Đinh Hỏa tháng năm, gặp thời thấy lộc, không thể khinh suất dùng Giáp Mộc, gặp Nhâm xuất hiện trong Can, cách vị với Giáp Mộc, không tham hóa hợp với Đinh là người trung hiếu.
Đinh Hỏa không tách rời Giáp Mộc, vì bản tính suy kiệt của Đinh Hỏa vào thời điếm này, sinh vào tháng năm là lúc Hỏa vượng nắm quyền, không thể khinh suất dùng Giáp Mộc; nếu Nhâm Thủy cách vị sẽ không bị hóa hợp, thì dụng của Quan tinh được hiển lộ, nhưng Đinh Hỏa lại lưu luyến Nhâm hướng hợp, ngả theo Quan tinh. Phàm lấy Quan làm Dụng thần, phần lớn ở vị trí phò tá Dụng thần chính nhận lãnh sự phó thác quan trọng, trung thành với chức trách, nên từ Dụng thần có thể thấy được tính tình của người mang số mệnh đó.
Hoặc trong Bát tự Chi hợp thành Hỏa cục, nếu có Hỏa nơi Can, lại được Canh và Nhâm cùng xuất hiện ở Can, chắc chắn là số mệnh khoa giáp; nếu có Thổ xuất hiện ở Can, khắc chế Nhâm, là số mệnh tầm thường. Nhâm tàng ẩn nơi Chi, không phải số bạch Đinh (dân thường) nhưng phải có vận khí phía Tây Bắc mới có thể được phú quý. Nếu trong Chi không có Nhâm Thủy lại có một Quý xuất hiện ở Can, gọi là Độc sát đương quyền, sẽ được thành đạt, không mất phần được Ân phong.
Vì Nguyệt lệnh kiến lộc, chủ yếu phải dùng Nhâm, Quý để giải trừ sức nóng của Hỏa, nhưng vào tháng tư, tháng năm, Thủy rơi vào tuyệt địa; nếu Bát tự có Chi hợp thành Hỏa cục, sấy khô nước cuối cùng, cần có Canh Kim khơi nguồn cho Thủy, Nhâm tương sinh với Canh, nước sẽ cuồn cuộn chảy, dù Chi không hợp thành Hỏa cục, Nhâm Thủy vẫn cần có Kim sinh, mới không có nỗi lo khô kiệt, đó là lẽ đương nhiên; nếu không có Nhâm mà dùng Quý,diểm khác biệt là, nếu lấy Sát làm Dụng thẩn ất được vị trí lãnh tụ, chịu trách nhiệm gánh vác mọi việc nên không mất phần được An phong; hoặc nói “Đại quý giả dụng Sát bất dụng Quan" (kẻ đại quý có mệnh lấy Sát làm Dụng thần, không lấy Quan làm Dụng thần), nếu Nhâm, Quý tàng ẩn nơi Chi, cần có vận ở Tây Bắc giúp sức, cầu được phú quý.
Nếu thấy có Hợi, Mão, Mùi hội với Mộc sinh Hỏa, chỉ là nhân vật tầm thường, chẳng qua được sống sung túc; nếu vận số tốt, đến tuổi trung niên có thể được giàu có, nhưng sẽ hình khắc con cái, khó nhọc vẫn không được ích gì.
Khi dùng Nhâm, Quý, nếu thấy có Ấn thụ tiết chế khí thế của Thủy khắc Hỏa, mất tác dụng giải trừ sức nóng của Hỏa, nên rốt cuộc chỉ là kẻ tầm thường. Cách cục Mộc Hỏa tàng vượng thích hợp tiết chế khí thế của Hỏa, ví dụ Bát tự gồm: “Bính Tý, Giáp Ngọ, Đinh Mão, Nhâm Dần" (xem bảng kèm sau), Bát tự này Không Tài trong Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ), chỉ có một Quan không có trợ giúp, Thủy trong cung Nhâm Tý, khí thế bị lộc tiết chế, cách cục biến thành Tòng vượng, vận số ở cung Mậu, Tuất, Kỷ trong 15 năm, nhờ Thổ vượng tiết chế Hỏa nên đắc chí, nhưng vận số đến năm Tý bắt đầu có tai họa bất trắc. Sách “Đích thiên tủy" viết: “Cường chúng địch quả thể tại khứ kỳ quả" (một chống với đám đông, bỏ chạy là tốt nhất). Trong Bát tư trên Tý, Nhâm cô lẻ, từ bỏ có lẽ se tốt hơn (ở đây ý nói từ bỏ việc lấy Nhâm Thủy trong cung Tý làm Dụng thần) Mộc nhiều không có Kim, lại không theo cách cục hóa Mộc, chỉ còn cách lấy Thổ tiết chế Hỏa, đó là phương pháp bất đắc dĩ.
Hoặc Bát tự gồm: năm Bính Ngọ, tháng Giáp Ngọ, ngày Đinh Mùi, giờ Bính Ngọ (xem bảng kèm sau), cả Bát tự không có Thủy để giải cứu, nên là số mệnh tu hành cô độc; nhưng nếu Bát tự gồm: tháng Bính Ngọ, ngày Đinh Hợi, giờ Binh Ngọ thì nhờ có Thủy ở cung Hợi khắc chế Bính số mệnh không đến nỗi nghèo khó, cô độc; nếu năm sinh có Địa chi là Tý, thuộc người thanh quý, tuy không phải khoa giáp cũng được Y khâm không ít và lại nổi tiếng.
Bát tự nên có Bính Hỏa đoạt ánh lửa của Đinh Hỏa, cách cục hình thành cách cục viêm thượng, nhưng vận khí lại ở Tây Bắc, ngược với tính cách của Hỏa, nên là số mệnh tu hành, cô độc; nếu đổi thành tháng Bính Ngo, át. ahải sinh vào năm Đinh hoặc năm Nhâm; nếu sinh năm Đình, Nhâm Thủy ở cung Hợi đắc lộc, nên không đến nỗi nghèo khổ, cô độc; nếu Địa chi năm sinh là Tý, tất là năm Nhâm Tý, khi đó Thủy vượng lại thông với Căn (nguồn) tuy không có Canh Kim bổ trợ, cũng không đến nỗi khô can, nên Y khâm không ít, lại nổi tiếng.
Nếu Địa chi của Nhật can không có Hỏa cục, cần có Canh Kim phá Giáp, mới có cách cục Mộc Hỏa thông minh (củi lửa rực cháy), là mệnh đại phú quý; nếu Mộc ít Hỏa nhiều, lửa sẽ hỏa thiêu Mộc, không thể sáng rực trời xanh, vinh hoa không bền.
Hỏa cục không nhất thiết phải có Dần, Tuất như hai Bát tự trên, trong Chi có tới hai, ba Ngọ cũng là Hỏa cục; nếu không hợp thành Hỏa cục, nhưng Nhâm Thủy xuất hiện trong Can, cần có Tài, Ân bổ trợ; nếu có Nhâm, Giáp Mộc không đến nỗi bị tự thiêu, có Canh, Nhâm Thủy không đến nỗi khô cạn, dùng Giáp dẫn Đinh, dùng Canh sinh Nhâm, Thủy và Hỏa đều bị chặn nên sống đại phú quý, tương tự như trường hợp Đinh Hỏa tháng tư lấy Giáp Dụng thần; nếu không có Nhâm, Quý, Mộc bị Hỏa thiêu rụi, Đinh Hỏa không còn chỗ dựa, dù vẫn được vinh hoa nhưng không lâu bền.
Nếu tháng sinh ở cung Lộc, trong Chi đều là sinh vượng hợp thành cách cục, lại thêm có Hỏa xuất hiện ở Can, Đinh Hỏa không thể không mang tính chất viêm thượng, neu không được Thủy giải trừ sức nóng là mệnh mạnh inưng không có chỗ dưa, nên là số mệnh tu hành, cô độc, nghèo khổ; nếu là mệnh nữ ắt làm ni cô hoặc góa phụ, deu vận khí hành nơi phương Bắc, sẽ bị nguy hiểm.
Đinh Hỏa hòa tan, nếu không có Binh sē không mang tính chất viêm thượng, cần dùng Thủy giải nóng; nếu dùng Thủy, vận khí nên ở phía Tây Bắc; nếu thấy có Giáp, Bính sẽ tạo thành cách cục viêm thượng giả, vận khí lại thích hợp phía Đông Nam, kị Tây Bắc tương tự như cách cục viêm thượng ở phần trên; nếu thấy có Thủy, không bàn theo trường hợp này, cho nên Đinh Hỏa mùa Hạ, cố Dụng thần chính phải dùng Thủy giải trừ sức nóng (viêm)
Nếu Bát tự lấy Nhâm là Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con; nếu lấy Giáp là Dụng thẩn, Thủy là vợ, Mộc là con.
Đinh Hỏa tháng năm, đúng đắn nhất nên lấy Nhâm. Quý làm Dụng thần, nếu Nhâm, Quý quá vượng mới lấy Giáp Mộc làm Dụng thần, trường hợp này ngoại lệ.