Mùa Đông, Đinh Hỏa yếu và lạnh, chuyên dùng Giáp và Canh. Canh vốn là bạn tốt của Giáp, lấy Giáp Mộc làm Dụng thần không thể thiếu Canh, không có Canh không thể phá vỡ Giáp, không có Giáp lấy gì dẫn hóa Đinh? Như vậy sao có thể gọi là Mộc Hỏa thông minh (củi lửa cháy sáng)? Đinh Hỏa mùa Đông, nếu có Giáp, dù Thủy nhiều Kim nhiều, vẫn có thể gọi là Thượng cách (cách cục tốt); nếu có thêm Canh nằm ở Thiên can, cũng là mệnh nho nhã phong lưu, nhưng nếu Bát tự có Kỷ không được như vậy, Kỷ nhiều hợp Giáp, là số mệnh tầm thường.
Giáp Mộc là mẹ của Đinh Hỏa (vì Mộc sinh Hỏa, nên gọi Mộc là mẹ, Hỏa là con). Sách Đích Thiên Tủy viết: "Nếu có mẹ sinh vào mùa thu hay mùa Đông đều tốt". Định Hỏa vào ba tháng mùa Đông, không tách rời Giáp Mộc, có Giáp, Đinh Hỏa mới có chỗ dựa, có Canh, Giáp Mộc mới có thế dân hóa Đinh, dùng Canh hỗ trợ Giáp. không phải dùng Canh làm Dụng thần. Đinh Hỏa mùa Đông có Giáp, không sợ nhiều Thủy, vì Ấn có thể hóa Sát (Giáp thuộc Ân, Thủy thuộc Sát), không sợ có Kim, do Canh Kim phá Giáp, nhờ đó Giáp Mộc có thể sinh Hỏa, nên nếu Canh và Giáp cùng nằm ở Can, ắt là cách cục tốt (Thượng cách). Nếu có Kỷ hợp Giáp, Giáp Mộc tình cảm hướng về Kỷ Thổ không sinh Đinh Hỏa, Dụng thần sẽ bị trói buộc, không thể phát huy được công dụng.
Nếu trong Can của Bát tự có một Bính đoạt Đinh, trong Thiên can có Bính (Bính Hỏa) sẽ đoạt mất ánh sáng Đinh Hỏa, vì Bính Hỏa là lửa mặt trời, rất mạnh; nếu có Bính, Đinh Hỏa không thể so sánh được, phải nhờ Thủy ở Chi để phá, thêm nếu Chi có Kim khơi nguồn nước cho Thủy ắt được quan cao nhiều trọng; nếu không có Kim và Thủy, là số mệnh vô dụng; hoặc nếu có Kim, không có Thủy, là mệnh nghèo khổ; nếu có Nhâm Thủy không có Kim, là mệnh thanh quý.
Đinh Hỏa có tính hòa tan ánh sáng, nếu có Bính Hỏa sẽ giúp cháy bùng lên, Hỷ thần và Dụng thần là Tài và Quan. Mùa Đông, trong các tháng đều có ẩn chưa Thủy, nên nếu Bát tự không có Kim, Thủy sẽ bị Thổ khắc chế; nếu Bát tự có Kim không có Thủy, Tỉ Kiếp đoạt Tài, là mệnh nghèo khó; nếu Bát tự có Thủy, không có Kim, Nhâm Thủy giúp phản chiếu Bính Hỏa, là số mệnh thanh cao.
Nếu trong giờ và tháng của Bát tự đều có Nhâm, là nhị Nhâm tranh hợp, cần dùng Mậu để phá; nên nếu Bát tự có Mậu còn có ít nhiều phú quý; nếu không có Mậu là số mệnh tầm thường; nếu Mậu ẩn tàng nơi Chi đắc vị, có thể cầu được Y khâm.
Trường hợp nhất Bính đoạt Đinh ở trước, tính chất. của Đinh Hỏa mùa Đông vốn đang suy thoái nên nếu có Binh trợ giúp khí thế sẽ chuyển thành mạnh, dùng Dụng thần là Thương Quan khắc chế Sát, nên cách cục không ở mức thượng thừa.
Nếu Bát tự có nhị Bính đoạt Đinh, có Quý xuất hiện nơi Can, trong Chi lại có hóa hợp, Kim và Thủy có chỗ dựa, nên là mệnh làm quan to từ Dị đồ trở lên, cách cục này rất ứng nghiệm, dù không có Quý xuất hiện ở Can, cũng là mệnh Tú tài giỏi.
Đoạn có nghĩa là Bát tự trên có cách cục Tài tư nhược Sát (Tài trợ giúp Sát yếu). Vào mùa Đông, Đinh Hỏa âm nhu, Sát tuy yếu vẫn có thể làm tổn hại Đinh, nếu Đinh được nhị Bính trợ giúp, khí thế chuyển sang mạnh, Quý Thủy không thể làm tổn hại, Sát sẽ hóa thành Quan.
Nếu vào giữa mùa Đông trong Bát tự có Kim mạnh, Thủy nhiều, hoàn toàn không có Tỉ , Ấn, hãy luận theo cách cục Khí mệnh tòng Sát, là mệnh đại quý. Nếu có Tỉ , Ân, cách cục bị phá, chỉ là số tầm thường, ít người thân. Nếu có Mậu xuất Can, phá Quý, là người nhiều anh em tốt, thân thích có thế lực, cách cục này lấy Mậu làm Dụng thần, Hỏa là vợ, Thổ là con.
Tháng mười, cung Hợi có Giáp Mộc, nếu Bát tự không có Mão và Mùi trong Chi hội thành cục, gỗ ướt không nhóm được lửa có thể luận theo Tòng cách, chỉ có điều không thuần khiết bằng tháng mười một. Nếu có Tỉ , Ấn, làm cách cục bị phá, tuy là Tòng cách, lại không phải Tòng cách. Sách cổ viết: “Giống như hóa Khí không thành cục, giống như An thụ không thành Ấn, phải dựa vào thế lực của người khác, là mệnh ở rể hoặc con nuôi". Nên gọi là cốt nhục phù vân (anh em như mây nổi), còn Bát tự có Mậu xuất Can phá Quý, tức dùng Mậu che Sát, Đinh Hỏa là lửa suy kiệt, nhưng cách cục ban đầu có Ti , Ấn, tương sinh nên không sợ suy nhược, nên có thể lấy Mậu làm Dụng thần, nếu dùng Mậu, Hỏa là vợ, Thổ là con.
Nếu Bát tự Bính Hỏa có quá nhiều trong Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh), nên dùng Quý để phá Bính; nếu lấy Quý làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con. Dùng Quý Thủy phá Hỏa, tương tự trường hợp nhị Bính đoạt Đinh nói trên, Tài là vợ, Quan, Sát là con.
Tóm lại, Đinh Hỏa ba tháng mùa Đông (tháng 10, 11, 12), Giáp Mộc là chính, Canh Kim hỗ trợ. Mậu và Quý tùy trường hợp cân nhắc tạm thời sử dụng. Nếu lấy Giáp làm Dụng thần, Thủy là vợ, Mộc là con, vợ hiền con thảo. Đinh Hỏa ba tháng mùa Đông, lấy Canh phá Giáp để dẫn Đinh là Dụng thần chính, nên vợ hiền con thảo; nếu Thủy vượng dùng Mậu, hoặc vượng dùng Thủy, đều tùy trường hợp, tùy bệnh cho thuốc; nên có bệnh mới dùng, tùy nghi cân nhắc sử dụng, không có phương pháp cố định.