Tính chất của Mộc luôn vươn lên cao không ngừng, nếu Mộc có khí thế mạnh, Kim có thể tùy ý sử dụng Mộc (Mộc mạnh dùng Kim làm Hỷ thần khắc chế), Mộc có Kim, sẽ vươn cao vươn xa; Mộc vốn thích Thổ mạnh, vì Thổ mạnh cội rễ của Mộc vững chắc (cây được đất vun bồi rễ chắc vững). Nếu Thổ ít Mộc có mối lo cành lá xum xuê nhưng cội rễ yếu ớt. Mộc sống nhờ Thủy, Thủy vừa phải, Mộc được thấm nhuần, Thủy quá nhiều Mộc trôi nổi (nước nhiều thì cuốn theo cây).
Giáp Tuất và Ất Hợi là nguồn cội của Mộc, Giáp Dần và Ất Mão là quê hương của Mộc; Giáp Thìn và Ất Tỵ là chỗ sinh của Mộc; đó là những cung giúp Mộc sinh trưởng, các cung Giáp Thân, Át Dậu, Mộc bị khắc; ở cung Giáp Ngọ, Ất Mùi Mộc tự chết (các cung trên dùng Thiên can phối với Địa chi luận về số mệnh của Mộc); ở cung Giáp Tý, Ất Sát, Kim khắc Mộc (nạp âm Ngũ hành của Giáp Tý và Ất Sửu thuộc Kim, khắc chế Mộc ở Thiên can (Giáp và Ất thuộc Mộc), nên Kim khắc Mộc), tất cả các cung này (Giáp Thân, Ất Dậu, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Giáp Tý, Ất Sửu) đều làm chết Mộc (Tử Mộc).
Sinh Mộc (Mộc sống) được hỏa tốt đẹp, Bính Hỏa hay Đinh Hỏa cũng vậy (vượng cực nên bị tiết chế). Tứ Mộc (Mộc chết) có Kim được đẽo gọt; nếu gặp Canh Kim, Tân Kim ắt Mộc có lợi ích (cây sống) gặp Kim bị tổn hại. Tử Mộc (cây chết) gặp Hỏa bị thiêu cháy (thân nhược Kị thần là Tiết, mệnh yếu kị bị tiết chế); nếu không có gió, việc thiêu cháy Mộc tự chấm dứt, nhưng khí thế của Mộc rối loạn. Nếu Tử Mộc gặp Thủy lại bị hợp hóa nguồn của Mộc (thân nhược Dụng thần là Ấn), khí thế của Mộc mất hết. Nếu Kim và Mộc ngang bằng nhau, tạo thành cách cục Trác luân (Trác: là đốn gỗ, đẽo gọt gỗ). Nếu sinh vào mùa Thu, sẽ bị Kim làm tổn hại, nên Mộc vào mùa Thu có Kỵ thần là Kim mạnh (vào mùa Thu, Kim vượng Mộc yếu, nên kỵ gặp Kim).
Tổng luận, tính chất của Mộc, nếu khí Dương tản mát và thoát ra ngoài, Mộc xum xuê tươi tốt nên tính chất vươn lên cao, khí thế tản mát và thoát ra ngoài, không kềm nén. Còn Kim có khí thế tàn ta, tính chất thu co vào trong, được coi như thuốc trị chứng tản mát và thoát ra ngoài của Mộc. Mộc mạnh, dùng Kim, nhưng không tách rời Thổ, không những có thể sinh Kim, còn có thể vun bồi cho Mộc. Mộc khắc Thổ là Tài, khác hẳn với trường hợp khắc chế của Hỏa đối với Kim, Kim đối với Mộc nhờ vào công dụng tái sinh Mộc của Thổ.
Thủy là Ấn của Mộc, nên Thủy vừa phải sinh Mộc, nếu không Thủy sẽ làm chết sức sống của Mộc. Mộc chia thành hoạt Mộc (cây tươi) và tử Mộc (cây chết). Luận theo phương vị của Trường sinh thập nhị cung, từ cung Trường sinh đến cung Suy (thập nhị cung gồm: Trường sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng), Mộc có sức sống mạnh mẽ, từ cung Bệnh, Tử đến Thai, Dưỡng, da số Mộc khô héo, cho nên Giáp Thìn, Giáp Tý, Giáp Dần, Ất Hợi, Ất Mão, Ất Sửu là những cung Mộc sống; còn các cung Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất, At Ty, Ất Mùi, chết (tử Mộc). (Trường hợp Giáp Tý, Át Sửu là tử Moc, Giáp Tuất, Ất Tỵ là hoạt Mộc thì về lý, các cung này còn có Mùi trong đó hợp lại, nên nói là tham tạp nạp âm. Hoạt Mộc gặp Hỏa, ắt thành cách cục thông minh (củi lửa cháy sáng). Mộc gặp Kim bị thương tạo thành cột, trụ. Tử Mộc gặp Hỏa bị thiêu cháy, gặp Thủy trôi dat, tuy nhiên trong đó vẫn có sự phân biệt, Mộc mùa Thu thích hợp dùng Kim, Mộc mùa Hạ nên dùng Thủy, xem thêm giải thích sau đây.
Dậu là Mộc Kim và Mộc khắc chế lẫn nhau tạo thành cách cục, có tên là Trác luân (đẽo bánh xe). Cách cục này tốt nhất (Thượng cách). (Trường hợp Thiên can và Địa chi bằng nhau, trong trụ thấy có bốn Mộc, bốn Kim, Lưỡng thần thành tượng hình thành hai Thần), nhưng Mộc sinh vào mùa Thu khí thế đã tận, mùa Thu Kim mạnh nắm quyền, nên tuy Can Chi bằng nhau, Mộc vẫn bị Kim làm tổn thương. Vì vậy, vào mùa Thu, Mộc gặp Kim cần có Hỏa khắc chế (tạo thành hiện tượng có hai Thần, Kim thần và Hỏa thần). Phàm trường hợp Lưỡng thần thành tượng, phải xem khí Nguyệt lệnh để phân biệt mạnh, yếu, không chỉ trong trường hợp của Mộc mùa Thu mà bất kỳ trường hợp nào cũng thế.
Mộc mùa Xuân, lúc này hơi lạnh vẫn còn tàn dư, nếu có Hỏa làm Hỷ thần sưởi ấm cho Mộc, Mộc sẽ tươi tốt hơn. Nếu có thêm Thủy hỗ trợ, sẽ không bị khô héo. Đầu mùa Xuân khí âm còn đậm, trời đất nhiều ẩm ướt, vì vậy không nên có quá nhiều Thủy (nước), nếu không Mộc sẽ bị ngập úng chết rễ, cành khô. Nhưng mùa Xuân, khí Dương của Mộc nóng khô làm rễ khô lá héo nên không thể thiếu Thủy (nước), vì vậy cần có cả Thủy và Hỏa cứu giúp lẫn nhau thì mới tốt.