Tháng hai (tháng Mão) Canh Kim rất tốt, nếu Bát tự có các cặp (theo ngày, tháng, năm sinh): “Đinh Hợi, Canh Thìn, Tân Mão, Bính Thân" chắc chắn là số mệnh khoa giáp, nếu mệnh không ứng nghiệm nhất định do phong thủy không tt. Nếu Bát tự không có Canh tàng ẩn trong Địa chi hóa hợp, tuy có Đinh và Giáp cùng nằm trong Can, chẳng qua là số mệnh có tài năng trong một vùng, là do Đinh Hỏa tháng Giêng có khí thế rõ ràng, không vượng không suy, nên nếu dùng Giáp dẫn hóa Đinh, lại dùng Canh chặt phá Giáp, Quan tinh vốn mạnh lên; nhưng nếu At Mộc thì e rằng Ất Mộc hợp Canh làm Canh Kim mạnh len, lại sợ At Mộc là gỗ ẩm ướt (thấp Mộc), làm tổn hại Đình, gây khó khăn cho Đinh Hỏa; nên nếu Bát tự có Dinh, Giáp không có Canh chỉ là số mệnh tầm thường; neu Bát tự có đủ cả Đinh Hòa, Giáp Mộc, Canh Kim tuy không có Đinh lấy Bính làm Dụng thần, số mệnh nhà giàu, có lợi khi theo Dị đồ.
Vào tháng hai (tháng Mão) trong cung có sẵn Đinh Hỏa, nếu trong Bát tự có Đinh xuất hiện ở Thiên can giống như xuất hiện trong xuất từ Nguyệt lệnh, Đinh Hồa không tách rời Giáp Mộc, Giáp Mộc không tách rời Canh Kim, cả ba điều này liên hợp với nhau; nếu Địa chi có Canh, là Canh Kim trong cung Thân, hợp với Mão phá Giáp dẫn Đinh, Nhật nguyên (giờ sinh) thông căn đắc lộc, phát huy được công dụng; nếu không có Thân hợp với Mão, dù có Đinh, Giáp cũng không thể đại hiển quý, đó vì Canh Kim bị Hưu, Tù, không thể gánh vác được Tài Quan (nhưng nếu thấy Bát tự có Canh Thìn, Địa chi lại có Thiên Ân phù, cũng có thể chuyển thành vượng cách). Về nguyên lý trường hợp này, Đinh Hỏa mùa Xuân, không vượng không suy; nếu không có Giáp, Đinh Hỏa không có chỗ dựa; nếu không có Canh chặt phá Giáp, Đinh Hỏa không linh hoạt, khí thế không nóng hừng hực, không thể gọi là "Quan tinh hữu khí" được; nên nếu Bát tự có Đinh, Giáp, không có Canh, Ti Kiếp chỉ là số mệnh tầm thường. Canh Kim có Đinh xuất hiện trong Can, mới là mệnh cao quý; nếu không có Đinh, lại thấy có Bính, chỉ được giàu có mà thôi, hoặc từ giàu có rồi tìm sự sang quý (phú trung thủ quý) theo Dị đồ (tức được hiển quý làm quan không theo đường chính ngạch thi cử, chỉ dùng tiền để mua, hoặc được đề cử). Đinh Hỏa nhờ có Giáp mới vượng, nếu Bát tự không có Giáp, chỉ có Ất, dù Át Mộc nhiều cũng vô ích; Ất Mộc thuộc Âm, là gỗ ẩm thấp, không thể dẫn xuất Đinh Hỏa, nếu Ất Mộc hợp với Canh giúp Canh Kim mạnh lên càng đánh mất công dụng dân Đinh, vì vậy nên giải thích được nguyên lý vì sao cần lấy Đinh, Giáp làm Dụng thần chứ không thể dùng Binh, Ất thay thế. Trường hợp Bát tự chỉ toàn Giáp Mộc, kị có Ti Kiên trợ giúp bản mệnh phá Tài thần, nếu Bát tự không thấy có Tỉ Kiên suy luận theo cách cục “Tòng Tài" số mệnh đại phú quý; nếu Bát tự có Tỉ Kiên là số mệnh nghèo làm tay chân cho nhà giàu; nếu Bát tự là cách cục "Tòng Tài", Thủy là vợ, Mộc là con.
Tháng hai, Mộc đang vượng, nắm quyền. Tháng hai cũng là lúc Kim khí suy tuyệt. Nếu Bát tự có nhiều Giáp, không có Ti Kiếp, Ấn Thụ suy luận theo cách cục “Tòng Tài"; nếu Bát tự có Ất Mộc cũng là “Tòng cách"; nhưng nếu thấy có Ti, Ấn thì Mộc đã mạnh càng thêm cứng cáp. Kim vốn yếu sẽ trở thành khiếm khuyết, Tài vượng bản mệnh yếu, nên số mệnh nghèo làm tay chân cho nhà giàu, tức chỉ có thể giúp quản lý tài sản nhà giàu có, không phải tài sản thuộc sở hữu của mình; nếu tự mình có tài sản, bản mệnh yếu không thể giữ lâu, thuyền yếu chở nặng, ắt bị lật chìm.
Bát tự lấy Đinh làm Dung thần, Giáp là vợ; nhưng nếu Giáp Mộc bị Canh khắc chế có thể bảo toàn công danh nhưng khó bảo vệ vợ con, vợ chồng không thể chung sống tới già.
(Bát tự lấy Đinh làm Dụng thẩn. Đinh làm Dụng thần nên Hỏa là con; còn Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, nên Giáp Mộc tượng trưng cho ngôi thê thiếp, nếu Giáp bị Canh Kim khắc chế tức bất lợi cho thê thiếp nên viết khó bảo vệ vợ con).
Canh Kim trong tháng hai, chủ yếu lấy Đinh Hỏa làm Dụng thần. Bát tự lấy lấy Đinh Hỏa làm Dụng thần, Mộc la vợ, Hỏa là con. Nếu được Canh Kim phá Giáp dẫn Đinh chắc chấn số mệnh phú quý, chỉ có diều Giáp bị Canh khắc chế, Tài tinh bị Tĩ Kiếp đoạt, cung bản mệnh của vợ khó tránh hình khắc.
Tóm lại, Canh Kim trong tháng, chuyên lấy Đinh Hồn làm Dung thần để kem chế Kim mệnh lên; tiếp đến lấy Giáp Mộc làm Dụng thần dể dẫn xuất Đinh Hỏa; rồi cán lấy Canh Kim làm Dụng thấn để chặt phá Giáp. Bát tự nếu không có Đinh lại lấy Binh Hoa làm Dung thần, thi miễn cuong cũng được phú quý, tức dù phú quý cũng trái qua cực khổ mới có được.
Tổng kết tháng hai, để trừ hàn giải đông (trừ lanh tan băng), thích hợp dùng Binh Hoa làm Dụng thần; nếu đã tôi luyện Canh Kim thành vật dụng nên lấy Đinh Hòn làm Dụng thần. Vào tháng hai, thời tiết ấm áp, Bính Hòa không phải Dụng thần quan trọng, dù Bát tự dùng Bính Hỏa phối hợp được trung hòa, cũng chỉ là mệnh Dị đỏ, không được phú quý một cách tự nhiên.
Kim chết rất sợ bị dất vùi lấp, nếu Bát tự có nhiều Mậu, Kỳ giống như hiện tượng bị áp bức, cần có Giáp xuất hiện trong Can mới tốt.
Canh Kim vào tháng Dần, Mão (tháng giêng, hai), Kim rơi vào cung Tử, Tuyệt, tính chất mềm yếu, thể chất nhu nhược, nếu thấy có chút Kỷ Thổ, hoặc đất ẩm ướt, cung Thìn, Sửu tốt lành.
Tóm lại, Thổ ít có lợi cho Kim, Thổ nhiều Kim bị vùi lấp; nếu không có Giáp Mộc khơi thông Thổ, Kim không phát huy được công dụng, đó là điểm giống và khác của mệnh Canh Kim trong tháng giêng, hai.