Vào tháng mười một, thời tiết rét lạnh, cần ưu tiên dùng Binh sưởi ấm.
Mệnh Canh Kim ba tháng mùa Đông, đều là cách cục "Kim Thủy chấn Thương Quan". Nguyên lý suy đoán giống như tháng mười, chuyên lấy Bính, Đinh làm Dụng thần, Giáp, Mộc trợ giúp ở trên nói cần ưu tiên lấy Bính sưởi ấm vì thời tiết rét lạnh nên lấy Bính làm Dụng thần, quan trọng hơn Đinh, Giáp.
Nếu Bát tự có Đinh, Giáp cùng xuất hiện trong Can, Bính tàng ẩn trong Địa chi, chắc chắn số mệnh khoa giáp, dù không có Bính Hỏa, cũng là số mệnh Cống giám, Sinh viên. Nếu Bát tự có Đinh, không có Giáp, Đinh Hỏa không có Căn, là mệnh giàu có, còn cao quý giả tạo, tay trắng tạo dựng sự nghiệp. Nếu Bát tự có Giáp, không có Đinh chỉ là số tầm thường; nếu Bát tự có Bính xuất hiện trong Can, Đinh tàng ẩn ở Đia chi là mệnh theo nghề võ, cách cục “Kim Thủy Thương Quan" có Thủy là Quan; Thượng cách là Bát tự đều có đủ Đinh, Giáp, Bính, nguyên mệnh thân nếu có Tài Quan vận sẽ phát; nếu nguyên vượng; mệnh thân yếu, có vận Tỉ Kiếp cũng phát. Mệnh Canh Kim sinh vào tháng Hợi (tháng mười) tháng Tý (tháng mưới một) là ở cung Bệnh, Tử. Thủy vượng nên Kim bị tiết chế; nếu gặp Mậu Thổ, Kỷ Thổ tức Ân, Kim, Thủy bị mất trong trẻo, nên chuyên dùng Tỉ Kiếp. Vào mùa Đông, Kim và Thủy đều lạnh lẽo, để giúp điều hòa khí hậu, không thế không có Bính, Đinh; nếu không, không thể là ma phú quý, nguyên mệnh nếu có Bính, Đinh cũng phải v Canh Kim manh hay yếu để suy luận về vận khí thích hợp hay húy kị.
Ví dụ, Bát tự sau: “Ất Sửu, Đinh Hợi, Canh Tý. Nh. Ngọ", có Đinh không có Giáp, là mệnh phú thật quá giả (giàu có thật, cao quý giả tạo). Canh Kim khí và nhược, vào cận Thân, Dậu chỉ được số Dị đồ hiển đạt nguyên lý này rất ứng nghiệm; nếu Bát tự có Gián không có Bính, Đinh, chuyên lấy Giáp Mộc tức Tài tinh làm Dụng thần, tiết chế khí thế của Thực Thương, là số mệnh người làm kinh doanh buôn bán, không thể có mệnh cao quý.
Bát tự có Bính nằm trong Can, Quý hiện ở Can. phần lớn là số tầm thường, nhưng có tài năng; hoặc Bát tự có hai Bính hiện ở Can có thể được giàu có, nhưng vất vả; hoặc Bát tự có Bính ở Thiên can, Địa chi là Dần (tức Bính Dần) lại thấy có một, hai Binh Dẩn trong Bát tự là mệnh giàu thật, quý giả; nếu Bát tự có Quý trong Can, chỉ là số mệnh Hàn nho (nhà Nho nghèo); nếu Bát tự không có Đinh, Giáp, Bính là Hạ cách (cách cục xấu).
Bính hiện trong Can, Quý trong Can, gọi là cách cục "Mây lạnh che mặt trời" (Đống vân tế nhật), Dụng thần bị tổn, nên phần lớn chỉ là số tấầm thường, nhưng sức mạnh của Dụng thần tuy giảm, vẫn còn ánh sáng tàn dư, nên có ít nhiều tài năng. Nếu Bát tự có hai Bính xuất hiện trong Can, tuy có Quý Thủy trong Can cũng chỉ giàu có, nhưng thô tục, vất vả. Nếu Bát tự có Bính Đinh tàng ẩn ở Địa chi (cung Dần, hoặc Ty) có tác dụng giải trừ đông lạnh. Nếu chỉ có Bính, không có Đinh, lại tạo thành cách cục Cự phú (giàu to); Bát tự có Quý Thủy xuất Can Kim bị Binh, Đinh đè nén xuống, nhưng nếu gặp vận Bính, Đinh, Kim lại bị Quý Thủy khắc chế trở lại, rốt cuộc cũng chỉ là số mệnh Hàn nho.
Bát tự có Địa chi hợp thành Thủy cục, không thấy có Bính, Đinh, là cách cục “Thương Quan" số người thông minh, thanh nhã, giàu có sung túc, tiểu phú nhưng con cái gian nan; nếu có Mậu xuất Can số mệnh đại quý.
Trên đây là cách cục có tên "Kim Thủy nhuận hạ") vì mệnh Canh Kim sinh vào giữa Đông, khí thế bị Thủy tiết chế; nếu Bát tự có Địa chi hợp thành Thủy cục, nếu suy luận theo toàn cục sẽ biến thành cách cục “Nhuận hạ" (giống như nguyên lý trường hợp mệnh Giáp Mộc sinh tháng Ngọ [tháng năm], có Địa chi trong Bát tự hợp thành Hỏa cục, cách cuc biến thành “Mộc Hỏa viêm thượng"). Nếu Bát tự có Mậu Thổ xuất hiện trong xuất, lấy Thổ làm Quan, Bính, Đinh làm Tài (xem chú th, dưới), nhị vượng (Bính, Đinh) sinh Quan, là cách cu quý (như trường hợp mệnh Nhâm Thủy sinh tháng m một). Đây chỉ bàn về trường hợp Bát tự có Mậu hiện trong Can, không bàn về trường hợp của Bính, lược bỏ bớt.
(1) Chủ thích: cách cục “Kim Thủy nhuận hạ", lấy Thủy làm chính, Thổ khác Thủy là Quan, Thủy khác Hỏa là Tài.
Bát tự có quá nhiều Bính, Đinh là cách cục “Qua Sát hỗn tạp". Sách cổ viết: "Quan Sát hỗn tạp rất há thường, chỉ sợ mệnh yếu bị tổn thương, nếu gặp vận số Đông Nam, sống lần hồi qua ngày, rất thê lương, vấng lạnh. Nếu Tứ trụ trong Bát tự chỉ toàn Kim, Thủy, vân khí không ở quê hương Hỏa, Thổ, là mệnh cô độc, cả đời phiêu bạt, khó mong thành tựu".
Mệnh Canh Kim trong mùa Đông, là cách cục “Kim Thủy Thương Quan" nên không thể thiếu Bính, Đinh; nhưng nếu Bính, Đinh quá nhiều lại là khách lấn át chủ, mệnh Kim vào giữa Đông, đã bị tiết chế; lại thấy có quá nhiều Bính, Đinh, càng bị khắc chế, tiết chế đan xen; nếu vận số ở Đông Nam e rằng khắc chế bản mệnh, vận số ở đất Bắc cũng bị tiết chế, duy chỉ có vận ở phía Tây tức đất của Tỉ Kiếp tốt hơn cả.