Đinh Hỏa tháng sáu, Âm nhu ngày càng yếu, lại gặp lúc Tam phục sinh hàn, Đinh Hỏa vô cùng yếu ớt, nên chuyên dùng Giáp Mộc, rồi mới đến Nhâm Thủy.
Sau tiết Hạ Chí, Hỏa khí suy kiệt, cực thịnh rồi suy, là bản chất của Đinh Hỏa vào lúc này, tới tháng sáu khí the phát tiết ra hết, như cung đã giương hết mức; nếu sinh ra sau tiết Đại Thử, lúc Kim Thủy tiến khí, tam phục sinh hàn, Thổ vượng tiết chế Đinh, trừ phi dùng Giáp Mộc sinh trợ, nếu không không thể mạnh lên, nhưng như vậy Hóa nóng Thổ khô, không có Thủy thấm nhuẩn, Mộc khí khô héo, hoặc Hỏa đốt Mộc, cẩn dùng Nhâm Thủy trợ giúp.
Nếu Bát tự có Giáp xuất hiện ở Thiên can, Chi hợp thành Mộc cục, lại có Nhâm Thủy ở cung Hợi, Nhâm là Căn của Giáp sẽ dẫn hóa Đinh Hỏa; nếu có thêm Canh xuất hiện ở Can, ắt mệnh khoa giáp; Chi không hợp thành Mộc cục, nhưmg trong Chi có Nhâm Thủy sinh Giáp, tuy shi có mệnh Cống giám, Y khâm") nhưng tự mình vẫn có chí lớn ngút trời mây, không có Canh, không tốt.
Giáp Mộc trường sinh nơi cung Hợi, hội với tháng Mùi (tháng sáu) thành cục, Mộc được sinh vượng lại dẫn sinh Định Hỏa, nhưng nếu không có Canh Kim, khí thế của Nhâm Thủy trong cung Hợi hoàn toàn bị Mộc tiết chế, không đủ gọi là có mệnh cao quý, nên nếu muốn Đinh Hỏa chuyển yếu thành mạnh, cần phải có Hợi, Mùi hợp thành cách cục; nếu muốn Quan tinh của Nhâm Thủy phát huy tác dụng, cần phải có Canh Kim, vì vào tháng Mùi (tháng sáu), Kỷ Thổ đương quyền, dù không xuất Can, cũng làm đục Nhâm Thủy; nếu không có Giáp, Đinh Hỏa bị tiết chế nên yếu ớt, không thể làm quan, không có Canh, Nhâm Thủy bị vẩn đục, không thể được số cao quý, nên cần chú trọng, không có Canh không tốt.
Nếu Chi hợp thành Mộc cục, thấy có Thủy xuất hiện trong Can, là tính chất của thấp Mộc (gỗ ướt), không thể dẫn hóa Đinh, nên mệnh tầm thường, nhưng có Giáp xuất hiện trong cũng có tài năng, cả hai trường hợp đều phải có Canh xuất hiện trong Can mới không bị tổn thương; nếu không có Giáp Mộc chỉ là mệnh giả danh giả lợi, tuy có thể sinh Tài, nhưng là số hèn nhát cố chấp.
Nếu Nhâm Thủy xuất Can ắt Hợi và Mùi hội thành Mộc cục, nhưng khó tránh việc thấp Mộc (gỗ ướt), không thế nhóm lửa, cần có Giáp, Canh cùng xuất hiện trong Can, để Giáp Mộc giúp dẫn hóa Đinh Hỏa, Canh Kim giúp sinh Nhâm Thủy mới là mệnh kẻ có tài năng, danh lợi; nếu không có Giáp Mộc, Kỳ Thổ làm vẩn đục Nhâm Thủy, chỉ còn cách dùng Canh Kim hóa hợp Kỷ Thổ, sinh Nhâm Thủy Quan tinh, Dụng thần ở Tài tinh của Cank Kim, nhưng mệnh yếu không thế nhận Tài, nên gọi là số hèn nhát cố chấp.
" Công giám: chỉ những người có tài học, có đạo đức, được Phủ, Châu, Huyện tiến cử lên kinh sư vào học trong Quốc tử giám trong chế độ thì cử thời Minh, Thanh;
Y khâm: (xem chú thích đầu sách)
Nếu Bát tự gồm: năm Đinh Mùi, tháng Đinh Mùi, ngày Định Mùi, giờ Đinh Mùi (xem bảng kèm sau), toàn bộ thuần Âm, là mệnh kẻ tầm thường vô dụng, dù sinh nơi nhà cao quý cũng khó thành danh, khó có sự nghiệp.
Nếu Bát tự gồm: “Nhâm Tý, Đinh Mùi, Đinh Tỵ, Đinh Mùi" (xem bảng kèm theo), Đinh nhiều làm Nhâm Thủy tản mác, cũng là số mệnh khiếp nhược vô dụng, vợ nắm quyền hành (sợ vợ).
Nếu Bát tự có giờ, ngày, tháng, năm sinh đều là Đinh Mùi, Tứ trụ thuần khiết, Thổ vương sẽ tiết chế làm yếu Đinh Hỏa, tuy Can Chi nhất khí (đồng loạt) cũng không tốt. Bát tự có năm sinh Nhậm Tý nói trên, ba Đinh tranh hợp với một Nhâm, làm phân tán Dụng thần của Nhâm
Thủy, Đinh dùng Nhâm là chồng, Nhâm xem Đinh là vợ, Ty và Mùi kẹp Ngọ lộc, Hỏa mạnh Thủy suy, tính chất Đinh Hỏa là Âm nhu, nên vợ nắm quyền.
Tóm lại, chỉ có một Quan tinh mà không bổ trợ nên không thể tạo lập sự nghiệp. Tài, Ấn
Nếu dùng Giáp, Thủy là vợ, Mộc là con.
Đinh Hỏa tháng sáu, chuyên dùng Giáp Mộc, trong tháng sáu Thổ vượng nắm quyền, nên Giáp Mộc quan trọng nhất, còn dùng Nhâm, dùng Quý tương tự như hai tháng tư và năm.
Tóm lại, Đinh Hỏa tháng sáu, chuyên dùng Giáp Mộc làm chính, Nhâm Thủy là thứ hai. Trong tháng tứ quý (bốn tháng cuối mùa) khó lấy Dụng thần nhất, trước tiết Đại Thử kiêm dùng Nhâm Thủy, giong tháng năm; sau tiết Đại Thử, Kim Thủy tiến khí nên chuyên dùng Giáp Mộc.