Tháng năm, Đinh Hỏa mạnh, nóng hừng hực, Canh Kim rơi vào bại địa, cần chuyển lấy Nhâm Thủy Dụng thần, sau đó mới dùng Quý Thủy.
Tháng năm, Đinh Hỏa nắm quyền, Canh Kim bị luyện chế thái quá nên không thể tách rời việc lấy Nhâm Thủy, Quý Thủy làm Dụng thần. Nếu Tứ trụ trong Bát tự không có Thủy cần có vận khí ở đất Bắc, nên phải chuyển dùng Nhâm, Quý làm Dung thần, đó chính là Huyền Võ mà diệu dụng; còn Canh Kim ở bại địa tức sinh vào tháng năm (tháng Ngọ) vào cung Mộc Dục.
Nếu Bát tự có Nhâm xuất hiện trong Can, Quý tàng an nơi Địa chi, ở Địa chi lại có Tân Kim, Canh Kim số ọc phú Quý dễ như trở bàn tay, nhưng rất kị có Mậu, y xuất Can chế phục Thủy. Nếu có Mậu, Kỳ xuất Can, n la số mệnh tầm thường. Hoặc trường hợp Bát tự có Mậu tàng ẩn ở Địa chi, lại có Mộc khắc chế, số cũng là Tú sĩ Nho lâm.
Hoặc Bát tự có Kim xuất hiện trong Thiên can, Nhâm tàng ẩn trong Chi, Địa chi lại có Kim giúp sinh Thủy, ất là mệnh Tuyển Bạt; hoặc Bát tự có Nhâm tàng ẩn trone Chi còn Mậu xuất Can, Mộc không thể chế phục Thổ, chi là số tầm thường, nếu Bát tự có Quý xuất Can, lại thấy có Kim cũng là mệnh tốt, nhưng ít có phú quý, chỉ tới số mệnh Dị đồ.
Vào tháng năm, Kim ở vào bại địa, Thủy cũng đang ở Tuyệt địa. Nếu Bát tự chỉ có ít Nhâm, Quý không đủ sức phá Hỏa, có thể còn bị Hỏa mạnh, Thổ nóng, đốt khô cạn; nên nếu Bát tự có Nhâm xuất Can, càng cần có Quý Thủy trợ giúp. Địa chi có Canh Kim, Tân Kim giúp sinh Thủy, nước mới có nguồn, số mệnh có phú quý như trở bàn tay. Trường hợp Bát tự có Kim xuất hiện trong Can, Nhâm tàng ẩn Chi cũng vậy; còn dùng Nhâm làm Dụng thần, kị có Mậu, Kỷ xuất Can phải xét xem Mộc có chế phục được Thổ hay không; đó là khác biệt về mức độ cao, thấp của cách cục, do Quý Thủy có lực lượng yếu, nên ít có phú quý, chỉ tới mệnh Dị đồ vì mệnh không đủ tạo ra cao quý.
Trường hợp Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, không có Thủy là số mệnh bôn ba vô dịnh. Nếu Bát tự thấy có Nhâm, Quý xuất Can khắc chế Hỏa, tuy không mệnh khoa giáp cũng là mệnh Dị đồ ân phong; nhưng nêu Bát tự có Mậu, Kỷ xuất Can, lại là số tầm thường. Bát tự có Địa chi thành Hỏa cục, không có Thủy cần có Mậu, Kỳ xuất hiện trong Can, bổ trợ cho Canh Kim, tiết chế Hỏa mới tránh, không bị yếu mệnh, cô độc, nghèo khổ; nếu không có cả Thổ xuất hiện trong Can, chỉ là số hèn kém, tàn phá.
Mệnh Canh Kim Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cuc, Kim bị Hỏa chế luyện thái quá, cẩn phải dùng Thủy cứu giúp, nhưng có Mậu, Kỳ như nguyên lý đã viết phần trên. Nếu Bát tự không có Thủy lấy Thổ làm Dụng thần để tiết chế khí thế của Hỏa, tạo thành cách cục “Quan, Ấn tương sinh" mới tránh được tình trạng Kim bị Hoa làm tổn thương; tuy nhiên, vẫn cần có vận ở phương Bắc mới tốt đẹp (trong cung Ngọ [tháng năm] Đinh, Kỷ đắc lộc, Quan, An vượng, vốn có thể tạo ra sự cao quý cho số mệnh, nhưng do Hỷ thần và Dụng thần trái ngược nên chỉ có mệnh giàu có, không cao quý); nếu Địa chi có Mùi ẩn chứa Mậu Thổ khô nóng, không có Kỷ Thổ xuất Can, vừa không thể tạo thành cách cục “Tòng Sát" lại không có Thủy cứu giúp, chỉ là số mệnh hèn kém, tàn phế.
Trường hợp Bát tự toàn Mộc, Hỏa, không có Thương, Ân, Ti Kiếp, suy luận theo đại phú quý.
Vào tháng năm, trong cung Ngọ tự có Kỷ Thổ, nếu Bát tự thấy có Thực Thần, Thương Quan, sẽ tạo thành lực lượng giúp Kim sinh vượng, nên ngoài Tỉ, Ấn không nên có Thực Thương mới có thể suy luận theo cách cục “Tòng Sát", mệnh Canh Kim sinh trong tháng năm, Quan và An trong Nguyệt lệnh đều vượng, Kỷ Thổ ở cung Ngọ, tuy không thể sinh Canh Kim, nhưng vẫn có ý giúp tương sinh, nên không thể khinh suất suy luận theo cách cục “Tòng Sáť".
Tổng luận, mệnh Canh Kim sinh trong tháng năm, dù Bát tự không có Thủy cũng Càn có vận số ở phương Bắc, thay thế Thủy trong Bát tự mới tốt, đó gọi Huyền Võ là diệu dụng(1).
(1) " Chú thích: người sinh vào mùa hè, lúc Hỏa nóng, khí viêm [khí hậu oi bức], nên trước tiên cần có Thủy trong Bát tự đế giúp nhuận cục điều hòa khí hậu.
Bát tự trên toàn Mộc, Hỏa nhìn sơ qua có vẻ thật sự tạo thành "Tòng cách", nhưng do Kỷ Thổ xuất hiện trong xuất Thiên can, Kỷ Thổ đắc lộc trong cung Ngọ, nên không phải “Tòng cách", nhưng được đắc ý nhờ có vận may Tân Sửu, Canh Tý. Bát tự trên có mệnh trước nghèo sau giàu e rằng cũng chỉ giàu khi có vận Tý, Sửu thôi; Canh Kim thuộc Dương can, không thể khinh suất suy luận theo "Tòng cách"; thêm đó có Thai nguyên tại cung Dậu, ngầm ẩn chứa Dương Nhẫn, tốt nhất là phải có vận Thổ, Kim kèm theo Thủy. Tổng luận viết: "Vận thích hợp phía Tây Bắc, bát lợi ở phía Nam, chính là ý này". Vả chăng, sách “Tam mệnh thông hội" Kỷ tề minh lưỡng khả nghi; Can Chi vô Bính lai hỗn tạp, Thủy tuyệt Kiên đa tác phú suy" chú giải viết: “Bát tự có giờ sinh Canh Ngọ, sinh vào tháng năm có Đinh, Kỷ xuất hiện trong Thiên can, dù Quan và Ăn đều sáng sủa rực rỡ, danh, lợi phát đạt; nếu Ngọ trong Bát tự nhiều sinh vào giờ Nhâm Ngọ càng tốt; nhưng nếu gặp có Bính Hỏa tức Sát bất lợi; nếu là cách cục “Tòng Sát" không nên có Thủy khắc chế".
Ví dụ thêm một số Bát tự nữa: “Kỷ Sửu, Canh Ngọ, Canh Ngọ, Đinh Sửu".
Bát tự này có hai Sửu trong Tứ trụ, ngầm ấn Kim, Thủy có thể lấy làm Dụng thần, nên việc không thế tạo thành cách cục “Tòng Sát" đã rõ. Bát tự loại này, khi trẻ nhiều gian khố, trong sách “Bát Pháp Quan Kiện" viết "Giống Hóa khí nhưng không thành cục, giống như Ấn Thụ nhưng không thành Ấn, phần lớn nên dựa vào thế lực người khác, là số mệnh con nuôi hay ở rễ, dù lúc nhỏ không bị mo côi, nghèo khổ ất cũng phải dua vào phước của người khác".