Bính Hỏa trong ba tháng mùa hè, khi khí Dương khô nóng, nên chuyên dùng Nhâm Thủy, nhưng tốt nhất nên dùng Nhâm Thủy của cung Thân có nguồn (Căn) và Trường sinh, Nhâm Thủy trong cung Hợi yếu, nếu dùng sẽ dễ bị khắc chế và giảm khí thế của Nhâm Thủy.
Bính Hỏa mùa hè, cần có Nhâm Thủy để giải trừ khí nóng, cung Hợi là đất lộc của Nhâm Thủy, nếu Tứ trụ cô Hợi, Nhâm Thủy thông với nguồn (Căn) sẽ được lộc vượng, về lý thì nên dùng, nhưng nếu sinh vào tháng tư (tháng Tỵ), Tỵ và Hợi xung khắc, Mậu Thổ trong cung Ty se quay lại khắc chế Nhâm Thủy, còn nếu sinh vào tháng năm (tháng Ngọ) Đinh, Kỷ cung Ngọ tương hợp với Nhâm, Giáp cung Hợi, sẽ làm Dụng Thần (ở đây là Nhâm Thủy) bị trói buộc. Nếu sinh vào tháng sáu (tháng Mùi) Hợi và Mùi hợp thành Mộc cục, làm giảm khí thế của Thủy, không bằng dùng Thủy được trường sinh của cung Thân, lại được sinh ra bởi Canh Kim đang có lộc vượng, nguồn nước chảy mãi không dứt, không lo bị cạn kiệt, nên là mệnh được phú quý.
Bính Hỏa vào tháng tư và năm nên chuyên dùng Nhâm Thủy, nếu thấy Đinh nhiều nên đưa cả Quý Thủy, Bính Hỏa. Vào tháng sáu cũng dùng Nhâm Thủy, nhưng phải mượn Canh Kim hỗ trợ.
Dùng Nhâm Thủy tháng tư và năm, nếu Nhâm Thủy xuất Can và thông Căn (có nguồn) có thể nói là mệnh phú quý, có Kim trợ giúp càng tốt, nhưng vào tháng sáu nếu dùng Nhâm Thủy không có Canh Kim trợ giúp thì sẽ rất khó khăn vì tháng này Thổ vượng.
Nếu mệnh có Dương Nhẫn hợp Sát là người có uy quyền vạn dặm, nhưng nếu Đinh Hỏa Dương Nhẫn quá vượng, Dương Nhẫn trở giáo phản lại, là điềm bị hình phạt.
Binh Hỏa nếu dùng Nhâm Thủy thì phải sinh vượng tọa thật mới tốt, kị có quá nhiều Nhâm Thủy, gọi là Sát trọng thân khinh (Sát nặng mệnh yếu). Có thể chia làm ba trường hợp:
Dương Nhẫn hợp Sát, Bính Hỏa tháng năm, Nguyệt lệnh là Dương Nhẫn. Nếu có Đinh Hỏa xuất hiện trong Can, lại thấy có Nhâm Thủy xuất Can, Đinh và Nhâm hỗn hợp, khắc chế Dương Nhẫn, nên gọi là “Dương Nhẫn hợp Sát" số mệnh đại quý, nhưng Ngọ Thủy phải sinh, vượng tọa thật mới tốt.
Dương Nhẫn trở ngược giáo, tức là Dương Nhẫn vốn là vật giúp bản mệnh bảo vệ lộc, nhưng nếu có Giáp Mộc hóa Sát sinh Nhẫn, lại là tự hại bản mệnh nên gọi là Dương Nhẫn trở ngược giáo, nếu Nhâm Thìn luôn chắc chắn sinh vượng, ắt được miễn trừ tai hoa trở giáo này.
Sát trọng thân khinh tức Nhâm Thủy quá mạnh, án chế làm Bính Hỏa mất sáng. Tuy vào mùa hè, vẫn có hiện tượng nước lạnh mênh mông, cần có Giáp Mộc. hoặc Mậu Thổ cứu giúp. Hai trường hợp (1) và (2) nói về Bính Hỏa tháng năm, còn trường hợp (3) nói chung cho cả ba tháng mùa hè.
Bính Hỏa tháng tư, kiến Loc tại cung Tỵ, sức nóng làm khô quẻ Ly, cần chuyên dùng Nhâm Thủy, để giảm uy thế của sức nóng, hoặc tác động cứu giúp, nếu không có Nhâm, gọi là Cô dương thất phụ (một dương đơn độc không giúp đỡ được), khó xuất hiện trong thanh quang, cần có Canh Kim, Nhâm Thủy mới được coi là nước có nguồn. Nếu Nhâm và Canh cùng xuất hiện trong Can, không có Mậu, Kỷ xuất hiện ở Can, gọi là sông biển mênh mông, mặt trời phản chiếu rộng rãi, ánh sáng rực rỡ, đó là hiện tượng của văn minh. Nếu mệnh thuộc cách cục này không những khoa giáp lỗi lạc, mà còn được vinh phong hiển hách, nếu không được thế, ắt do phần mộ tổ tiên chôn nơi phong thủy không tốt.
Bính Hỏa là lửa mặt trời, không sợ Thủy khắc chế, huống chi sinh vào tháng tư, là lúc Hỏa vượng nắm quyền, tính chất nóng và bốc cao (viêm thượng) nếu không được Nhâm Thủy giải tỏa sức nóng, không thể gọi là được củu giúp. Bính Hỏa không có Nhâm Thủy, không thể có hiện tượng ánh sáng phản chiếu lung linh. Nhưng Nhâm Thuy ở vào cung Ty là tuyệt địa, nếu không được Canh Kim khơi nguồn nước, nước không nguồn dễ bị cạn kiệt, ne nếu có Nhâm và Canh cùng xuất hiện trong Can không Mậu Thổ khắc chế, chắc chắn số mệnh quý hiển. Nếu Nhêm và Canh xuất hiện ở Can, còn trong Chi có Thân càng tốt hơn nữa.
Nếu Mậu Thổ không có Nhâm năm trong Can (tức Bát tự không có Mậu chỉ có Nhâm) nên dùng Nhâm Thủy trong cung Thân. Nếu dùng Thủy trong cung Hợi e rằng bị Giáp tiết chế nên yếu sức. Nếu dùng Thủy trong cung Thân là mệnh khoa giáp, còn nếu là Thủy của cung Hợi, chẳng qua là mệnh Sinh viên, Năng sĩ, phú và quý đều ít.
Dùng Nhâm Thủy trong cung Hợi làm Dụng Thần không tốt bằng Nhâm Thủy trong cung Thân đã được tóm tắt rõ ràng, vì sợ rằng Giáp sẽ làm yếu Nhâm Thủy trong cung Hợi, vào mùa hè Thổ theo Hỏa mà vượng, nước ít dễ bị cạn kiệt. Trong cung Hợi tuy có Giáp Mộc phá Thổ, nhưng vì Mộc trường sinh trong cung Hợi, nên lực lượng khá yếu, không đủ sức khắc chế được Thổ, không bằng được Canh Kim trong cung Thân đang đắc lộc, sẽ tiết chế được Thổ và sinh ra Thủy, vì vậy người Bát tự có Nhâm Thủy trong cung Thân sẽ có mệnh khoa giáp. Còn dùng Nhâm Thủy trong cung Hợi, chẳng qua số mệnh chỉ là Sinh viên hoặc Năng sĩ (xem chú thích).
Nếu không có Nhâm Thủy, có thể tạm lấy Quý Thủy làm Dụng Thần. Canh và Quý cùng xuất hiện trong Can, tuy không quý nhưng rất giàu, cũng là số mệnh người nhiều mưu khéo nói, xuất chúng siêu quần.
Quý Thủy và Nhâm Thủy có cùng công dụng, chỉ khác nhau ở chỗ mạnh yếu. Bính thuộc Dương hỏa, Nhâm thuộc Dương thủy, thể và dụng đều thuộc dương, tuy cùng là Ký te, nhưng thành công thì không nắng không mưa, cánh tượng khác nhau, không đủ tạo nên cao quý, đó chính là do sự khác biệt về tính chất.
Nếu Quý và Nhâm đều không có trong Bát tự là mệnh người vô dụng, vì không có nước ắt Hỏa viêm (lửa nóng), Thổ táo (đất khô), là số mệnh kẻ đi tu, không những nghèo hèn mà còn yểu mệnh. Nam và nữ đều thế.
Bính Hỏa tháng tư không thể thiếu Thủy, nếu dùng Thủy làm Dụng Thần, không thể thieu sự giúp đỡ của Kim , nếu không có cả Kim và Thủy lại không có Mộc tạo thành cách cục viêm thượng (lửa nóng bốc nếu không có cả Giáp Mộc, Hóa tuy mạnh nhưng không có chỗ dựa, là số mệnh kẻ cô độc, nghèo khổ, yểu mệnh .
Nếu Bát tự chỉ toàn Canh Kim, không thấy Tỉ Kiếp thì có phú mà không có quý, nếu thêm có Hỏa xuất hiện là số mệnh nghèo khổ.
Đó là trường hợp Bát tự có Kim không có Thủy, tên cách cục là Hỏa trưởng Hạ thiên Kim điệp điệp (Hỏa trone mùa hè quá nhiều Kim). Thân và Tài đều vượng, nên ắt là mệnh cự phú, nhưng tốt nhất phải có đất ướt (Tháp Thổ) để giúp khắc chế Hỏa, bảo vệ Kim.
Nếu sinh vào ngày Bính Ngọ lại có nhiều Nhâm trong Can Chi, Tứ trụ, không thấy có Mậu khắc chế, gọi là cách cục Dương Nhẫn sát trọng, là mệnh của kẻ du côn. Nếu Chi hợp thành Thủy cục, có một hoặc hai Nhâm xuất hiện trong Can, không có một Mậu khắc chế, là số mệnh quân trộm cướp; nếu thấy có Kỷ Thổ trong trường hợp này, là số mệnh kẻ thất phu, tham tài của.
Đó là nói về trường hợp Bát tự có Sát và Nhân đeu vượng, Bính Hỏa trong tháng tư, Nguyệt lệnh kiến Lộc nếu trong Bát tự thấy Bính Ngọ nơi Nhật can, Dương Nhẫn quá vượng, Tứ trụ nhiều Nhâm nữa thì Thất Sát trùng điệp, , đó là cách cục Sát Nhẫn, nếu một Sát và Nhẫn khắc chế lẫn nhau, là số mệnh người có uy quyền; nếu có hai đến ba lớp Sát, hoặc hai ba lớp Nhân, là số mệnh kẻ hung bao, nhưng nếu có Mậu Thổ khắc chế Sát lại là số mệnh cao quý. Còn Kỷ Thổ không thế ngăn dòng của Thủy, đương nhiên sẽ làm Nhâm Thủy vấn đục, nên nói là số mệnh kẻ thất phu hạ tiện. Nếu cách cục là Sát Nhẫn thì không thể dùng Ấn trong tháng tư và năm, vì lúc này Hỏa đang mạnh, nếu có Giáp Mộc hóa Sát và trợ giúp Nhẫn, biến thành tại họa nên cách cục Dương Nhẫn trở ngược giáo làm phản.
Nếu dùng Nhâm Thủy thì Kim là vợ, Thủy là con.
Bính Hỏa tháng tư, trừ phi dùng Nhâm Thủy, khó có mệnh cao quý, cho nên xác định chuyên lấy Nhâm làm Dụng Thần.