Giáp Mộc tháng tám, Mộc suy, Kim vượng, trước tiên nên dùng Đinh Hỏa, tiếp đến dùng Bính Hỏa, cuối cùng dùng Canh Kim.
Giáp Mộc tháng tám, Mộc khí bị Hưu, Tù, lúc này Kim vượng nắm quyền, lấy Đinh làm Dụng thần để khắc chế Kim, lấy Bính làm Dụng thần để điều hòa khí hậu, trong Nguyệt lệnh, Kim thần đang vượng, trước tiên nên dùng Đinh Hỏa làm Dụng thần, không có Đinh mới lấy Bính Hỏa Dụng thần để rèn đúc Kim, sức nóng của Đinh Hỏa mạnh hơn để điều hòa khí hậu, thì sức mạnh của Bính Hỏa mới đầy đủ, mỗi loại có ưu điểm riêng. Nếu trong Bát tự, Canh Kim nằm trong Can, không phải Đinh Hỏa không thể khắc chế, hoặc thấy Tân Kim xuất hiện trong Can, cũng nên dùng Đinh Hỏa vì Bính và Tân hóa hợp làm mất tác dụng khắc chế. Nếu Bát tự có nhiều Tỉ Kiếp hoặc Địa chi hợp thành Mộc cục, nên có Kim khắc chế, lại càng cần Hỏa khắc chế Kim, nên Canh Kim là lựa chọn thứ yếu.
Bát tự có một Đinh, một Canh ắt số mệnh khoa giáp hiển đạt, nhưmg nếu có một Quý xuất hiện trong Can, khó giữ được mệnh khoa giáp.
Một Đinh, một Canh, Hỏa Kim tương chế thành khí (vật dụng có ích) nên số mệnh khoa giáp hiển đạt, nếu có một Quý Thủy năm trong Can, khắc chế làm Đinh Hoa tổn hại, không thế khắc chế Canh Kim thành vật dụng có ích, nên số mệnh không đủ tạo được cao quý.
Trường hợp Bát tự có Bính, Canh dều xuất hiện trong Can, phú nhiều quý ít; nếu cả Bính và Đinh đều không có là mệnh người tu hành; nếu Bính xuất hiện trong Can, không có Quý, phú quý song toàn; nhưng nếu Quý xuất hiện ở Can, Binh bị khắc chế, chỉ là số tầm thường. Đoạn dưới nói Bính, Canh, về khả năng luyện kim Bính không bằng Đinh, nhưng Bính lại kiêm thêm tác dụng điều hòa khí hậu, nên phú nhiều quý ít. Nếu Canh Kim nằm trong Can, không có Binh, Đinh khắc chế, ắt Mộc bị Kim gây tổn hại, là số mệnh tu hành, giống trường hợp Chi hợp thành Kim cục ở sau. Đoạn trước nói về trường hợp Quý nằm trong Can làm Đinh Hỏa tổn hại, mệnh khoa giáp khó được bảo toàn. Ở đây lại nói Bính nằm trong Can không có Quý, phú quý song toàn, ý nghĩa như một.
Tóm lại, Kim vượng nên không thể không bị khắc chế, nhưng Dụng thần không thể bị tổn hại, nếu Dụng thần bị thương, là số mệnh tầm thường.
Trường hợp Chi hợp thành Hỏa cục, có thể tạm thời được cao quý, nếu Mậu, Kỷ một trong hai nằm trong Can, có thể làm phú ông (lão ông giàu có).
Địa chi hợp thành Hỏa cục, khắc chế Kim thái quá, Quan tinh bị tổn hai, nên tam thời được cao quý, Mậu, Kỷ giúp tiết chế Hỏa, cách cục biến thành Thương Quan sinh Tài, Tài tinh đắc dụng, nên cách cục là cự phú (giàu lớn) nhưng bản mệnh phải mạnh mới luận theo trường hợp này.
Trường hợp Địa chi hợp thành Kim cục, trong Thiên can có Canh Kim, Mộc bị Kim làm tổn hại là số mệnh tàn tật, chỉ có Binh, Đinh phá Kim, về già mang bệnh kín (do bản mệnh yếu gặp Kim quá mạnh, là cách cục Sát trọng thân khinh, là mệnh kẻ tàn tật).
Vào tháng tám, Mộc khí ở cung Hưu, Tù. Kim thần đang mạnh. Nếu Địa chi hợp thành Kim cục, còn Canh Kim, tức Sát nằm trong Can, Mộc bị Kim làm tổn hại, không yếu mệnh cũng tàn tật. Nếu chỉ có Canh Kim nằm trong Can, Địa chi không hợp thành Kim cục, không có Bính, Đinh khắc chế đã xấu, huống hồ Địa chi hợp thành Kim cục, dù được Bính, Đinh phá Kim nhưng Mộc khí vẫn ngầm tổn hại, về già sẽ có bệnh tật; nếu lại có vận Nhâm, Quý, Bính, Đinh bị khắc, ắt gặp chết chóc.
Trường hợp Địa chi hợp thành Mộc cục, Tỉ Kiếp nằm trong Can, nên lấy Canh Kim Dụng thần trước tiên, kế mới lấy Đinh Hỏa Dụng thần.
Vào tháng tám giữa Thu, Mộc đã già, sức sống co vào trong, nên là lúc dùng cách cục Phủ kha (rìu búa). Địa chi hợp thành Mộc cục, Can nằm trong Tỉ Kiếp, Mộc mạnh lên chỉ còn một số cành khô vô dụng, nếu lấy Canh Kim Dụng thần trước tiên, đó là do khí Thu lấy Sát sinh trưởng, tạo thành cách cục Sát Nhẫn. Giữa Thu, Kim vượng nắm quyền, cần dùng Đinh Hỏa giúp khắc chế Sát. Canh Kim có Đinh Hỏa phát huy được công dụng của cách cục Phủ kha (Kim được Hỏa chế tạo, Mộc được Kim chế tạo như búa [bằng kim loại] được tra cán [bằng gỗ] vào, trở thành vật có ích), Thu Mộc được thịnh, Sát vượng bị khắc chế, ắt là cách cục cao quý.