Thể của Kim là Chí Âm (Âm nhất), nhưng bên trong hàm chứa tinh thần Chí Dương (Dương nhất), vốn là tính chất của cứng rắn (kiên cương), nên Kim khác với các vật thể khác. Nếu Kim chỉ mang tính chất Âm không cứng rắn, cũng sẽ như băng tuyết, gặp Hỏa liền tan chảy.
Tổng luận về tính chất của Kim, tức nói về tính chất của Kim trong một năm. Mộc và Hỏa là Dương, Kim và Thủy là Âm, nên nói về Thể của Kim Chí Âm, nhưng với khí thế se sắt sắc sảo (túc sát) của mùa Thu, không vật nào có thể chịu đựng nổi; nếu không mang tính chất Dương cương, Kim làm sao phá vỡ và kềm nén vạn vật (Thôi ức vạn vật), nên Ngũ hành có tính chất cứng rắn đặc biệt nhất, chính là Canh Kim. Sách “Đích Thiên Tuy" viết: Canh Kim mang Sát khí, vô cùng cứng rắn, duy nhất Canh Kim có vẻ ngoài tính Âm, bên trong tính Dương; nên Canh Kim có công dụng Cương kiện túc sát (cứng rắn nhưng tàn tạ xơ xác). Còn Ngũ hành khác chỉ mang tính Âm, không có sự cứng rắn, là Tân Kim đó, nên Tân Kim mà gặp Hỏa liền tan chảy, vì vậy Bính Hỏa tương hợp với Tân Kim sẽ hóa thành Thủy.
Không có Hỏa tôi luyện Kim, Kim không thể trở thành khó khăn; nếu Kim yếu Hỏa mạnh sẽ bị nung chảy tiêu vong. Nên cách cục tốt đẹp nhất là Kim và Hỏa đều manh Kim và Hỏa vẹn toàn, gọi là cách cục “Chú ấn" (đúc ấn Nếu phạm vào Sửu (tức Kim, Hỏa mạnh, Địa chi của Bát tự có Sửu hoặc tháng Sửu), gọi là “khuôn đúc ấn tổn hair (tổn mô); Kim và Hỏa có nhiều trong Bát tự, tên gọi là "Thừa Hiên", nhưng sẽ bất lợi nếu ở cung Tử, Suy. Mo. Hỏa luyện Kim có mệnh thành đạt sớm nhưng thất bai cũng nhanh; nếu Bát tự toàn Kim gặp Thủy, phải gặp người quý hiển mới thành đạt. Kim có thể sinh Thủy, nhưng nếu Thủy vượng sẽ nhấn chìm Kim. Thổ có thể sinh Kim nhưng nếu Kim nhiều Thổ hèn kém (đất xấu), vì vậy Bát tự có Kim, không có Thủy, Kim sẽ khô cạn, nhưng Thủy mạnh lại số mệnh trầm luân (sa ngã) vô dụng. Bát tự có Kim không có Thổ, tử tuyệt, nhưng Thổ mạnh là số mệnh khó thành đạt; nếu có hai Kim, hai Mộc, giàu có; nếu Bát tự chỉ có một Kim sinh ba Thủy, sức Kim yếu khó gánh vác nhiệm vụ; nếu một Kim ba Mộc là số mệnh ngu độn tự gây tổn hại. Kim được luyện thành Hỏa sẽ diệt (tắt lửa) nên khi Kim chưa luyện thành công cụ phải có Hỏa, nhưng nếu Kim đã luyện thành công cụ không cần Hỏa nữa. Vì vậy nếu Kim ở cung Thân, Dậu, Ty, Sửu có thể gọi “Kim đã luyện thành" vận số nên ở Tây Bắc, nếu ở phương Nam (Hỏa) bất lợi.
Nói về Canh Kim, trong các Dụng thần Hỏa, Thổ, Mộc, Thủy, Canh Kim có Đinh Hỏa là Hỷ thần; Tân Kim có Quý Thủy là Hỷ thần. Canh Kim mang tính cứng rằn, nếu không có Hỏa tôi luyện không thể thành vật dụng, nên Hỏa là Dụng thần quan trọng nhất của Canh Kim. Nếu Kim mạnh Hỏa yếu, Hỏa không đủ sức tôi luyện Kim; nhưng nếu Hỏa mạnh Kim yếu, Kim bị nung đốt tan chảy nên Hỏa và Kim cân bằng nhau, mới cao quý. Hỏa và Kim cân bằng nhau, gọi là cách cục “Chú ấn" (đúc ấn). Nếu thấy có Sửu, Kim rơi vào cung Mộ, sức mạnh của Kim và Hỏa mất cân bằng, gọi là "khuôn đúc ấn tổn hại" (tổn mô): Kim và Hỏa cùng mạnh, gọi là cách cục “Thừa Hiên". Nếu rơi vào đất Tử, Tuyệt bất lợi. Nếu Kim rơi vào cung Tử, Suy, Hoa sẽ quá mạnh. Nếu Hỏa rơi vào cung Tử, Suy, Kim quá mạnh. Cả hai trường hợp đều không tạo được cân bằng. Trường hợp cách cục Mộc Hỏa luyện Kim tức lấy Tài Quan làm Dụng thần, Hỏa được Mộc sinh, Kim vượng lấy Quan làm Dụng thần, bước tiến của mệnh Kim nhanh chóng hơn (thành đạt sớm) nhưng nếu hết vận may thì rất nguy hiếm nên gọi là thất bại cũng nhanh chóng. Kim và Hỏa dừng lại ở số hai là tốt đẹp nhất, nên Bát tự có hai Kim hai Hỏa là cách cục tối thượng; trường hợp Kim được luyện thành ắt Hỏa diệt. Khi Kim tới cung Thân Dậu (tháng bảy, tháng tám) gọi là “luyện thành". Hỏa tới cung Thân, Dậu rơi vào đất Bệnh và Tử. Nên suy luận về cách cục, nếu cách cục thông thường Kim thích lấy Hỏa làm Dụng thần, nhưng biến cục chuyển thành vượng, gọi là “Tòng cách", không nên có Hỏa, vận may có Hỷ thần ở Tây Bắc, Kỵ thần ở Đông Nam. Trường hợp Kim đã luyện thành vật dụng, tức Địa chi tụ Phương cục hình thành Biến cục. Các loại cách cục "Chú ấn", “Thừa Hiên", ví dụ với mệnh có quyền lực, địa vị quý hiển. Canh Kim thích dùng Đinh Hoa làm Dụng thần, vì Bát tự nếu thấy có Quan tinh là mệnh cao quý. Nếu Kim gặp Thủy tạo thành cách cục “Thưc Thần Thương Quan", còn gọi là thuần Kim, tức Tân Kim, Hỷ thần là Thực Thương sinh Tài, nên phú hiển doanh dư. Nhưng nếu Kim mạnh gặp nuy khí thế của Kìm bị tiết chế hết, trở thành trầm luân vô dụng, nên mệnh Kim sinh vào mùa Đông, lúc Thủy vượng, Bát tự lại thấy có Thủy nhiều, hình thành cách cục “Kim Thủy Thương Quan" số mệnh không thể ca. quý. Kim gặp Thổ thành Ấn, nhưng Thổ it và được thấ nhuẩn có thể sinh Kim; nếu Thổ nhiều khô nóng lại chân vùi Kim. Kim gặp Mộc là Tài, bản mệnh mạnh có thá gánh vác được Tài, ắt số mệnh phú quý; bản mệnh yếu Tài nhiều, bị Tài vây khổn, nên Bát tự có hai Kim hai Mộc, sức mạnh hai bên tương đương nhau, Tài được thỏa mãn. Nếu Bát tự có một Kim ba Mộc, Mộc mạnh cứng Kim yếu và thiếu, là số ngu độn tự làm tổn hại bản thân.
Kim mùa Xuân lúc hơi lạnh chưa dứt, rất quý nếu được Hỏa khí sưởi ấm, Kim mùa Xuân tính chất nhu nhược, phải cần Thổ nhiều bổ trợ.
Kim là Ngũ hành tượng trưng cho tàn tạ của mùa Thu, nếu vào mùa Xuân, khí Dương trở về khắp đất trời, không còn tồn tại vẻ xơ xác tàn tạ; nếu Kim tháng Giêng rơi vào Tuyệt địa, còn trong tháng hai, tháng ba, thời điểm Thai và Dưỡng ấp ủ, vẻ ngoài của Kim gần như không còn công dụng. Tính chất của Kim lúc này yếu ớt, đó chính là Thể của Kim trong mùa Xuân; nếu suy luận về Dụng thần của Kim lúc này rất cần được Hỏa sưởi ấm, nhờ sức nóng của Hỏa giải trừ hơi lạnh cho Kim chứ không phải lấy Hỏa khắc Kim. Kim được ấm áp và thấm nhuần mới trở thành có ích. Dùng Hỏa cũng cần dùng cả Thổ, nếu không có Hỏa, Thổ lạnh, không thể nuôi dưỡng Kim; nếu không có Thổ Hỏa quá nóng, lại khắc Kim, đó chính là cách lấy Dụng thần của Kim vào đầu mùa Xuân. Vào tháng hai, tháng ba, khí Dương dần mạnh nên dùng thấp Thổ (đất ẩm ướt) sinh Kim, chỉ nên có ít Hoa giúp sưởi ấm; nếu Hỏa sinh vượng không có Thủy quá nóng khô, vào thời điểm này Thổ của Kim yếu ớt, không thể chịu được sức tôi luyện của Hỏa.
Nói chung, Kim vào mùa Xuân không thể không có Thổ, nhưng nếu Thổ nhiều lại có nỗi lo chôn vùi Kim, lúc này cần có Hỏa, nhưng Hỏa mạnh quá lại sợ nếu Kim tan chảy nên cần Thổ dày bổ trợ, vì vào mùa Xuân, lúc Mộc dang vưong, Thố khí tản mác, không dày (nhiều) không có công dụng trợ giúp cho Kim được.
Trường hợp Bát tự có Thủy mạnh, Kim khó phát huy tính sắc bén. Nếu Mộc vượng, Kim tổn hao sức lực, sợ bị mài mòn. Nếu Kim có Tỉ Kiếp trợ giúp, nâng do nhau tốt nhất, nhưng nếu có Tỉ không có Hỏa, Kim không có được tính sắc bén cũng không tốt. Thủy là Thực Thương của Kim, trong mùa Xuân Kim yếu ớt, làm sao kham nổi khí thế bị tiết chế. Vào đầu Xuân khí lạnh tàn dư chưa dứt, nếu Thủy mạnh càng làm tăng thêm lạnh lẽo của Kim; Mộc là Tài của Kim, mùa Xuân Mộc vượng, dang nắm quyền, Kim yếu ớt làm sao chế phục được Mộc? Ngưoc lại, chắc chắn bị Mộc vây khốn, nên vào mùa Xuân, mệnh Kim nếu Bát tự thấy Thủy mạnh, Mộc vượng duy chỉ có Tỉ Kiếp giúp phò trợ mới có thể giải nguy cho Kim; nhưng nếu có Tỉ Kiếp không có Hoa, sợ Kim bị cùn nhụt không còn linh hoạt, cần có Hỏa tương chế làm Dụng thần.
Tóm lại, do Thổ của Kim cứmg rắn, dụng của Kim sắc bén, sinh vào mùa Xuân lúc Kim không gặp thời, mất đi công dụng vốn có, hoàn toàn phải dựa vào sức phò trợ, nên mệnh Kim vào mùa Xuân muốn có sự phối hợp trung hòa, quả thật không dễ.
Kim mùa Hạ, rất yếu ớt, hình dang và tính chất chưa phát triển, lại rơi vào cung Tử, Tuyệt.
Kim sinh trong cung Ty, tháng tư, tháng năm, tháng eau la những cung Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đái, vẫn rất yếu ớt, vì giữa Hỏa và Kim (mùa Hạ và mùa Thu). ngăn cách bởi Thổ, Thổ vượng trong cung Hỏa, nên tíni chất Thổ khô nóng, không thể sinh Kim, thế nên dù k. sinh trong cung Ty, nhưng thực chất hình dạng và tính chất chưa đầy đủ, so với Kim mùa Xuân vẫn là yếu ha nhiều, đó chính là Thể tính Kim mùa Hạ. Nếu Địa chi cử năm, ngày, giờ sinh trong Bát tự lại ở vào cung Tử, Tuyêt càng không thể thành lập, phát huy công dụng.
Bát tự mệnh Kim mùa Hạ, không sợ Hoa nhiều, gặp Thủy mạnh càng tốt; nếu có Mộc tạo thành cách cục “Trơ Quỷ thương Thân" nếu có Kim càng được nâng đỡ mạnh thêm lên, gặp Thổ ít (mỏng) Kim có công dụng nhất, nên Thổ nhiều (dày) Kim bị chôn vùi.
Thể tính của Kim mùa Hạ mềm yếu, vì sao gặp Hỏa nhiều không sợ, do vào tháng Ty (tháng tư), tháng Ngọ (tháng năm), tháng Mùi (tháng sáu) là những cung ngầm tàng ẩn Thổ. Thổ tàng ẩn tuy không thể sinh Kim, nhưng có Thổ ngăn cách, Hỏa cũng không thể làm Kim tan chảy. Kim lúc này rất thích hợp có Thủy, có thể giúp chế phục Hỏa, thấm nhuần Thổ sinh Kim, nhưng nếu có Mộc, sẽ phá Thổ, trợ giúp cho Hỏa khắc chế Kim. Hỏa tượng trưng Quan tinh của Kim, nhưng nếu khắc chế Kim, lại là Quỷ, tức Sát tinh. Mùa Hạ, tính chất của Kim mềm yếu, rất cần Hỷ thần là Thổ sinh trợ, nhưng Kim mùa Hạ ở cung Tử, Tuyệt, rất sợ bị đất phủ trùm; nếu Thổ nhiều sẽ chốn. vùi Kim. Mùa Hạ có Hỷ thần là Thổ, nhưng chỉ nên 1 Thổ, nhưng lại cần có Thủy thấm nhuần. Thổ nhuần sinh Kim, vô cùng thích hợp. Kim mùa Hạ thích có Thủy thâm nhuần, càng cần có Tỉ Kiếp, vì Thủy mùa Hạ rơi vào Tuyêt địa, Hỏa nóng Thổ khô, Thủy không có nguồn dễ bị cạu kiệt, cần có Kim giúp sinh Thủy, như vậy nước mới cuốn cuộn chảy không dứt, lúc đó không những Thủy mang ích giúp nâng đo Kim mà còn chế phục được Hỏa, thấm nhuần Thổ.
Kim mùa Thu, đúng lúc đương quyền, đắc lệnh.
Khi Thu tàn tạ, là lúc Kim thần đương quyền, đắc lệnh. Lúc này, tính chất của Kim rất cứng rắn, ngoài Âm nội Dương, khác biệt với tất cả Ngũ hành còn lại. Lúc này tất cả vạn vật gặp Kim đều bị phá hủy, đó chính là Thể tính Kim trong mùa Thu.
Mùa Thu, nếu Kim được Hỏa tôi luyện, sẽ thành nguyên liệu đúc thành chuông, đỉnh. Nhưng nếu Thổ nhiều vun bồi cho Kim, ngược lại chỉ chuốc lấy khí ngoan trọc (đục cứng). Nếu Kim gặp Thủy, tinh thần càng đẹp đẽ; nếu Kim gặp Mộc, Kim thể hiện uy thế gọt giũa Mộc; Kim gặp Kim trợ giúp càng cứng rắn, nhưng quá cứng dễ gãy, khí thế cao càng vượng, vượng đến cực điểm sẽ tan rã. Mùa Thu, Kim cứng rắn và sắc bén nhất, nếu được Hỏa tôi luyện, Kim trở thành nguyên liệu đúc thành chuông, đỉnh. Kim mùa Thu, đúng lúc đương quyền, đắc lệnh, có Ản thụ tương sinh, Thổ nhiều bồi dưỡng Kim, tăng thêm khí ngoan trọc nên Kim trong mùa Thu lấy Quan Sát làm Dụng thần, thích có Tài tương sinh, không nên lấy Án bổ trợ, tức lấy sự tổn hại để được lợi ích (ở đây nói về Canh Kim). Kim mạnh gặp Thủy mới có thể làm nhụt nhuệ khí sắc bén của Kim, khí thế mạnh mẽ của Kim được tiết chế, Kim thanh Thủy tú (Kim sạch Thủy dẹp) càng hiện lộ tinh thần Kim, tạo thành cách cục “Kim Thủy Thương Quan" (ở đây nói về Tân Kim). Mộc đến mùa Thu tàn héo, dùng Kim manh khắc chế tử Mộc (cây neo) dễ như trở bàn tay, tùy ý hiển lộ uy phong. Mộc tượng trưng cho Tài tinh của Kim. Nếu lấy Thủy vun bồi Mộc, Kim mạnh có thể gánh vác Tài, gọi là cách cục “Thu Thần sinh Tài" là những cách cục tốt. Kim mùa Thu vự đến cực điểm, nếu Bát tự lại có Kim trợ giúp nữa, khí thá mạnh, Kim trở nên quá vưong quá cứng, nếu không g Hỏa khắc chế, hoặc có Thủy tiết chế, dân đến nguy ca quá đầy gay ra tổn hại, quá cứng sẽ gây, vượng đến cư điểm liền tan rã, đó là tất yếu.
Kim vào mùa Đông, hình dáng tính chất đều lạnh lẽo.
Kim mùa Đông, khí vượng đã qua, bị tiết chế nên trở thành yếu ớt, đó là hình dáng tính chất của Kim. Tính chất của Thủy vốn lạnh, vào giữa mùa Đông tương hợp với khí hậu của mùa Đông lạnh buốt, tính chất của Thủy càng trở nên lạnh lùng tàn nhẫn, đó là Thể tính của Kim mùa Đông.
Kim mùa Đông, nếu Mộc nhiều, Kim khó phát huy công dụng trau chuốt mài giũa. Nếu Thủy thịnh, Kim khó tránh tai họa chìm đắm. Thổ có thể khắc chế Thủy, thế của Kim vốn không lạnh, nếu có Hỏa trợ giúp Thổ, mẹ con vuông tròn, Hỷ thần là Tỉ Kiên, Kim mùa Đông, khí thế suy bại, cần có Quan, Ấn nâng đỡ, được giữ ấm và nuôi dưỡng, có lợi ích cho Kim. Mùa Đông, Thủy vượng nắm quyền, khí thế của Kim ngầm bị tiết chế. Kim suy yếu không thể khắc chế Mộc. Nếu Bát tự có nhiều Mộc, Kim không thể phát huy kha năng gọt giũa Mộc, nên không thể lấy Tài làm Dụng than trong trường hợp này.
Mùa Đông, Thủy là vượng khí của thời lệnh, Kim gặp Thủy tức chân Thương Quan, Kim co thể sinh Thủy, nhưng Thủy vượng nhấn chìm Kim. Kum yếu gặp Thủy mạnh, tai họa chìm dắm, tức là trong trường hợp này không thể lấy Thương Quan làm Dụng thần. Tho 312
có thể khắc chế Thủy, mùa Đông Kim tàng ẩn nơi Thổ, thể và tính không bị lạnh, nhưng hình dáng tàng ẩn, công dung tắt ngấm, không bố trợ được cho Kim, cần phải được Hỏa trợ giúp. Hỏa với Thổ tương sinh, Kim được sưởi ấm và nuôi dưỡng, mới có thế phát huy công dụng, nên mẹ con vuông tròn. Kim mùa Đông yếu ớt, nếu có Tỉ Kiếp tụ khí nâng đỡ, cũng có thể có ích, Kim tuy nhiều nhưng tính chất lạnh lẽo, cũng khó phát huy công dụng.
Tóm lại, Kim mùa Đông không tách rời Quan, Ấn. Quan tức là Hỏa, Ấn tức Thổ. Nếu Bát tự chỉ có Ân cũng vô ích (như trường hợp Bát tự có Kỷ ở Thiên can, Địa chi Thìn, Sửu là cách cục đất ướt đông cứng, đất đông lại rất cứng, không thể giúp vạn vật sinh trưởng) Càn có Quan, Sát trợ giúp mới mang lại lợi ích sưởi ấm, nuôi dưỡng. Cách cục Kim Thủy Thương Quan, không thể tách rời Quan (Quan tức Hỏa, dùng Hỏa làm ấm cách cục). Cách cục Thổ Kim Ân thụ, không thể thiếu Quan, không có Quan không thành cách cục, nhấn mạnh như vậy để thấy đó là tính quan trọng của Quan tức Hoa, đối với Kim trong năm.