Tháng sáu, khí thế của Hỏa dần suy yếu, khí Tam phục quay lại sinh lạnh, Kỷ Thổ càng làm giảm khí thế của Hỏa, cần lầy Nhâm làm Dụng Thần và có Canh hỗ trợ.
Tháng sáu, lửa vẫn nóng, đất vẫn khô, trước tiết Đại Thử nên suy đoán như Bính Hỏa tháng năm, sau tiết Đại Thử, Kim Thủy tiến khí, Tam phục sinh hàn, nếu dùng Nhâm ắt phải lấy Canh Kim hỗ trợ, vì Kỷ Thổ đang lúc vượng, và còn nguyên nhân vì Kỷ Thổ làm giảm khí thế của Hỏa, nên Bính Hỏa yếu bớt. Tuy nhiên, dùng Canh Nhâm, Hỷ thần của vận khí ở đất sinh vượng phía Đông Nam, nếu vận ở Tây Bắc sẽ bất lợi, nhưng nếu cách cục ban đầu là sinh vượng lại có khác.
Canh và Nhâm cùng xuất hiện trong Can, bám theo nhau tương sinh, có thể gọi là mệnh của khoa giáp danh hoạn. Nếu không có Canh bám theo Nhâm, có Nhâm " khoa giáp: vào thời Hán và Đường có hai khoa thi chọn hiền tài là khoa Giáp và khoa Ất, đến thời Minh và Thanh cũng gọi những người đậu tiến sĩ hay cử nhân là khoa giáp; danh hoạn: quan lại hiền lương [tài năng, lương thiện không có Mậu, là mệnh Tú tài hoặc ít nhiễu giàu có, nếu có Mậu khắc chế Nhâm chẳng qua là mệnh của người giỏi trong một vùng, kẻ hiền của một xứ mà thôi. Nếu Kỷ Thế xuất hiện nơi Can sẽ làm vấn đục Nhâm Thủy, là số mệnh của kẻ phàm phu tục tử. Nếu có Nhâm Thủy tại Chi, Kỳ Thổ xuất Can, là số kẻ nghèo khổ. Nếu không có Nhâm là thuộc Hạ cách (cách cục xấu) số mệnh của kẻ không chỉ hèn hạ còn thêm ngoan cố, nam hay nữ đều thế. Nếu có Nhâm làm Dụng Thần, Kim là vợ, Thủy là con.
Nếu Canh và Nhâm cùng xuất hiện trong Can, là cách cục tốt (Thượng cách), phú quý vẹn toàn. Nếu có Nhâm không có Canh, là Nhâm Thủy không nguồn, phú và quý đều ít; nếu Nhâm Thủy không có Canh, lại có Mậu Thổ xuất hiện khắc chế Nhâm Thủy, số do hoàn cảnh trói buộc, khó mong phát triển, nên chỉ là người hiền trong làng mà thôi, nhưng nếu có Kỷ Thổ, lại không thể khắc chế Thủy, còn làm nước bị vẩn đục, Thủy Thổ hỗn tạp ắt là số kẻ phàm phu tục tử, nếu không phải Nhâm Thủy là số mệnh kẻ ngu si ngoan cố và hạ tiện.
Nếu trong Can chỉ toàn Bính Hỏa, Can và Chi đều có Canh Nhâm, gọi là Dương cực sinh Âm (hết Dương tới Âm), số mệnh của khoa giáp đại thần.
Tóm lại, vào tháng sáu, Bính Hỏa bị Kỷ Thổ tiết chế khí thế, cần có Canh, Nhâm cùng xuất hiện trong Can mới cao quý và cũng nên có Ân, Tî trợ giúp. Hỷ thần của vận khí ở Đông Nam; nếu trong Can chỉ toàn Bính Hỏa, tuy cả hai trường hợp đều lấy Canh, Nhâm làm Dụng Thân mới cao quý, nhưng công dụng khác nhau.
Kết cục, Bính Hỏa tháng sáu, lấy Nhâm làm Dụng Thần, khác với cách lấy Nhâm làm Dụng Thần của các tháng còn lại, nên nếu vận khí ở Đông Nam, là nhà giàu ngàn vàng; nếu vận khí ở Tây Bắc lại nghèo khó vô duyên, còn các tháng khác lấy Nhâm làm Dụng Thần, có vận khí Hỷ thần ở Tây Bắc.
Trên đây là những điểm khác nhau trong việc dùng Nhậm làm Dụng Thân trong tháng sáu và các tháng khác. Tháng sáu, Tam phục sinh hàn, Kỷ Thổ tiết khí, Bính Hỏa dần suy yếu. Đế được cao quý, không thể không phối hợp với Canh, còn vận khí lại có Hỷ thần ở sinh vượng phía Đông Nam, nên khác với cách lấy Nhâm làm Dụng Thần của các tháng còn lại. Nếu cách cục ban đầu có nhiều Ấn, Ti, Bính Hỏa sẽ được sinh vượng, tức nếu cách cục ban đầu có nhiều Ân, Tỉ, Bính Hỏa tháng sáu lấy Nhâm làm Dụng Thần, có vận khí vẫn ở phía Tây Bắc.