Tháng ba, khí của Hỏa dần nóng, nên chuyên dùng Nhâm Thủy, hoặc nếu Chi thành Thổ cục, nên lấy Giáp trợ giúp nhưng vẫn không thế không dùng Nhâm.
Bính Hỏa tháng ba đang dần mạnh lên, chuyên dùng Nhâm Thủy tương tự như tháng hai, sau tiết Cốc Vũ. Thể vượng dụng sự, tuy không có Mậu Thổ, nhưng vẫn tư củn mối lo Mậu Thổ che phủ ánh sáng của Bính Hỏa và làm tắt nghẽn dòng chảy của Nhâm Thủy một cách vô hình nên nếu dùng Nhâm, cần dùng Giáp Mộc hỗ trợ, có Giáp Mộc xuất hiện tại Can, khí của Nhâm và Bính rõ ràng, tự nhiên là cao quý. Nếu người có số mệnh hợp thành Thổ cục, tức là Chi tự ở Tứ mộ, trường hợp đó dùng Nhâm Thủy gọi là Thủy phụ dương quang (Thủy phụ giúp ánh sáng) vào lúc Thổ đang vượng tuy Can không xuất hiện trong Mậu, Kỷ, Chi không Mộ khố, cũng không dùng Giáp Mộc để bổ trợ cũng đã không cao quý, huống hồ Chi thành Thổ cục.
Hai chi Nhâm, Giáp cùng xuất hiện trong Can, chắc chắn số mệnh khoa giáp, nhưng kị có Kim xuất hiện nơi Can, vì Kim phá Giáp, khi ấy chỉ là số mệnh Tú tài hoặc Năng sĩ, nếu Nhâm xuất hiện trong Can, Giáp ẩn Chi la mệnh phú nhiều quý ít. Nếu không có Giáp nên đung Canh, vừa giúp được Nhâm, lại có thể giảm nhuệ khi của Thổ. Không Giáp, không Nhâm, là số mệnh vất vả, Nha tàng nơi Chi lại không có Giáp chỉ là số kẻ Hàn nhỏ t sĩ nghèo). Không có cả Nhâm và Giáp, là cách cục bần tiện.
Cách dùng Nhâm, Giáp: Giáp kị có Canh Kim, không có Giáp nên dùng Canh Kim, tại sao? Vì Thổ vượng không có Giáp, không thể không dùng Canh trợ giúp cho Nhâm để giảm bớt khí thế của Thổ, nhưng cần có Nhật chủ vưong tướng mới nên dùng, vì Canh Kim không có tác dụng như Giáp Mộc là vừa khắc chế Thổ, vừa bảo vệ Nhâm Thủy, lại giúp cho số mệnh vượng thêm, như Bát tự của tác giả là năm "Bính Tuất, tháng Nhâm Thìn, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân". Bát tự này có Nhâm xuất hiện trong Can, không có Giáp, Chi tụ Thìn, Tuất thành Thổ cục, nếu dùng Canh Kim cung Thân giảm khí thế của Thổ sinh Nhâm Thủy, là dùng Tài bao che Sát khắc Thân, không chỉ vô ích mà còn có hại. Không có Giáp không thể hóa Nhâm sinh Bính, nên không có Giáp là mệnh cả đời khốn khổ, còn nếu dùng Canh trợ giúp Nhâm, phải là Bính vượng, Nhâm yếu mới có thể lấy Tài bổ trợ cho Sát Dụng Thần, hoặc do Thổ nhiều Nhâm yếu, bất đắc dĩ phải dùng Canh Kim để giảm bớt khí thế của Thổ và sinh Nhâm, nhưng không phải là thượng cách.
Nếu số mệnh Đinh, Kỷ ly loạn là số kẻ tầm thường.
Trường hợp Nhâm, Giáp cùng xuất hiện trong Can như đã đề cập ở phần trên, nếu có Đinh hợp Nhâm, Kỷ hợp Giáp, thì mất ý nghĩa việc dùng Sát, Ân, Nhàn thần và mất tác dụng trói buộc, nên là số mệnh kẻ tầm thường ("Hỷ dụng" Bát tự tổng cộng chia làm năm loại – "Hỷ thần, Dụng thần, Nhàn thần, Bệnh thần, Kị thần". Gọi là Nhàn thần, tức chỉ loại Ngũ hành không cấu thành gây ảnh hưởng quan trọng đến tốt hay xấu đối với cách cục của mệnh).
Nếu Chi hợp thành Thủy cục, nên dùng Mậu Thổ, đừng dùng Nhâm Thủy. Nếu có Mậu xuất hiện trong Can cũng được chút ít phú quý; nếu Mậu ẩn nơi cung, chỉ là kẻ tầm thường.
Trên đây là trường hợp Nhâm Thủy quá vượng, Thìn là Thủy mộ, nếu có Giáp Tý sẽ tạo thành Thủy cục. Trường hợp này cách cục tốt nhất vẫn là dùng Giáp Mộc hóa Sát sinh Bính, nếu không có Giáp, phải dùng Mậu Thổ khá. chế Nhâm, quan trọng nhất số mệnh phải mạnh, nếu có Mậu Thổ còn được ít nhiều phú quý tức có ý trường ha .này không phải cách cục tốt nhất, tuy Dụng Thần là M.. Thổ, tốt nhất vẫn phải có Ấn vận.
Nếu dùng Nhâm, Kim là vợ, Thủy là con; nếu dùng Giáp Mộc, Thủy là vợ, Mộc là con.
Lấy Nhâm làm Dụng Thần là đúng nhất trong cách cục, lấy Giáp làm Dụng Thần có hai trường hợp: một là do Thổ mạnh nên dùng Giáp, hai là Nhâm Thủy quá vượng mà mệnh yếu cũng nên dùng Giáp.