Tháng tám, tính cứng chắc và sắc bén của Canh Kim vẫn còn, nên vẫn lấy Đinh, Giáp làm Dụng thẩn, nhưng cần có Binh phò trợ, tức không thể thiếu Binh Hỏa. Mệnh Canh Kim sinh vào tháng tám, Nguyệt lệnh là Dương Nhẫn nắm quyền, khí thế của Kim cứng chắc nhất, khí Thu càng đâm, hơi lạnh dân tăng, nên cần cả Bính và Đinh làm Dung thần, lấy Đinh Hỏa tôi luyện Canh Kim, lấy Bính Hộa giải trừ khí lạnh, đó chính là cách lấy Quan và Sát cùng lúc làm Dụng thần, theo kinh nghiệm, Quan và Sát không những không sợ hòa trộn nhau, mà còn cần song hành trong Bát tự mới được mệnh cao quý. Phàm là cách cuc "Sát Nhẫn" nếu Sát trong Nguyệt lệnh đang vượng nên lấy Ấn làm Dụng thần trợ giúp Nhẫn, nếu Nhẫn đang vượng nên lấy Tài làm Dụng thần để sinh ra Sát, trường hợp này trong tất cả Ngũ hành đều giống nhau.
Nếu Bát tự có Đinh, Giáp cùng xuất hiện trong Can, lại thấy có Bính là số mệnh khoa giáp hiển thần; nếu trong tháng sinh có một Dương Nhẫn, lại không bị xung khắc, trong Địa chi tàng ẩn một chút Bính, tức Sát, tạo thành cách cục "Dương Nhẫn giá Sát" là mệnh vào triều tế tướng, xuất triều đại tướng, ngay thắng trung lương, nếu không ứng nghiệm, là do phong thủy không tốt.
Trên đây nói về cách cùng lúc lấy Đinh Hỏa, Bính Hỏa làm Dụng thần, Nguyệt lệnh là Dương Nhẫn nắm quyền, Quan và Sát ắt ở cung Tuyệt, Thai, sức mạnh yếu ớt, nên có Tài giúp tương sinh. Bát tự có Đinh, Giáp cùng xuất hiện trong Can, Dương Nhẫn bị kị xung chứ không Phải mất quyền, nên nếu không ki xung khắc sẽ hoàn mỹ. Trường hợp Đinh xuất hiện trong Can, Bính tàng ẩn Địa chi, Quan và Sát giống hòa trộn mà không hòa trộn. Ra: "Kim Thanh Ngọc Chấn Phú" viết: Tòng cách lại gặp Ta kỳ xuất hiện, Huyết thực tới ngàn năm cũng chưa hết, gọ là Tam kỳ, tức Ất, Bính, Đinh (hoặc Mão, Tỵ, Ngọ), mệnh Canh Kim đến cung Dậu (tháng tám) có Dương Nhẫn lại gặp Tam kỳ, chắc chắn là mệnh vào triều Thừa tướn xuất triều Đại tướng (mệnh rất cao quý) ngay thẳng trung lương; nếu không ắt bị phá bại ở chỗ nào đó, cần suy xét tỉ mỉ kỹ càng.
Trường hợp Bát tự có nhiều Bính Hỏa, nếu có más Đinh xuất Can Địa chi lại tàng ẩn Giáp, cũng là số mệnh khoa giáp sĩ hoạn (quan to); nếu Bát tự có Bính xuất hiên trong Can, Đinh tàng ẩn Địa chi, Dị đồ hiển chức.
Nếu Bát tự có Sát, Nhẫn đều mạnh ngang nhau, số nệnh cao quý vương hầu; còn trường hợp Sát vượng, Nhẫn yếu, cũng là số mệnh khoa giáp, sĩ hoạn; nếu Sát, Nhẫn nhiều được cao quý, nếu xuất thân từ quan võ, nên gọi là Dị đồ hiển chức.
Trường hợp Bát tự có Bính, Đinh đều tàng ẩn ở Địa chi, Giáp xuất hiện trong Can, Thủy không thiếu, là số mệnh thanh cao, Y khâm hoặc Năng sĩ.
Trong cách cục “Dương Nhẫn giá Sát" chỉ còn không có Thủy vây khốn Hỏa, tuy Bính Hỏa tàng ẩn ở Địa chi, cũng được người thanh quý; trên đây là nói về trường hợp cùng lúc lấy Quan, Sát làm Dụng thần.
Hoặc trường hợp Thiên can trong Bát tự không có Đinh Hỏa, mà lại thấy có nhiều Bính xuất Can, đây gọi la Sát giả trùng trùng, dù có Nhẫn cũng không thể luận theo cách cục “Tòng Sát" nên chỉ là mệnh tầm thường mà thôi; nếu có một Bính xuất hiện trong Can, thì đẹp đẽ mà không giàu có.
Ở đây nói về trường hợp chuyên lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, tuy Canh Kim phải cần có Đinh Hỏa tôi luyện thành Đại khí (vật dụng có ích); nếu Bát tự không A Định mà chỉ thấy Bính, thì chỉ hưởng được sự giàu có mà thôi; đó là vì Dương Nhẫn trong Nguyệt lệnh đang nắm quyền, nên Bát tự dù có Bính Hỏa trùng điệp, Địa chi hợp thành Hỏa cục, tạo thành khí thế Hỏa vượng một cách thiên lệch, cũng không thể thành cách cục “Tòng Sáť", nên không cách nào làm cho mệnh được cao quý vậy.
Hoặc trường hợp trong Bát tự cả Bính, Đinh, Giáp, Ất đều không có Địa chi hợp thành Kim cục, có Thủy xuất Can tiết chế khí thế của Kim, vận khí chỉ ở hướng Tây Bắc, không thấy có ở phía Nam (Hỏa lương) thì là Tùng cách, là người thanh nhã, giàu có lại cao quý, nhưng thường gặp tai họa, nếu vận số đi vào phía Nam thì cách cục bị phá, sẽ chết ngay tức khắc; còn nếu trong Tứ trụ có Hỏa làm cách cục bị phá thì là mệnh lưu lạc trôi nổi, cô độc, nghèo khổ, làm hòa thượng hoặc đạo sĩ; còn nếu vận số vào đất của Mộc, thì cũng còn có cái ăn cái mặc, nhưng vẫn là người trong các ngành kỹ nghệ cửu lưu.
Đoạn trên là nói về cách cục Tòng cách, nếu Tứ trụ của Bát tự không có Mộc, Hỏa mà Địa chi lại thành Kim cục, hoặc Địa chi toàn thuộc các cung ở phương Tây, thì Kim khí thuần túy, vượng khí thiên lệch về một phương, hình thành cách cục Tòng cách; mà Kim mạnh thì phải có Thủy mới giúp mà mài giũa nhuệ khí của Kim, chuyên dùng Thủy để tiết chế khí thế của Kim, gọi là “Kim Thủy đồng tâm"; nếu Tứ trụ có Hỏa cách cục bị phá, vận số không được vào đất của Hỏa (phía Nam). Nhưng lưu niên toàn có vận ở Tây Bắc, nên thường bị tai họa, nếu đại vận vào hướng Nam, mạng sống khó kéo dài. Luận về trường hợp Bát tư có Hỏa phá vỡ cách cục “Kim Thủy đồng tâm", trong Nguyên mệnh có Thủy xuất vây khốn Hỏa không thể tạo thành cách cục Sát Nhẫn, nếu vận ở Tây Bắc Quan, Sát càng bị vây khốn, là số mệnh lưu lạc khắp cô độc, nghèo khổ; nếu vận ở phương Đông tức Mộc vân Mộc giúp tiết chế Thủy sinh Hỏa nên cũng còn tốt ho chút, Mộc vận, tức Tài vận (vì Mộc là Tài tinh của mânh Kim) nên còn có được cái ăn cái mặc, nhưng cách cục hỗn tạp, nên là số mệnh thuộc ngành kỹ nghệ cửu lưu.
Trường hợp Địa chi trong Bát tự có nhiều Ất, Giáp là số vô dụng; Kim vượng, Mộc suy, không có Hỏa không thể chế phục Kim, Bát tự không có Bính, Đinh, chỉ có thể hoạt động trong ngành nghệ thuật.
Tháng tám, Canh Kim đang nắm quyền, trước tiên luận về việc lấy Hỏa làm Dụng thần để chế phục Sát, gọi là "Sát Nhẫn cách"; tiếp đến luận về trường hợp lấy Thủy làm Dụng thần để tiết chế Kim, gọi là cách cục “Tòng cách". Ở đây đang viết về trường hợp lấy Tài làm Dụng thần, vào tháng tám, Kim vượng, Mộc suy; nếu có Hỏa giống trường hợp “Sát Nhẫn cách", có Thủy là cách cục "Thực Thần sinh Tài", không thành cách cục “Tòng cách", là số mệnh làm kinh doanh; Kim đang vượng nên không thể lấy Ân làm Dụng thần.