Vào tháng ba, Mậu Thổ nắm quyền, Kim không sợ lạnh, chỉ sợ bị Thổ vùi lấp, ưu tiên dùng Giáp làm Dụng thần, khơi thông Thổ, tiếp sau mới dùng Đinh Hỏa làm chỉ cần vận khí không gây trở ngại, còn cách cục kém hơn thành dạt, vì bản mệnh ban đầu có phúc trạch dày dặn, Dung thần, tôi luyện Canh Kim thành vật dụng, còn dùng Conh Kim làm Dụng thân phá Giáp không cần thiết vào tháng ba.
Trong khoảng mười ngày sau tiết Thanh Minh, Ất Mộc vẫn còn nắm quyền (tức từ đầu tháng ba đến mười ngày sau tiết Thanh Minh do Ất Mộc vẫn còn nắm quyền), tương tự như mệnh Canh Kim trong tháng hai; còn sau mười ngày từ tiết Thanh Minh, Mậu Thổ nắm quyền, Bính Hỏa dang mạnh dần, không còn sợ lạnh nữa. Vào tháng ba, Thổ vượng, Kim được nhờ mạnh dần lên, nên Kim không sợ suy yếu vào lúc này, nhưng chỉ sợ trong Bát tự có Mậu Thổ xuất Can, sợ sẽ vùi lấp Kim, nên ưu tiên dùng Giáp Mộc làm Dụng thần để khơi thông, mở mang Thổ, tiếp theo dùng Đinh Hỏa tôi luyện Kim. Tháng ba, Nguyệt lệnh có Ấn vượng, không cần Tỉ Kiếp phò trợ.
Nếu Bát tự có Đinh, Giáp dùng xuất hiện trong Can, không thấy có Ti Kiếp phá Giáp, chắc chắn số mệnh khoa giáp, nhưng cần có vận may phối hợp. Trường hợp Bát tự chỉ có Giáp xuất hiện trong Can, còn Đinh tàng ẩn ở Địa chi, cũng được mệnh Cống giám, Sinh viên; nếu Giáp tàng ẩn ở Địa chi, còn Đinh xuất hiện trong Can, cũng là Dị đỗ hiển chức (xem chú thích).
Nếu Bát tự có Đinh, Giáp đều tàng ẩn ở Địa chi, nhưng không bị Canh khắc chế, là số “Phú trung thủ quý", “Đao bút khởi gia" (xem chú thích). Nếu Bát tự chỉ có Giáp không có Đinh là số tầm thường; Bát tự chỉ có Đinh, không có Giáp là số gàn dở; nếu Đinh, Giáp đều không, là số hạ tiện.
Trên đây nói về công dụng Đinh và Giáp, phàm là cach cục thượng đẳng, dù không có vận may, cũng dược do trong bản mệnh ban đầu khiếm khuyết, nếu không có vận may bổ trợ, không thể thành đạt, vì vậy nên cẩn vận may trợ giúp. Mệnh Canh Kim sinh vào tháng ba, tuy Nguyệt lệnh Thiên Ấn tương sinh, nhưng không mạnh, Thế và Dụng đều không đắc thời, đắc địa, cần phải có vận may trợ giúp, đó vì cách cục có phân biệt cao thấp khá nhau. Nếu Đinh, Giáp đều không lại phải lấy Dụng thần khác, càng không phải Bát tự (nhắc lại: Bát tự gồm Can và Chi của ngày, giờ, tháng, năm sinh) có cách cục tốt.
Trường hợp Bát tự có Giáp, không có Đinh, nhưng có một Bính Hỏa là mệnh phải tòng quân (xem chú thích) được thăng đến tước ngũ phẩm; nếu không có Nhâm, Quý vây khốn Bính, sẽ được vinh hiển nếu làm quan võ.
Năm Thiên can thuộc Dương bị tương chế lẫn nhau. Hỷ thần của Giáp Mộc là Canh Kim, Hỷ thần của Nhâm Thủy là Mậu Thổ, tức dùng Dương khắc chế Dương tốt, được mệnh cao quý, duy nhất Canh Kim thích được Đình Hỏa tôi luyện, Bính Hỏa không thể khắc chế Canh Kim, đó là đặc thù tính chất của Canh Kim. Mệnh Canh Kim sinh vào tháng ba, nếu Bát tự có Giáp, Đinh là số mệnh khoa giáp; nếu thấy Giáp, Bính là mệnh quan võ. Nhưng bất luận dùng Bính hay dùng Đinh Dụng thần, đều không nên có Nhâm, Quý trong Bát tự, vì nếu có Nhâm, Quý cách cục liền bị phá vỡ.
Trường hợp Bát tự có Địa chi hợp thành Thổ cục" (xem chú thích sau) không có Mộc, số mệnh nghèo hèn, đi tu; nếu có Ất là số tiểu nhân gian trá.
Chú thích: Trường hợp Bát tự có Địa chi hợp thành Thổ cục có nghĩa là Địa chi toàn tàng ấn Thổ, hoặc trong Địa chi xuất hiện đủ các cung Thìn, Tuất. Sửu, Mùi.
Tháng ba, Thổ mạnh nắm quyễn, nếu dich quy tụ Tứ khố (Hỏa khố, Mộc khố, Thủy khố, Kim khố) lại có Thổ Tuất hiện trong Can, sợ Kim bị vùi lấp, cần phải có Giáp khơi thông Thổ cứu Kim. Nếu Bát tự có Ất Mộc cũng muốn giúp khơi thông Thổ, nhưng không đủ sức nên là số mệnh tiểu nhân gian trá.
Tóm lại, mệnh Canh Kim sinh vào tháng ba, do Thổ vương nên Kim cứng rắn, không thể thiếu Đinh; nếu Mậu nhiều phải lấy Giáp làm Dụng thần, không có Giáp, mệnh Kim không thể tự lập; không có Đinh thì mệnh Kim không thể thành danh; trong hai thiếu một đều là số kẻ tầm thường. Tiếp theo xem xét về Binh Hỏa. Nếu Bát tự không có Đinh, tạm dùng Bính làm Dụng thần, nhưng nên lưu ý, Nhâm, Quý đều là Bệnh thần, nếu mệnh Canh Kim không có Hỏa, số không yểu mệnh cũng nghèo khổ; nếu bản mệnh yếu nhưng Tài nhiều, số phú quý không bền.
Tổng kết, mệnh Canh Kim tháng ba", mẹ vượng con được nhờ (Thổ sinh Kim nên gọi Thổ là mẹ của Kim, tháng ba Thổ mạnh con Canh Kim được nhờ) nên không phải là chân vượng (tức bản thân Kim không mạnh, nhờ có Thổ mạnh nên mạnh theo, không vượng thật), thất thời thất lệnh (xem chú thích ở sau), nên gọi là ngoan Kim (Kim xâu, kim loại cùn). Thổ vượng cần có Giáp, Kim cùn cần dùng Đinh (Hoa), nếu có Giáp khơi thông Thổ, Kim mới phát huy công dụng, là số mệnh lập nghiệp. Nếu có Đinh tôi luyện, Kim sẽ thành đai khí (vật dụng hữu ích lớn) là so mệnh thành danh. Đinh và Giáp cần cùng lúc sử dụng không thể thiếu một. Thổ mạnh chủ yếu dùng Giáp làm Dụng thần, Thổ it yếu chủ yếu dùng Đinh làm Dụng thần, không có Đinh, lấy Bính làm Dụng thần, là trường hợp bất đắc dĩ, vì mệnh Canh Kim không có Hỏa ắt số mệnh nghèo hèn, chết yểu, do Kim thực nhưng không sắc bén (ngoan: cùn, nhụt). Mùa Xuân là lúc Mộc vượng, nắm quyền, nếu Bát tự có Mộc phương cục, Giáp, Ất cùng xuất hiện trong Can, là cách cục “Tài nhiều bản mệnh yếu" tuy được phú quý nhưng hưởng không lâu bền.
Chủ thích: mệnh Canh Kim sinh tháng ba, gọi là "thất thời thất lệnh" có nghĩa la tuy Canh Kim là mẹ mạnh con được nhờ, vào tháng ba nhưng không có Căn [gốc rễ].
Trường hợp Địa chi của Bát tự hợp thành Hỏa cục, có Quý xuất hiện nơi Thiên can khắc chế, số mệnh phú quý. Nếu Bát tự có Bính, Đinh xuất Can, lại có Nhâm xuất Can khắc chế mới tốt; nếu không có Thủy chế phục Hỏa, số mệnh phế nhân tàn tật; hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, không có Tỉ Kiếp, suy luận theo cách cục "Tòng Sát" là số mệnh đại phú quý, nhưng đa số chết yểu.
Mệnh Canh Kim có Thủy ở Thiên can, không thể không có Hỏa vì Nhâm, Quý đều là Bệnh thần của mệnh, nhưng nếu Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, Hỏa vượng đốt Kim tan chảy; không có Quý Thủy khắc chế Hỏa không được; nếu Bát tự có cả Bính, Đinh xuất Can, càng cần có Nhâm Thủy xuất hiện Can khắc chế mới tốt; nếu chỉ có Quý Thủy, e sức mạnh của Quý Thủy không đủ. Nếu Bát tự không có Thủy chế phục Hỏa, Kim bị Hỏa làm tổn hại, là mệnh tàn tật, yểu mệnh. Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, nhưng không có Tỉ Kiếp (tức không có Canh Kim, Tân Kim), là số mệnh đại phú quý, nhưng phải là “Tòng cách thật" mới được. Tháng ba, Nguyệt lệnh (Địa chi) là Thổ trong cung Thìn (tháng ba tức tháng Thìn), là cách cục hỗn tạp thấm nhuẩn giữa Thủy và Thổ (Thìn là Thủy khố, gặp Thổ hỗn tạp thành đất ẩm ướt) ắt sinh ra Kim, khó được “Tòng cách thật" phần lớn số bị chết yểu.
Bát tự lấy Giáp làm Dụng thấn, Thủy là vợ, Mộc là i nếu lấy Hỏa làm Dụng thần, Mộc là vợ, Hoa là con. Mệnh Canh Kim sinh trong tháng ba, Thổ vượng lấy Giáp làm Dụng thần, đó là cách lấy Dụng thần của Canh Kim tháng ba, không còn dùng cách lấy Dụng thần nào khác.