Mộc mùa Xuân, dần dần sinh trưởng, đầu Xuân do còn khí lạnh tàn dư, dùng lửa sưởi ấm, Mộc được tươi xanh. Nếu quá nhiều Thủy sẽ biến thành khắc Mộc (nếu Thủy nhiều cuốn trôi Mộc), làm Mộc hao tổn tinh thần. Nếu Mộc mạnh, cần dùng Canh Kim đeo gọt Mộc trở thành trụ cột. Cuối Xuân, khí Dương mạnh, Mộc suy kiệt, nếu được Thủy trợ giúp, hoa lá xum xuê. Vào đầu Xuân, không có Hỏa lại thêm có Thủy, sẽ tăng thêm sự tối tăm của thời tiết, làm khí của Mộc yếu đi, khiến Mộc bị rễ úng cành khô, không thể tươi tốt. Xuân Mộc mất nước, thêm vào có Hỏa, khí Dương là quá mạnh, gia tăng tình trạng khô nóng của Mộc, làm cành lá héo khô, Mộc không thế tươi tốt. Vì vậy Ngũ hành Thủy và Hỏa, cần cứu giúp nhau đúng lúc mới tốt cho Mộc.
Về Giáp Mộc mùa Xuân, chia làm ba thời kỳ: một là đầu Xuân, trước ngày Vũ Thủy, thời tiết còn tàn dư hơi lạnh, cần cùng lúc lấy Bính, Quý làm Dụng thần, nhưng dùng Bính Hỏa là chính. Hai, vào giữa Xuân, sau tiết Vũ Thủy và trước tiết Cốc Vũ, Mộc sinh vượng, cần dùng Canh Kim Dụng thần. Sau tiết Thanh Minh, tuy thuộc tháng ba, Thổ Mộc đang vượng, Ất Mộc nắm quyền, tương tự như tháng hai (tức cũng dùng Canh Kim Dụng thần), duy chỉ có trường hợp cách cục Dương Nhẫn, chỉ có ở tháng hai, ngay sau giữa Xuân. Ba, cuối Xuân, sau ngày Cốc Vũ, Thổ đang vượng nên nắm quyền, Bính Hỏa cũng dần mạnh lên, khí Dương mạnh còn Mộc suy kiệt, do khí thế của Mộc quá yếu, trừ phi có nước (Thủy) bổ trợ, nếu không, bất ổn. Đó là những khác biệt trong cách Dụng thần Mộc ba tháng mùa Xuân. Giáp Mộc tháng Giêng, vào đầu Xuân thời tiết còn lạnh, nếu Bát tự có Bính và Quý xuất hiện trong Can, số phú quý song toàn. Nếu Quý ẩn tàng Chi, Bính xuất hiện trong Can, là cách cục Hàn Mộc hướng dương, số mệnh đại quý, dù phong thủy không tốt vẫn là số người tài năng; nếu Bát tự không có Bính, Quý chỉ là số tầm thường. (vào đầu Xuân, trời vẫn lạnh, được Bính Hỏa – tượng trưng cho lửa mặt trời sưởi ấm – lại được Quý Thủy nuôi dưỡng, Giáp Mộc không sợ khí của Hỏa tiết chế thái quá, lại đạt được hiệu quả sưởi ấm cho Mộc cục. Thời tiết rét lạnh, cây cối khó sinh trưởng, duy chỉ nhờ có Bính Hỏa – tượng trưng lửa mặt trời suởi ấm, sức sống cây mới tràn đầy!).
Giáp Mộc đầu Xuân (tháng Giêng) tương tự như Giáp Mộc tháng Chạp (tháng 12), thuộc cách cục Hàn Mộc hướng dương, không có Bính Hỏa không thể sưởi ấm Mộc. Sau tiết Lập Xuân, Tam dương khai thái, lại cần thêm Quý Thủy trợ giúp, tuy cùng lúc dùng Bính và Quý, nhưng Bính quan trọng hơn, nên có câu “Quý tàng ẩn, Bính xuất hiện trong Can, là số mệnh đại phú quý". Mọi người chỉ biết Mộc có thể sinh Hoa, nhưng không biết Giáp Mộc đầu Xuân nhờ Bính Hoa được sinh tồn, Binh Hỏa – tượng trưng cho khí Dương hòa, khí Xuân về giữa đất trời, thời tiết chuyển sang Dương hòa (dịu ấm), vạn Mộc tự nhiên sinh sôi. Trường hợp Quý Thủy, nếu Địa chi trong Bát tự không quá khô nóng, ví dụ Địa chi là Sửu (trong Sửu có tàng ẩn Quý Thủy), gọi là bản thân dầy đủ, không cần thêm. Bát tự có Bính và Quý cùng xuất hiện trong Can, là cách cục “chẳng tạnh chẳng mưa" rất tốt cho việc trồng hoa. Bát tự của người có Giáp Mộc chưa mạnh, thích hợp sử dụng.
Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai thường không dùng đến cách cục Tòng Tài, Tòng Sát, Tòng Hóa (Giáp Mộc tháng Giêng có khí thế – tức đắc lệnh, nên không tạo thành Tòng cách được.
Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai, Nguyệt lệnh lộc vượng, tự nhiên không thể tạo thành cách cục Tòng Hóa. Bát tự chỉ toàn Canh, Tân, là mệnh suốt đời lao khổ, khắc con hại vợ. Địa chi lại hợp thành Kim cục, không chết yểu cũng nghèo khổ. Đây là trường hợp không thể Tòng Sát. Tháng Giêng Moc vừa nảy mầm, sức sống tràn đầy, không thể cắt giảm hay đè nén, nên không thích hợp dùng Kim Dụng thần. Tháng Giêng (tháng Dần) Nguyệt lệnh của Giáp là cung Lâm Quan, dù trong Bát tự có Địa chi hợp thành Kim cục, Canh và Tân xuất hiện trong Can, cũng không tạo thành cách cục Tòng Sát, nên Kim nhiều, không có Hỏa dù không nghèo khổ cũng bị chết yểu (nếu Kim nhiều có thêm Hỏa là cách cục “Thực Thương chế Sát" vì khi đó Mộc bị Kim làm thương tổn ngưoi có số mệnh này tàn tật, chết yeu (xin xem doạn dưới, nói về trường hợp Địa chi Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai tạo thành Kim cục).
Bát tự không có Bính, Đinh, chỉ toàn Nhâm và Quý, lại không có Mậu, Kỷ khắc chế, gọi là Thủy tràn lan làm Mộc trôi nổi, chết không quan quách.
Đoạn này viết về trường hợp không thể lấy Ãn làm Dụng thần. Mùa Xuân Mộc đang vượng, không cần nhờ Ấn sinh Mộc, nếu nhiều Thủy sẽ làm tăng ẩm thấp, có hại đến sức sống của Mộc. Vào mùa Xuân, Mộc gặp Kim, nếu dùng Ân hóa Sát là hạ cách. Đoạn trên trường hợp nếu Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, lấy Bính Hỏa là chính, thêm một ít Quý Thủy, để điều hòa và cứu giúp lẫn nhau, là số mệnh người phú quý; còn nếu Bát tự chỉ toàn Nhâm, Quý, lại không có Mậu, Kỷ khắc chế, nước tràn lan làm gỗ trôi dạt, dù có Mậu, Kỷ khắc chế Thủy, nhưng không có Bính, Đinh xuất hiện trong Can, cũng không phải Thượng cách.
Bát tự chỉ toàn Mậu, Kỷ Địa chi hợp thành Kim cục, là cách cục “Tài nhiều mà mệnh yếu" số người đi ở đợ cho nhà giàu, suốt đời nghèo khổ, cưới vợ trễ, có con muộn.
Trường hợp không thể Tòng Tài, đầu Xuân thì cây (Mộc) còn non, không đủ sức khắc chế Thổ, như trong phần Tổng luận về Mộc có viết: “Thổ đa tắc tổn lực, Thổ bạc tắc tài phong" (Thổ nhiều tổn hại sức, Thổ ít nhiều tài của). Nếu Địa chi tạo thành Kim cục, hoặc Thiên can có Canh, Tân làm cho Mộc càng yếu. Vào tháng Giêng, Nguyệt lệnh ở cung Dân, là đất Lâm Quan của Giáp Mộc, tức bị xung phá, Kim không thể tiêu diệt khí thế đang mạnh của Thời lệnh, chỉ có thể bàn theo cách cục “Tài nhiều mệnh yếu".
Đầu Xuân, tức trường hợp trước tiết Vũ Thủy.
Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai như nhau, Mộc đang lúc mạnh, không có Kim sẽ tai họa, trước xem Canh Kim, thứ đến coi Đinh Hỏa. Bát tự có Canh, Mộc thành vật dụng có ích; Bát tự có Đinh, Mộc Hỏa thông minh (củi lửa đều cháy sáng); nếu Bát tự có Canh, Đinh cùng xuất hiện trong Can, chắc chắn số mệnh khoa giáp, dù phong thủy xấu, cũng là mệnh phú quỷ, nhưng cần có vận khí hỗ trợ, nếu vạn khí không tốt, lại bị cục vây khốn Dụng thần, chỉ là số mệnh “hưt danh vô thực" (có tiếng không miếng).
Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai khoảng thời gian sau tiết Vũ Thủy, trước tiết Thanh Minh giống nhau. (Còn khoảng thời gian sau Thanh Minh, trước Cốc Vũ, Ất Mộc dư khí nắm quyền, Thổ trong cung Mùi đang vượng, nên cũng giống nhau). Nếu Xuân Mộc quá vượng, nên cắt gọt và kiềm nén, người có Bát tự trước Canh sau Đinh thuộc cách cục “Thương Quan giá Sát", Mộc được Canh Kim khắc chế trở thành vật dụng có ích. Mộc có Hỏa phồn vinh, Canh là Hỷ thần, Đinh là Chế thần; việc cắt gọt làm nén Mộc không đến mức thái quá, giữ được sự trung hòa cho Mộc. Canh Kim phá Giáp dẫn Đinh, nên có hiện tượng Mộc Hoa thông minh (củi lửa đều cháy sáng), nếu vận khí trợ giúp, Mộc vượng nên dùng Canh, Canh mạnh nên dùng Đinh; nếu dùng Canh, vận khí có Hỷ thần ở Tây Bắc; nếu dùng Đinh, vận khí có Hỷ thần ở Đông Nam; ngược lại thì sẽ vây khổn Dụng thần, nên hữu danh vô thực.
Bát tự không có Canh Kim, chỉ có Đinh nằm trong Can, cũng thuộc về sao Văn Xương, là cách cục Mộc Hỏa thông minh, lại có tên “Thương Quan sinh Tài cách", là số mệnh người thông minh, thanh nhã. Nhưng trong Bát tự thấy có Quý Thủy làm tổn thương Đinh, là số mệnh người tử tế nhưng cố chấp; còn Tứ trụ trong Bát tự có nhiều Quý, trợ giúp cho Mộc thần, làm thương tổn hoặc tiêu diệt Đinh Hỏa, là người gian hùng nham hiểm.
Giáp không có Canh không linh hoạt; nếu không có Canh lấy Đinh làm Dụng thần, tuy cũng thuộc cách cục Mộc Hỏa thông minh nhưng sự cao quý thua sút so với lấy Canh Dụng thần, vẫn thuộc người thông minh thanh nhã, dạng văn nhân học sĩ, Dụng thần không thể bị tổn thương; nếu Bát tự thấy có Quý Thủy sẽ làm Đinh Hỏa thương tổn hoặc bị diệt, nên chỉ là người tử tế cố chấp, công danh phú quý không có phần. Nếu Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ) nhiều Quý, tuy không trực tiếp làm tổn thương Dụng thần, nhưng Đinh Hỏa bị vây khổn, nên khó phát đat, thêm tính tình hành vi xấu xa, là kẻ miệng nói thì tốt nhưng việc làm xấu ác.
Bát tự có một Canh, một Mậu xuất hiện trong Can, gọi là “Tài Sát tương sinh", nếu vận khí ở cung Kim, Thủy chắc chắn mệnh khoa giáp, tuy không có phong thủy tốt vẫn là mệnh nghệ sĩ tài năng; nếu Bát tự là “Canh Thân, Mậu Dần, Giáp Dần, Bính Dần" có vận khí ở cung Kim Thủy, là mệnh tiến sĩ; hoặc Bát tự gồm “Canh Thân, Mậu Dần, Giáp Mộc, Canh Ngọ", người số này ắt được phú quý, nhưng phải có vận may trợ giúp, không khắc chế Canh Đinh.
Bát tự có Địa chi hợp thành Kim cục, lại có Canh, Tân, xuất hiện trong Can, mệnh của người không tốt lành vì Bát tự không có Bính Hỏa, Đinh Hỏa phá Kim, là cách cục có tên gọi “Mộc bị Kim thương" (Mộc bị Kim làm tổn thương), nên bị tàn tật (do Sát nhiều tấn công bản mệnh không có Dụng thần giải cu, là điểm xấu).
Đoạn này là trường hợp Bát tự có Mộc nhiều Kim ít, Dụng thần là Tài sinh ra Sát, tên gọi là "Tài Sát tương sinh “ Kim mạnh lấy Đinh Hỏa Dụng thần để khắc chế, gọi là “Thương Quan giá Sát"; nếu Địa chi hợp thành Kim cục, lại có Canh, Tân xuất hiện trong Can, Sát vượng không bị khắc chế, Nguyệt lệnh đang ở cung Lâm Quan, nên không thếể tạo thành cách cục Tòng Sát, Mộc bị Kim làm tổn thương, chắc chắn là mệnh người tàn tật, yểu mệnh, giống trường hợp Bát tự chỉ toàn Canh Tân như doạn trên.
Địa chi tạo thành Hỏa cục, Mộc bị tiết chế khí thế quá nhiều, tuy không số kẻ ngu ngốc, khiếp nhược, nhưng thường bị tai họa, bệnh tật. (Đây là trường hợp Địa chi hợp thành Dần, Ngọ Tuất, Hỏa cục tiết chế Mộc, thuộc trường hợp Mộc bị tiết chế khí thế thái quá.)
Cách cục Mộc Hỏa Thương Quan, vốn là số mệnh thông minh, xem đoạn nói về trường hợp Mộc Hỏa thông minh ở phần trên, nhưng nếu Địa chi hợp thành Hỏa cục, khí thế của Mộc bị tiết chế thái quá lại không có Thủy thấm nhuẩn, là số mệnh bệnh tật, vào sâu trong mùa Xuân, khí Dương mạnh còn Mộc khô kiệt, Địa chi có Quý Thủy sẽ tạo được sự trung hòa, Mộc và Hỏa đều vượng, cũng tạo thành cách cục đẹp (Giáp Mộc mạnh gặp Hỏa bị tiết chế làm yếu bớt, gọi là Mộc Hỏa thông minh; nếu bản mệnh yếu gặp Hỏa là tiết chế khí của Mộc thái quá).
Nếu Chi tạo thành Mộc cục, phải có Canh mệnh mới cao quý; nếu không có Canh, mệnh của nam là kẻ đi tu, cô độc; mệnh quả nữ đơn côi, góa bụa; nhưng nếu có nhị Canh xuất Can lại là mệnh đại phú đại quý.
Nếu Địa chi của Giáp Mộc hợp thành Mộc cục, không dùng cách cục Khúc Trực Nhân Thọ, Mộc vượng lấy Canh Kim Dụng thần khắc chế là tốt nhất; kế đến mới lấy Đinh Hỏa Dụng thần tiết chế khí thế của Mộc, có nghĩa là Bát tự phải có Canh mệnh mới cao quý, tức câu "Trùng kiến sinh vượng, tất dụng Canh Kim trác tạc" (Thấy Mộc sinh vượng (cây xanh tốt), ắt dùng Canh Kim đẽo gọt) như trong Tổng luận đã viết. Nếu trong Bát tự thấy có hai Canh, số đại phú quý. Phàm mệnh Giáp Mộc nếu dùng Canh thì cao quý, dùng Tân ngược lại, vì Canh Kim có thể phá Giáp, còn Tân Kim sức yếu, không có công dụng đẽo gọt Mộc. Mộc thịnh không có Kim, là người có mệnh thích ăn không ngồi rồi, lười biếng, không thành tựu sự nghiệp nào cả.
Nếu Địa chi hợp thành Thủy cục, có Mậu xuất hiện trong Can, là mệnh cao quý; nếu không có Mậu khắc chế Thủy, Thủy nhiều Mộc trôi dạt, người số mệnh này không chỉ nghèo hèn mà chết không có đất chôn.
Mộc mùa Xuân, đang vào lúc vượng, không cần nhờ Ấn (Thủy) sinh Mộc, nếu Tứ trụ khi Dương mạnh làm Mộc khô kiệt mới nên có một, hai giọt nước trợ giúp; còn nếu quá tối tăm ẩm thấp, ắt gây tổn hại cho Mộc; nên nếu Địa chi hợp thành Thủy cục, cần phải có Mậu Thổ xuất Can khắc chế Thủy cứu Mộc, và khi đó càng cần Binh Hỏa sưởi ấm, mới là mệnh cao quý. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp Giáp Mộc vào đầu Xuân, không có Bính, Đinh, Bát tự chỉ toàn Nhâm, Quý ở đoạn trên đã viết.
Tóm lại, Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai, nếu Bát tự có Canh và Mậu là mệnh thượng thừa; nếu như có Đinh xuất hiện trong thì là mệnh đại phú đại quý, vì nếu không có Mậu Thổ, Canh Kim không có chỗ dựa; hoặc nếu Mộc nhiều không có Canh, lấy Đinh Dụng thần, gọi là “Mộc có Hỷ thần ở phương Nam" lại là kẻ nhu nhược.
Vào đầu Xuân, thời tiết còn lạnh, nên Bát tự nếu có Bính, Quý (Bính Hỏa sưởi ấm Mộc, Quý Thủy thấm nhuần Mộc) là mệnh thượng thừa; vào cuối Xuân Mộc đã già, Bát tự có Canh, Mậu là thượng mệnh, nếu có Dụng thần Canh, Mậu, Đinh là mệnh thượng thượng (cực tốt) dù Tài làm Dụng thần trợ giúp cho Sát, không bằng được Tài và Sát cùng mạnh; nên nếu mệnh có cách cục “Thực Thương chế Sát" là mệnh cao quý. Vào mùa Xuân, Kim rơi vào cung Hưu Tù, nếu không có Mậu, Canh Kim sức yếu, không thể phá Giáp; nếu Canh Kim Dụng thần không thể tách rời Mậu Thổ. Nếu Mộc nhiều không có Canh, lấy Đinh Dụng thần, không thể gọi là cách cục “Mộc Hỏa thông minh" vì Mộc có Hỷ thần ở phía nam (phía nam tức hướng của Hỏa) mềm yếu, cách cục tuy quý, nhưng chẳng qua là mệnh học trò thư sinh, vì khí thế của Mộc đã bị tiết chế làm yếu nhiều rồi vậy.
Phàm Giáp Mộc mùa Xuân, nếu lấy Canh làm Dụng thần, Thổ là vợ, Kim là con; nếu lấy Đinh làm Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con (Đó là do nguyên tắc “Dụng thần là con, Ngũ hành sinh ra Dụng thần là vợ").
Nếu Canh làm Dụng thần tức lấy Sát làm Dụng thần, Tài là vợ, Quan Sát là con; lấy Canh làm Dụng thần tức Thương Quan làm Dụng thần, Tỉ Kiếp là vợ, Thực Thương là con. Mùa Xuân là nói chung, không phân biệt đầu Xuân hay giữa Xuân, Giáp Mộc trong tháng Giêng, tháng hai, tháng ba đều giống nhau về cách Dụng thần.
Hoặc Giáp Mộc vào tháng hai, nếu Bát tự Canh Kim có chỗ dựa gọi là cách cục “Dương Nhẫn giá Sát" số mệnh có thể được Dị đồ tiểu quý".
Nếu làm quan võ càng quý hiển, nhưng phải có cách cục “Tài tư Sáť" (Tài trợ giúp Sát), trong Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) thấy có sao Tài, là số một anh hùng chống vạn người (Anh hùng độc áp vạn nhân); nhưng nếu Bát tự thấy Quý Thủy, Tài, Sát sẽ bị vây khốn, lại chỉ là số kẻ du côn; nếu Nhẫn mạnh ắt mệnh không tốt (nhiều điểm dữ); Sát mạnh không bị điểm xấu, nhưng tính cách ngang ngược.
(1) Dị đồ – chỉ người được danh lợi hoặc chức quyền nhưng không theo trình tự thi cử thông thường, ví như được làm quan nhờ tuyển cử, như những đại biểu Quốc hội ngày nay được dân bầu lên.
Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai, không thể có cách cục Tòng Tài hóa Thổ.
Việc suy đoán Giáp Mộc tháng Giêng, tháng hai, giống như đã đề cập nhiều ở phần trên, nhưng trường hợp cách cục Sát Nhẫn của Giáp Mộc tháng Giêng không có, nên cần nói riêng, Giáp Mộc tháng hai, nếu Canh Kim có chỗ dựa gọi là cách cục “Dương Nhẫn giá Sáť", Canh Kim có chỗ dựa tức Địa chi thông căn đắc lộc. Cách cục Sát Nhẫn thích hợp mệnh làm quan võ, không thích hợp với quan văn, nên có câu “Nếu làm quan võ càng quý hiển", còn quan văn chẳng qua là mệnh Dị đồ tiểu quý. Nói chung, cách cục Dương Nhẫn giá Sát của Giáp Mộc tháng hai (Giáp Mộc lấy Mão làm Dương Nhẫn, Canh làm Thất Sát), nếu Sát và Nhẫn ngầm hợp là hữu tình (Mão là Dương Nhẫn, Canh là Sát. At Mộc trong cung Mão tức Dương Nhẫn ngầm hợp với Canh Kim, cứ thế suy ra trường hợp khác). Nếu Canh Kim bị Hưu, Tù vô khí, cần có Tài trợ giúp cho Sát, mới làm cho Sát và Nhẫn đều ngừng lại, nếu không có Tài, Nhẫn mạnh, Sát yếu, chẳng qua chỉ được Dị đồ tiểu quý. Phàm cách cục Sát Nhẫn, không nên có Thực Thương chế Sát, nếu vận khí của số mệnh mạnh Giá Sát nắm quyền. Nhưng trong Bát tự có Quý Thủy, sẽ tiết chế khí thế của Sát, làm mất tác dụng khắc chế Nhẫn, cần có Tài trợ giúp Sát, nhưng không cần Sát mạnh. Sát mạnh tạo thành Độc Sát nắm quyền, nếu Canh Kim trùng trùng, Nhẫn yếu giống trường hợp Giáp Mộc tháng Giêng, Bát tự chỉ toàn Canh, Tân, tức Mộc bị thương tổn. Trường hợp Nhẫn mạnh, tức trong Địa chi có nhiều Mão Mộc (Mộc trong cung Mão), không có Sát khắc chế, åt gặp điềm dữ. Sát mạnh không có điềm xấu nhờ Nhẫn vượng nắm quyền, nhưng tính cách ngang ngược, hình khắc nặng. Sách cổ viết: “Nhẫn vượng phúc hành Nhẫn đia. tiến lộc đắc tài xứ, tất tử ư dược thạch chi gián. Sát vượng phúc hành Sát địa, kiến nghiệp lập công xứ, tất tử ư đao kiếm chi hạ." (Nhẫn mạnh lại rơi vào cung Nhẫn, là nơi Tiến lộc đắc tài, ắt chết trong bệnh tật; Sát mạnh lại vào đất Sát, là nơi tạo lập cơ nghiệp, ắt chết dưới gươm đao). Lời này khá linh nghiệm. Cách lấy Dụng thần của Giáp Mộc tháng hai giống như Giáp Mộc sau ngày Vũ Thủy tháng Giêng, chỉ hơi khác ở trường hợp cách cục Sát Nhẫn mà thôi.
Sách cổ viết: “Mộc vượng nghi Hỏa chi quang huy, Thu Vi khả thí, Mộc hướng Xuân sinh, xử thế an nhiên hữu thọ, Nhật chủ vô y, khước hỷ vận hành Tài địa." (Bát tự nếu có Mộc vượng cần ánh sáng của Hỏa sưởi ấm, được thế có thể thì đậu vào mùa Thu (tức được cao quý), Mộc sinh trong mùa Xuân, sống yên ổn và trường thọ, nếu Nhật chủ (ngày sinh) của Bát tự không có chỗ dựa, cần vận khí có Hỷ thần ở cung Tài).
Mộc tượng trưng cho Nhân, kẻ có Nhân đức đương nhiên sống thọ. Nếu Địa chi hợp thành Mộc cục, không cần sinh trong mùa Xuân, phần lớn vẫn là số mệnh nhân hậu, sống thọ. Nếu Tứ trụ không có Canh có thể lấy Đinh làm Dụng thần, gọi là cách cục Thân vượng vô y (Bản mệnh mạnh không cần chỗ dựa), vận khí ở cung Tài, cần không bị Kiếp hao tổn mới tốt lành. Nhìn chung Giáp Mộc giữa tháng Giêng và tháng hai, tuy trong Tứ trụ không có Hỏa, nhưng vẫn có Hỏa ngầm Dụng thần, Thực Thương sinh Tài, vẫn tự có Hỏa có thể dùng, nhưng là cách lấy Dung thần bất đắc dĩ nên là Hạ cách