Mệnh Tân Kim tháng hai, là lúc khí Dương tỏa ra ngoài, cần chuyên dùng Nhâm Thủy, nếu Bát tự có Mậu, Kỷ tạo thành bệnh, nếu được Giáp Mộc chế phục Thổ, Tân Kim không đến nỗi bị vùi lấp, Nhâm Thủy không den nối bị vẩn đục, Dụng thần được trong trẻo, như bệnh nặng được thuốc quý, nếu Bát tự được vậy là mệnh thanh cao, nhã tú, có thể làm quan lớn (hàn lâm tướng vị).
Khí thế của Tân Kim vốn suy kiệt, sinh trong tháng Giêng, tháng hai ở vào cung Hưu, Tù, nêu Bát tự có nhiề, Thổ ắt Kim bị vùi lấp, bản mệnh tuy yêu nhưng không thể lấy Ấn (tức Thổ) làm Dụng thần, vì với tính chất mả yếu như Tân Kim sợ nhất là lửa nóng đỏ. Tuy mệnh này phần lớn không thể lấy được Quan, Sát làm Dụng thần chỉ duy được có Canh Kim tức Kiếp trợ giúp, Nhâm Thủc giúp tiết chế mới là cách cục tốt, nhưng nếu Kim Thủy hợp thành cách cục, tối kị có Mậu, Kỷ. Trong bài “Kim Thanh Ngọc Chấn phú" viết: “Cách cục Kim, Thủy vững chắc là mệnh người thông minh, nhưng nếu Bát tự có Thổ lại chỉ là số gàn nho, đó chính vì Thổ có thể vùi lấp Kim. nếu có Giáp Mộc làm thuốc để khử bệnh mới được cách cục cao quý".
Hoặc Bát tự có Nhâm, Mậu trong Can, không có Giáp trong Can, gọi là bị bệnh, nhưng không có thuốc, là số mệnh tầm thường. Nếu Bát tự có Ất hiện trong Can, phá Mậu Thổ là số danh tiếng giả tạo, phú quý không thật, tuy có mệnh Y khâm nhưng chỉ là số gian trá điêu ngoa, bên ngoài dư då nhưng bên trong thiếu thốn (ngoại doanh nội hư).
Về việc lấy Giáp làm Dụng thần để phá Mậu, cứu Tân, tính chất của Ất Mộc Âm nhu, mang tiếng có thể khắc chế Thổ nhưng thực chất không thể, nên danh lợi hư giả; Ất Mộc tháng hai là lúc cực vượng, Mộc khí tuy suy kiệt, nhưng vẫn còn dũng khí tàn dư đáng sợ, nên vẫn có mệnh Y khâm, nhưng sức của Ất Mộc vẫn là không đủ để phá Mậu Thủy, nên có hiện tượng ngoại doanh nội hu, hiện tượng doanh hư này chuyển dịch dần dần trong 12 cung, với qua trình rất nhiệm nhặt, cần lưu ý khi phán đoán.
Bát tự toàn Nhâm Thủy, gọi là cách cục “Kim Thủy tràn lan" tẩy rửa tắm gội thái quá, không được trung hòa, việc không hết sức, không thể gánh vác việc gì cả; nếu có Dát tự như vậy, nam hay nữ đều không tốt! Hoặc Địa chi ang Bát tự hợp thành Mộc cục, tiết chế khí thế của Nhâm Thủy lại không có Canh Kim khắc chế Mộc giúp Nhâm là ố mệnh tầm thường; nếu Bát tự có Canh nằm trong Can. số phú quý; hoặc Bát tự có Nhâm Thủy, lại có nhiều Mâu Thổ khắc chế, là số tốt lành.
Mệnh Tân Kim sinh tháng hai, đang ở vào cung Hưu, Tù, nếu Bát tự có Kim Thủy tràn lan, tiết chế khí thế Canh Kim làm Canh Kim yếu đi, trở nên nhu nhược vô dụng, tuy tạo thành cách cục “Tòng nhi" lại có Tài tinh, cũng không đủ được mệnh cao quý, không có Canh Kim không ổn, đó chính là khi con mạnh mẹ yếu (tử vượng mẫu suy: tức Thủy mạnh Mộc yếu, mệnh Canh Kim tháng hai chuyên lấy Nhâm Thủy làm Dụng thần, nên Mộc là vợ, Thủy là con) phải giúp đỡ cho người mẹ (tức Mộc); nếu Dụng thần nhiều nên tiết chế, không nên khắc chế; nếu Địa chi trong Bát tự hợp thành Mộc cục, tuy có thể tiết chế khí thế Nhâm Thủy, nhưng Tân Kim mùa Xuân quá yếu, nếu không có Canh Kim tức Kiếp trợ giúp, bản mệnh không gánh vác nổi Tài (tức Mộc) chỉ là số mệnh tầm thường. nếu Bát tự có Canh là cách cục mệnh phú quý; nếu Bát tự không có Canh bất đắc dĩ phải lấy Mậu làm Dụng thần, nên Bát tự nếu có Nhâm Thủy, lại có nhiều Mậu Thổ khắc chế lại tốt lành, số mệnh không đến nỗi chết yểu hay tàn tật; nhưng Thổ nhiều vùi lấp Kim, khó tránh việc bị đè nén ở dưới đất (tức không thể thành đạt, dễ bị mai một).
Địa chi trong Bát tự hợp thành Hỏa cục, gọi là cách cục "Hỏa Thổ thế tạp" Quan (tức Hỏa) Ấn (tức Thổ) tương tranh), Kim vượng Thủy đều thương tổn, là cách cục xấu, 80 mệnh nghèo hèn; nhưng nếu Bát tự có nhị Nhâm xuất Can khắc chế Hỏa, lại là mệnh phú quý. Mệnh Tân Kim sinh vào tháng hai, Địa chi trong Bát tự hợp thành Hoa cục, Hỏa vượng Kim tan chảy, là số mệnh tàn tật, chất yểu; nếu có Mậu, Kỷ xuất Can, Hỏa vượng, Thổ khô nóng Kim Thủy đều tổn thương, cũng là cách cục xấu, số mệnh bần tiện, cần có Canh Nhâm cùng xuất hiện trong Can mới cứu được, hoặc có hai Nhâm xuất Can khắc chế Hộa đó là các trường hợp bệnh nặng gặp thuốc nên mệnh được phú quý.
Tóm lại, Mệnh Tân Kim tháng hai, Tứ trụ trong Bát tự có Địa chi không hợp thành cục, lại có Nhâm, Giáp xuất hiện trong Can, chắc chắn số mệnh khoa giáp phú quý; hoặc Bát tự có Nhâm tàng ấn trong cung Hợi dưới Địa chi, không có Mậu Thổ nằm trong Can là mệnh Tú tài có năng lực, giàu có. Nếu Bát tự có Nhâm ở trong cung Thân (tức Địa chi của Bát tự có Thân) cũng được danh vọng Dị đồ; hoặc Bát tự có Nhâm trong Địa chi, lại có Giáp, Nhâm xuất Can là mệnh “phú trung thủ quý" (trong giàu giữ quý). nếu Bát tự không có Nhâm là Hạ cách (cách cục xấu); hoặc Bát tự có nhiều Hỏa, lại không có Nhâm phải lấy Quý Dụng thần, là số tầm thường. Nguyên lý về sinh khắc của các trường hợp trên hoàn toàn giống mệnh Tân Kim sinh tháng Giêng.
Tổng kết, Tứ trụ trong Bát tự có Địa chi không hợp thành cục, tức không hợp thành Mộc cục, Hỏa cục và Thủy cục, trong cung Thân có Canh, Nhâm tàng ẩn trong cung Hợi dưới Địa chi, là mệnh phú nhiều quý ít, còn nếu Nhâm tàng ẩn trong cung Thân, tuy mệnh Dị đồ nhưng cũng khó có địa vị, danh vọng; trường hợp mệnh Tân Kim Bát tự có Hỏa khắc chế, ắt cần có Nhâm Thủy cứu giúp Kim; nếu không có Nhâm buộc dùng Quý, e rằng Quý không đủ sức khắc chế Hỏa, càng cần không có Mậu, Kỷ trong Bát tự mới có thể lấy Quý Thủy Dụng thần, nhưng cũng chỉ là số tầm thường.
Mệnh Canh Kim trong mùa Xuân, nếu Bát tự toàn Nhâm Thủy, không có Bính Hỏa hiển đạt, nếu không xuất. thân gia thế (gia vô túc thung) cần có Nhâm, Quý cùng xuất hiện trong Can, mới có thể đại phú đại quý.
Những ý nghĩa trên có vẻ mẫu thuẫn, là do Bát tự tạo thành “Biến cách"(1); mệnh Tân Kim có Bát tư toàn Nhâm Thủy, khí thế của Kim bị tiết chế, nên trở thành mệnh Nhâm Thủy; nếu suy luận theo mệnh Nhâm Thủy, Bính là Tài của Thủy, Nhâm vượng Bính trợ giúp nhau, phản chiếu lẫn nhau nên số mệnh phú quý.