Đinh Hỏa mùa Thu, khí Âm nhu suy thoái, chuyên dung Giáp Mộc, Kim đang lúc vượng nên nắm quyền, nhưng không gây thương tổn cho Đinh, nên vẫn nên dùng Canh Kim phá Giáp, dẫn Hỏa, lại mượn Bính Hỏa để sưởi ấm Kim, phơi khô Giáp, đừng sợ khí thế của Bính đoạt Đinh Phàm trường hợp hai Bính kẹp Đinh, chỉ kị các tháng mùa Hạ, các tháng khác không kị, nhưng cách cục này lúc tuổi trẻ khốn đốn, hình khắc, đến trung niên mới có thể phú quý, nhưng trong Chi phải có Thủy khắc chế Bính mới được.
Đinh Hỏa vào các tháng Thân, Dậu, Tuất (tháng 7, 8, 9) rơi vào đất Bệnh, Tử, Mộ nên khí Âm như suy thoái; nếu không có Giáp Mộc sinh trợ, không thể dùng được Tài Quan. Vào tháng 7, Canh Kim nắm quyền, Nhâm Thủy nhờ đó được trường sinh, chỉ cần Thủy không xuất hiện ở Can, Canh Kim không có lý do tổn thương Đinh Hỏa. Lúc này thời tiết vào Thu, khí hậu dần chuyển lạnh, để giúp điều hòa khí hậu, nên cần nhờ sự giúp đỡ của Bính Hỏa khắc chế Tài, bảo vệ Ân. Do không đoạt ánh sáng của Đinh Hỏa, nên Đinh Hỏa mùa Thu, lấy Giáp, Canh, Bính cùng xuất hiện ở Can làm số mệnh thượng thừa.
Tiếp theo xin nói rõ thêm trường hợp cách cục hai Bính kẹp Đinh. Vào mùa Hạ, là lúc Đinh Hỏa cực thịnh, nếu gặp Bính Hỏa sẽ tăng thêm sức mạnh, nên kị gặp Bính, còn các tháng khác, nếu Đinh Hỏa gặp Bính, Bính Hỏa sẽ giúp Đinh Hỏa mạnh thêm, nên Bính Hỏa là Hỷ thần, không phải Kị thần, số mệnh hình khắc khổ cực tuổi thiếu niên, nguyên nhân do Tỉ Kiếp tranh Tài; nếu sinh vào tháng bảy (tháng Thân) tự có khắc chế của Thủy. Do lúc này Thủy được trường sinh ở cung Thân, nhưng nếu sinh vào tháng tám hoặc chín, Địa chi nên có Thủy để khắc chế Bính, gọi là Quan Sát khắc chế Kiếp và bảo vệ Tài, có thể giữ cho số mệnh phú quý vào tuổi trung niên.
Vào mùa Thu, tuy cùng lúc dùng Giáp, Canh, Binh nhưng lại chia thành tốt và xấu. Vì Giáp, Bính tháng bảy, trong cung Thân có Canh (tức tháng bảy chỉ dùng Giáp, Binh vì trong cung Thân đã có Canh); tháng tám, Giáp, Canh, Bính đều dùng. Nếu vào tháng bảy và tám, không có Giáp Mộc, cũng có thể tạm lấy Ất Mộc, gọi là cỏ héo đốt đèn, nhưng cũng không thể tách rời việc dùng Bính để sưởi khô; tháng chín chuyên dùng Giáp, Canh. Tóm lại, Giáp không rời Canh, Ất không lìa Bính (tức nếu dùng Giáp phải có Canh, dùng Ất phải có Bính) lý do rất rõ ràng, cần nghiên cứu kỹ; nếu Bát tự thấy có Giáp, lại có Canh, Bính xuất hiện ở Can, ắt số mệnh khoa giáp, dù phong thổ bất cập cũng được mệnh Tuyển bạt; nếu không có Giáp dùng Ất, là mệnh ít phú và quý, đa số chỉ được phú không được quý, tuy mệnh sung túc.
Dùng Giáp không thể thiếu Canh, dùng Ất không thể thiếu Bính. Ất Mộc là cỏ ướt, nếu không có Bính Hỏa phơi khô không thể dẫn hóa Đinh Hỏa. Vào tháng chín, Mậu Thổ đang vượng sẽ che lấp mất ánh sáng của Hỏa, nên phải có Giáp Mộc khắc chế Mậu Thổ. Ất Mộc không đủ sức khắc chế nên vào tháng bảy và tám, nếu không có Giáp có thể dùng Ât Mộc, còn vào tháng chín, nhất định phải dùng Giáp Mộc, không dùng Ât Mộc, và vào tháng chín Binh Hỏa cũng không có chỗ phải dùng đến; vào tháng bảy và tám, Thiên Tài, Chính Tài nắm quyền, nếu dùng Giáp Mộc càng cần có Bính bảo vệ, Giáp Mộc mới phát huy được sức mạnh (đắc dụng); còn vào tháng chín, Thương Quan nắm quyền, Ấn có thể khắc chế Thương (Giáp Mộc tượng trưng cho Chính Ân), không lo Tài bị phá, đó cũng không cần dùng Bính Hỏa. Giáp không rời Canh, Ất không lìa Bính, lấy Canh Kim phá Giáp, mượn sức nóng của Bính sưởi ấm Canh Kim, phơi khô Giáp Mộc, đó là những phát minh mới, lý rất tinh vi, là yếu quyết trong việc doán mệnh.
Hoặc chỉ có một lớp Nhâm Thủy, lại thấy có nhiều Quý Thủy, phải dùng Mậu, Ký khắc chế, tự nhiên sẽ được phú quý, vẻ vang. Mùa Thu, Kim vượng, nắm quyển, nếu có Nhâm, Quý tức Quan và Sát xuất hiện tại Can (Nhâm thuộc Quan. Quý thuộc Sát) ắt Tài vượng (Kim thuộc Tài) che phủ Sát, cần phải có Mậu, Kỷ khắc chế, lại càng cần Giáp, Bính tức Ân và Kiếp (Giáp thuộc Ản, Bính thuộc Kiếp) trợ giúp để bản mệnh mạnh; nếu dùng Thương Quan khắc chế Sát, cũng gọi là Thượng cách (cách cục tốt).
Vào tháng bảy, nếu Bát tự chỉ toàn Canh Kim, gọi là Tài nhiều mệnh yếu, kẻ tôi tớ trong nhà giàu, phần nhiều do vợ nắm quyền; hoặc nếu nhiều Nhâm tiết chế Canh Kim, Đinh và Nhâm hóa Sát là người số đại phú; nếu có nhiều Canh, không có Nhâm là số mệnh bôn ba lưu lạc.
Vào tháng bảy, Canh Kim ở cung Lâm Quan, Nhâm Thủy được trường sinh (vì tháng bảy là tháng Thân, Thủy trường sinh trong cung Thân) có Thủy tiết chế khí thế của Canh Kim, nên tuy thấy Bát tự toàn Canh Kim nhưng lại không phải cách cục Tòng Tài, chỉ có thể luận tho cách cục Tài nhiều mệnh yếu, Tài tinh đang mạnh, nên là số sợ vợ, do vợ nắm quyền (vì Tài tinh tượng trưng cho cung Thê [vợ]. Tài tinh mạnh là có vợ hung dữ nên đoán người này sợ vợ, vợ nắm quyền); nếu Nhâm Thủy tiết chế Canh, lại có Đinh xuất Can hợp Nhâm, là cách cục Hóa mộc giúp thân, biến Kị thần thành Hỷ thần, nên số mệnh đại phú, cho nên Dụng thần là Tài, không phải Quan.