Đinh Hỏa tháng Giêng, là lúc Giáp Mộc đương quyền, tức là mẹ đang vượng (vì Mộc sinh Hỏa nên gọi Mộc là me của Hỏa), trừ phi có Canh mới có thể phá Giáp và dẫn hóa Đinh, nên trước tiên phải dùng Canh, thứ đến mới dùng Nhâm.
Đinh Hỏa không tách rời Giáp Mộc, nếu không có Giáp, Đinh Hỏa mất chỗ dựa, Giáp Mộc không tách rời Canh Kim, không phải Canh không thể phá Giáp và dẫn hóa Đinh (không có Kim, Mộc và Hỏa không linh hoạt). Tháng Giêng trong cung Dần tự có Giáp Mộc, trước tiên phải dùng Canh, nhưng cũng không thể không có Thủy. Nếu không có Thủy, Mộc và Hỏa quá nóng, khí thế thieu trung hòa, nên lấy Canh, Nhâm, Tài, Quan làm Dụng thần.
Nếu Nhâm xuất hiện trong Can, sẽ hóa hợp với Mộc, từ yếu thành mạnh, người có số mệnh này là bạn với vua, nhưng không nên để Canh phá vỡ cách cục, nếu có Canh chỉ là mệnh Tú tài.
Đinh, Nhâm hóa Mộc, hỷ phùng Dần, nếu có tháng Dân giờ Dan trong Bát tự rất tốt, người hợp với mệnh nay, åt đại quý, nhưng nếu bị Canh Kim phá vỡ cách cục, chỉ còn Tài Quan làm Dung thần, nên chỉ là mệnh Nho sĩ. Đình Hỏa tháng Giêng, không tách rời Giáp, Canh, chi duy nhất có cách cục hóa Mộc là thích Giáp kị Canh, nếu có Canh không thể thành Hóa cách được.
Nếu Bát tự có Canh và Nhâm, Quý, thêm Kỷ xuất Can khắc chế, mệnh tuy không được khoa giáp cũng vẫn là Dị đồ ân phong..
Nếu dùng Trường hợp nếu thấy Canh không thể tạo thành cách cục hóa Mộc chỉ còn Tài Quan làm Dụng thần. Nếu dùng Tài sinh Quân kị gặp Mậu Thố Thương Quan, nếu the có Kỷ Thổ vẫn không dủ để khắc chế Nhâm, Quý chỉ còn cách dùng Thực thân sinh Tài, chuyến thành cách cục phú trung thủ quý (khi giàu có thì sẽ có sự cao quố) tức là những theo đường chính.
Nếu Bát tự chỉ có Nhâm, Quý, nếu không sinh vào giờ Dần lại không có Canh Kim, là số mệnh nghèo khó.
Như vậy có nghĩa, nếu Đinh Hỏa tháng Giêng gặp Nhâm, lại sinh vào giờ Dần, tháng Dân sẽ thành cách cục hóa Mộc, trong Hóa cách, Ân là Dụng thần, nên gộp luôn cả Quý, nếu thấy Canh Kim phá vỡ Hóa cách; nên dùng Tài Quan, nếu như không thành Hóa cách, lại không có Tài Quan làm Dụng thần, tất là số mệnh nghèo khổ.
Nếu Bát tự chỉ toàn Giáp Mộc, không có Canh Kim khắc chế, không nghèo khó cũng chết yểu. Nếu Bát tự có một Giáp lại có nhiều Ât Mộc, là kẻ bôn ba đất khách, nếu có cả Giáp và Ât sinh vào giờ Canh Tý, lấy vợ con rất sớm, và có mệnh Thái Cần (chỉ các học trò trường huyện của thời đại khoa cử xưa).
Giáp Mộc quá nhiều, Mộc thịnh Hỏa tắt, cần phải dùng Tài phá Ân, nếu không có Canh khắc chế Giáp Mộc là hiện tượng nghèo khổ, chết yểu. Nếu Bát tự có nhiều Ất Mộc, tức Kiêu Ấn quá vượng, không có Canh phá At, vợ con xấu, nếu sinh vào giờ Canh Tý, Canh Kim là sao Tài sẽ phá Kiêu Ấn, lập tức thấy Tý Thủy đầy cung, nen sớm có vợ con, nếu Thiên Quan không thấu, chỉ là mệnh Tú tài.
Nếu Bát tự gồm năm Đinh, tháng Nhâm, ngày Đinh, giờ Nhâm, nam mệnh giàu có, nhưng nữ mệnh không tốt. Cách cục này lấy Hóa là vợ, Thổ là con, nhưng con cái gian nan, nếu người nữ có mệnh này, là hình phu khác tử (khắc chồng khắc con), dâm đãng, hạ tiện.
Trường hợp Đinh, Nhâm không hóa hợp, tuy Thiên can có hai Đinh, hai Nhâm tương hợp, lại sinh vào giờ Dần, tháng Dần, nếu Nhật nguyên là Đinh Dậu, là Tài sinh, Quan vượng nên không thể luận theo Hóa cách, Trùng quan sẽ thành cách, cần có Thực thần khắc chế, nên dùng Thổ làm Dụng thần. Nếu mệnh người nam có Trùng quan (hai lớp Quan) không quý, nhưng nhờ Tài và Quan tương sinh, tượng trưng sáng lập cơ nghiệp, nên mệnh chuyển thành giàu có, còn số mệnh người nữ, Quan là ngôi sao chỉ về đường chồng con, có Trùng quan. Ngoài ra, Đinh, Nhâm tượng trưng cho dâm, dật, nên đoán là khắc chồng, dâm đãng, hạ tiện, cần có Thần Sát mới có thể thay đổi số mệnh, cách cục này lấy Thổ làm Dụng thần, lại gặp giờ sinh Nhâm Dân. Mộc vượng đất sụp, nên khó có con cái, hoặc hình khắc với con cái.
Bát tự nếu Chi hợp thành Hỏa cục, không có lấy một giọt nước giải trừ sức nóng, là số mệnh đi tu hoặc kẻ tầm thường, cô đơn nghèo khổ, nếu thấy có Thân xuất hiện tương đối tốt hơn.
Đinh Hỏa là ngọn lửa suy kiệt, không thể tạo thành cách cục viêm thượng (lửa nóng bốc cao), duy chỉ có phối với Canh, Nhâm mới dùng được, nếu có Thân xuất Can, giúp cho Đinh Hỏa được sinh vượng, vận khí ở phía Đông Nam, còn có thể được cao quý, tức tạo thành cách cục viêm thượng giả.
Tóm lại, Đinh không tách rời Giáp, Đinh thấy Giáp như con gặp lại mẹ. Đinh Hỏa mùa Thu hay Đông cũng thế, không thể tách rời Giáp, nhưng cũng không thể thiếu Thủy, nhưng Thủy không nên quá nhiều.
Tổng kết, Đinh Hỏa là ngọn lửa đang dần suy yếu. nếu không được sự trợ giúp của Mộc để sinh vượng thì không thể phát huy tác dụng của Hỏa, nên báo Đinh không tách rời Giáp. Nếu Đinh Hỏa gặp Ất Mộc, cả hai đều là khí suy kiệt, không thể sinh phù Đinh Hỏa tạo ra hiện tượng lửa sáng rực. Nếu Đinh Hỏa gặp Giáp, dù sinh vào mùa Thu hay Đông cũng không yếu ớt, sức mạnh của Đinh Hỏa, tuy không nóng hừng hực như Bính Hỏa, nhưng khi dùng vẫn không nên thiếu Thủy (nhưng không nên quá nhiều). Thủy và Hỏa có cái lợi cứu giúp lẫn nhau, nên Bính không tách rời Nhâm. Đinh Hỏa có Giáp Mộc làm chỗ dựa, nhưng cũng lấy Nhâm làm Dụng thần mới tốt.