phối hợp thích đáng, nhất là những cách cục mạnh mẽ về mặt nào đó. Quan trọng nhất phải được đắc thời đắc địa.
Tóm lại, nếu ở cung Khảm, là người cẩn thận, sợ sệt. Hỏa có bản tính nóng và bốc cao (Viêm thượng), nhưng nêu vận số theo hướng Tây Bắc là ngược với bản tính của Hóa. Hỏa có tính cách tượng trưng cho Lễ nên nếu ngược với bản tính, hóa thành cẩn thận, Sợ sệt, nhu nhược, là lẽ thường.
Nếu Tứ trụ có Giáp Mộc, được Canh Kim ngầm khác chế, là mệnh Tú tài.
Đoạn trên nói về cách dùng Tài tổn Ấn. Giáp Mộc tháng Giêng là thuộc cung Lâm Quan. Nếu trong Tứ trụ có nhiều Giáp Mộc, là Mộc thịnh Hỏa hàn (Mộc hưng vượng Hỏa lạnh lẽo), cần có Canh Kim ngâm khắc chế Giáp Mộc mới tốt. Phần này tương tự như trường hợp Thời (giờ) và Nguyệt (tháng) cùng xuất hiện trong Canh Kim đã để cập ở đoạn trên, người có số mệnh này là kẻ thanh quý, có tài năng trong học vấn.
Nếu không có Nhâm mà dùng Quý, số mệnh cũng được ít nhiều phú quý, nhưng Quan, Sát cũng phải có Căn và là vượng tướng. Mệnh Bính Hỏa không có Nhâm, phần lớn là số mệnh nghèo hèn, đã kiểm chứng nhiều lần, lần nào cũng linh nghiệm. Nếu Hỏa nhiều lại không có Mộc, nếu rơi vào đất của Thủy ắt sẽ chết, nếu không cũng bị tai họa. Bính Hỏa tháng năm thuộc cách cục Viêm thượng, nên không thích bị Thủy phá cách, nếu dùng Quý không có Căn, ắt mắt bị bệnh.
Bính Hỏa tháng Giêng, chuyên dùng Nhâm Thủy, không có Nhâm Thủy mới dùng Quý Thủy, dùng Nhâm là mệnh kẻ quý hiển, dùng Quý cũng là số mệnh ít nhiều phú quý, bất luận dùng Nhâm hay dùng Quý, Quan, Sát đều phải có Căn và vượng tướng. Tháng Dần (tháng 1) là tuyệt địa của Thủy, nếu Thủy không có nguồn dễ bị khô cạn, khó nói được là quý. Dùng Quý không có Căn, nhất định bị bệnh ở mắt, vì Quý Thủy bị nung cạn. Bính Hỏa cần lấy Nhâm Thủy làm dụng, khí thế mới rõ ràng, nếu không có Nhâm không tốt đẹp lắm, Hỏa nhiều không có Thủy, suy luận theo cách cục Viêm thượng, nếu Hỏa vận tới đất của Thủy bị nước dập tắt lửa, không chết cũng tai họa, từ đó có thể hiểu vì sao cách cục Viêm thượng Bính Hỏa tháng năm bị Thủy phá cách.
Nếu Bính Hỏa dùng Nhâm, Kim là vợ, Thủy là con, còn nếu dùng Canh, Thổ là vợ, Kim là con, nếu dùng nên dùng Nhâm trước Canh sau, tối kị có nhiều Nhâm.
Con đường đúng đắn của Bính Hỏa tháng Giêng à dùng Canh và Nhâm, tức lấy Tài giúp đỡ cho Sát vến Nếu dùng Canh như Mộc nhiều dùng Tài phá Ản, Thế nhiều tiết chế Thực Thần, đó là cách cục kém một bậc . với dùng Nhâm, nếu Nhâm nhiều phải dùng Mậu, Mô. nhiều lại phải dùng Giáp, cách cục này lại càng kém hơn một bậc nữa.