Giáp Mộc tháng năm, tháng sáu, tính chất Mộc khô héo, nên tương trợ nhau. Vào tháng năm, trước dùng Quý, sau dùng Đinh, cuối cùng đến Canh Kim.
Vào tháng sáu, Tam phục sinh hàn (lạnh), Đinh Hỏa suy yếu, trước nên dùng Đinh, sau dùng Canh, không có Quý cũng được, hoặc vào tháng năm, nếu không có Quý, dùng Đinh cũng được nhưng phải có vận khí ở phía Bắc mới tốt.
Cách lấy Dụng thần của Giáp Mộc trong ba tháng mùa hè, dùng tiết Đại Thử như ranh giới, trước hết Đại Thử cách lấy Dụng thần giống nhau, lúc đó tính chất của Mộc khô héo, nên cần kíp phải điều hòa khí hậu, vì vậy không thể không có Quý Thủy. Đinh Hỏa chỉ dùng hỗ trợ, Thủy nhờ Kim sinh ra, nên dùng Canh để phối hợp, tương tự như trong tháng tư. Còn sau tiết Đại Thử khí Tam phục sinh hàn (Tam phục gồm: Sơ phục, trung phục, mạt phục, chỉ chung thời kỳ nóng nực). Kim và Thủy dần mạnh lên, không có Quý Thủy trong Bát tự cũng được, nhưng tháng năm và tháng sáu, vẫn còn ở vào thời kỳ nóng khô, khiến cách cục ban dầu thiếu Quý Thủy, nếu bất đắc dĩ lấy Đinh Dụng thần can có vận may ở phía Bắc thuộc đất của Thủy mới tốt.
Giáp Mộc tháng sáu, Moc thịnh, trước tiên dùng Canh Dụng thần, Canh thinh trước tiên lấy Đinh Dung thần. Vào tháng năm, nếu Bát tự có Quý và Canh cùng xuất hiện trong Can là Thượng cách. Vào tháng sáu, Bát tự có Đinh và Canh cùng nằm trong Can cũng là Thượng cách vì Dụng thần dều nằm trong Can tạo thành cách cục Mộc Hoa thông minh, đương nhiên mệnh số phú quý, nhưng nếu Bát tự có Canh ít, Đinh nhiều lại là mệnh số tầm thường; nếu chỉ một Canh và một Đinh, chắc chắn thành danh.
Giáp Mộc quá thịnh, cẩn có Canh Kim khắc chế, Canh Kim quá nhiều, lại cần Đinh Hỏa khắc chế, tháng sáu, cung Mộc là thuộc Mộ, gặp Hợi và Mão hội thành cục, nên trước tiên cần lấy Canh Dụng thần. Tháng năm là lúc Đinh Hỏa nắm quyền, lửa mạnh cây héo, quan trọng nhất vẫn cần điều hòa khí hậu, vì vậy dùng Canh Kim để sinh Quý, dưỡng Mộc là Thượng cách, sau ngày tiết Đại Thủ, Kim Thủy dần mạnh lên, nếu Canh Kim nhiều có thể lấy Đinh Hỏa Dụng thần để khắc chế, sẽ hợp thành cách cục Mộc Hỏa thông minh, là Thượng cách. Nếu Canh ít, Đinh nhiều, sự khắc chế vưot quá Thất Sát lại không nên, vì vậy chỉ cần một Đinh, một Canh tạo thành cách cục khắc chế nhau. Phàm các tháng trong cả năm, nên chia thành nửa đầu tháng và nửa cuối tháng trước tiết Đại Thử, nếu không có Quý mệnh sẽ không được cao quý, còn thấy có Canh, Đinh chắng qua được Dị đồ tiểu phú. Giống như Giáp Mộc tháng tư, sau tiết Đại Thử, Bát tự không có Quý, có Canh và Đinh vẫn có thể là số cao quý, đó là điểm khác giữa tháng tư và tháng năm. Tháng năm, tháng sáu, tính chất của Moc yếu ớt, khô héo, vẫn lấy Quý Thủy Dụng thần là Chính cách, còn lấy Canh, Đinh Dụng thần, chỉ là bien cách phải tạm dùng.
Tóm lại, tháng năm, tháng sáu, nếu lấy Đinh Hoa Dụng thần cần vận may ở phương Bắc (dại vận của Hợi, Tý, Suu) mới không đến nỗi chết chóc nhưng bất lợi nếu vận khí ở Hỏa địa (phương Nam), còn nếu vận ở Hoa địa, gọi là “Mộc hóa thành tro" sẽ nguy hiểm đến tính mạng; Nếu vận khí ở phía Tây (Đại vận cung Thân, Dậu, Tuất) cũng không tôt, tên gọi là cách cục “Thương Quan gặp Sát", có tai họa bất trắc; duy chỉ ở phương Đông là tốt lành; tiếp đến là ở phương Bắc. Đó là nói về cách lấy Đinh làm Dụng thần của Giáp Mộc trong tháng năm, tháng sáu.
Giáp Mộc trong tháng năm, tháng sáu lấy Quý Thủy làm Dụng thần chính, nếu Bát tự Chi nhuận Mộc vinh (tức Địa chi có Thủy thấm nhuận, Mộc sẽ tươi tốt), nên lấy Canh, Đinh Dụng thần (tức cách cục “Thương Quan chế Sát" lại còn gọi là “Canh Kim phá Giáp dẫn Đinh" là cách cục Mộc Hỏa thông minh, mệnh cao quý, nhưng đây là cách cục ngoại lệ.
Tóm lại, mùa Hạ, tính chất của Mộc khô héo, chỉ thích hợp với nơi sinh vượng, không thích hợp nơi đất Tử tuyệt. Vận ở phía Nam, Hỏa vượng Mộc chết, Mộc bị thiêu thành tro; vận ở phía Tây, trong số mệnh ban đầu Nhâm, Quý không nằm trong Can, Mộc không có Thủy dẫn hóa, gặp tai họa bất trắc; chỉ có vận ở phía Đông tốt nhất, là vượng địa của Giáp Mộc; thứ đến phía Bắc. Vào mùa hè, nếu Mộc lấy Đinh Dụng thần bi tiết chế khí thế quá nặng, phải có Thủy sinh Mộc, lại có thể khắc chế Hỏa, nên tuy gọi là “Lấy Đinh làm Dụng thần", nhưng thực tế vẫn theo cách cục “Phối Ấn" (Thương Quan bội Ấn), nguyên nhân của khí hậu mùa hè, không có Kỳ là rất nghiêm trọng (Kỳ, màu xanh đen là màu của Thủy và Mộc), tuy trong Tứ trụ không có Thủy để Dụng thần; không thể không chờ vận Thủy Mộc bổ sung khiếm khuyết.
Hoặc trường hợp Tứ trụ toàn Binh Hỏa, thêm có Đinh Hỏa, không thấy có Quan, Sát, gọi là Cách cục “Thương Quan thương tận", đây là cách cục đặc biệt nhất. Bát tự có cách cục này là mệnh thanh quý, số nhất định có tài năng, học vấn hơn người. Nếu có phong thủy tốt, chắc chắn là khoa giáp nhưng Tuế vận (vận của tuổi) không nên vào năm Thủy. Nếu trong trụ có Nhâm, Quý, vận lại gặp Thủy ắt bị nghèo khổ, chết yểu.
Cách cục toàn Binh Hỏa, không có Quan Sát, Ấn Thụ (Kim và Thủy), là “Mộc Hỏa Thương Quan", biến thành cách cục “Viêm Thượng" (lửa nóng bốc cao), hay có tên khác là “Tòng nhi" (Mệnh quá yếu nên theo "Tòng cách", ở đây thành “Tòng Hỏa cách". Cục thế thiên về vượng, không nên ngược với khí thế đang vượng của cách cục, nếu luận theo toàn cục, đó chính là cách cục “Viêm thượng"0), Nếu có Thủy cũng như dùng chén nước chữa cháy (ý nói vô ích), càng làm lửa bốc cao; nếu cách cục ban đầu có ít Thủy lại không có nguồn (vô căn được Giáp Mộc dẫn hóa, Hỏa vương Thủy khô cạn, không đủ sức phá vỡ cách cục, nếu vận lại gặp Thủy, Thủy Hỏa xung khắc lẫn nhau, nên số người nghèo khổ, chết yểu, giống như trường hợp cách cục “Viêm thượng" gặp Thủy (theo cách cục Khí mệnh tòng Hỏa muốn có Hoa để tăng thêm sức mạnh, nếu gặp Thủy khắc chế gọi là “Nghịch vượng", nên luận theo vận xấu).
(1) "Cách cục Viêm thượng" vốn chỉ chuyên vượng Hỏa cách, tức cách cục hỏa rất mạnh, ở đây mượn hình ảnh “Viêm thượng" ví dụ với cách cục “Tòng Hỏa" vì cả hai cách cục đều thuộc cách cục Khí mệnh Tòng Hỏa (bỏ mệnh theo Hỏa), không thích bị Thủy khắc Hỏa
Phàm Dụng thần quá nhieu, không dễ khắc chế, tốt nhất là tiết chế bớt.
Đối với người có mệnh hợp thành cách cục Mộc Hỏa Thương Quan thì thông minh, nhân hậu, nhiều kiến thức, đa nghi, tuy không có ý hại nhưng tỏ ra bất bình thường. Nếu là mệnh nữ lại khác, mệnh người nữ có cách cục “Mộc Hỏa Thương Quan" (Thương Quan bị tiết chế vẻ dep) là người rất thông minh, tính chất của Mộc là Nhân Thọ, nên rất nhân hậu. Mùa hè, Hỏa vượng Mộc héo, nếu không có Nhâm, Quý phối hợp, khó tránh khỏi chết khô. Sách "Đích Thiên Tủy" viết: “Ngũ hành bất lệ, tính chính tình hòa, trọc khí thiên khô, tính tình quai nghịch" (Ngũ hành điều hòa, tính tình đoan chính hòa nhã, trọc khí phát triển lệch, tính tình ngược ngạo) là nói về trường hợp này. Mệnh người quá thiên lệnh không được trung hòa. Trên đây luận về Thương Quan cách.
Nếu trong Tứ trụ có nhiều Kim, gọi là “Sát trọng thân khinh" là mệnh số trước giàu sau nghèo, không có vận may trợ giúp, không nghèo khổ cũng yểu mệnh, hoặc Bát tự có nhiều Canh, lại có một hoặc hai Bính, Đinh chế phục, rồi có Nhâm, Quý xuất hiện trong Can, tiết chế khí thế của Kim, lại là mệnh trước nghèo, sau giàu. Đối với trường hợp trước lấy Thực Thương Dụng thần, trường hợp sau lấy Tài Sát Dụng thần, nhưng đều không thể thiếu Ấn.
Mộc vào tháng năm, tháng sáu, vào đất Tử, Tuyệt, neu trong Tứ trụ Bát tự có nhiều Kim, không có Nhâm, Quý tiết chế Kim để sinh Mộc, gọi là “Sát trọng thân khinh", can có vận may trợ giúp bản mệnh, nếu không là mệnh số nghèo khổ hoặc yêu mệnh. Vào tháng năm, Kỷ Thổ đc lộc, tháng sáu Kỷ Thổ dang vượng. Tài tinh vốn khấp nhà cửa, nhưng vì Giáp Mộc khô héo, không thể gánh vác được Tài, nếu Canh nhiều có Bính, Đinh (Thực Thân, Thưng Quan) chế phục, mệnh yếu có Nhâm, Quý (Ấn Thụ) giúp đỡ, lại là điểm trước nghèo, sau giàu. Vì Nhâm, Quý không chỉ có thể tiết chế khí thế của Kim, lại có thể nhuận Thố để Thổ khắc chế Hỏa vun bối cho Mộc, lúc đó Khô Mãc (cây héo) biến thành Hoạt Mộc (cây tươi), Tài, Quan đều có thể làm Dụng thần, vì vậy Giáp Mộc mùa hè không thể thiếu Nhâm, Quý tức Ấn Thụ phối hợp.
Hoặc trường hợp Tứ trụ nhiều Thổ, trong cung Mii (tháng 6) có Ât, không nên tạo thành cách cục Khí mệnh tòng Tài.
Mộc trong các tháng của năm, nếu nhiều Thổ, luận theo cách cục Tòng Tài, vào tháng Mùi (tháng 6), là lúc Kỷ Thổ vượng nhất, là tháng duy nhất không nên khính suất luận theo Tòng cách, vì Mùi là Mộc khó, Giáp Mộc có nguồn (Căn). (Theo "Tứ khổ luận, tháng Thin (tháng ba) là Thủy khố, tháng Mùi (tháng 6) là Mộc khó, tháng Tuất (tháng 9) là Hỏa khố, tháng Sữu (tháng 12) là Kim khố. Trong cung Mùi tàng chứa Ất Mộc, nên Ất Mộc tuy yếu nhưng có khí, tục ngữ nói nếu gặp Mộc khố không nên khinh suất luận theo cách cục Tòng Tài).
Giờ sinh và tháng sinh đều có Kỹ Thổ nằm trong Can, gọi là "Nhị Thổ tranh hợp" (Nhật nguyên Giáp Mộc, thấy có hai Kỹ Thổ có ý hóa hợp, nên gọi là Tranh hợp). Nếu là người nam, số bôn ba lu lạc, nếu người nữ dâm đăng, hạ tiện, nhưng nếu có hai Giáp, Kỹ Thổ không tranh hợp nữa, cũng chỉ là mệnh số tầm thường. Hoặc trường hợp Tứ trụ có Thìn, Thiên Can thấy có một Kỳ, hai Giáp, người này danh lợi song toàn, đại phú đại quý. Nếu tháng sáu, Địa chi có Dân (Thời chi) gọi là "phùng thời hóa hợp" rất tốt.
Giáp Mộc tháng năm, tháng sáu, không theo cách cục Tòng Tài nhưng có thể hóa hợp, song hóa khí cần có Thìn (phàm hóa khí đều cần có Thìn, nguyên thần của hóa khí mới thoát ra, như Giáp, Kỷ hóa Thổ gặp Thìn, phối với Thiên Can Mậu Thìn, là nguyên thần của Thổ), mới gọi là Chân hóa (Hóa hợp thật sự). Ngưoc lại, tuy không đố kỵ (gọi là Đố kỵ, là trong cách cục chỉ có một Kỷ Thổ, nhưng lại thấy có Giáp Mộc, ngoài Giáp Mộc của Nhật nguyên, tạo thành thế hai Giáp Mộc hợp một Kỷ Thổ, tình trạng này gọi là “Đố hợp"), cũng thuộc mệnh số tầm thường. Hóa khí thích ở nơi vượng địa, Giáp, Kỷ hóa Thổ, mà sinh vào tháng năm, tháng sáu, là lúc Hỏa sinh Thổ vượng, gặp thời, đắc địa, nên không thể không đại phú quý, nhất là vào tháng sáu, lúc Thổ vượng càng tốt đẹp, chỉ sợ hóa khí không thật mà thôi (nếu trường hợp hóa khí không thật, bản mệnh của Giáp Mộc thuộc loại yếu, nên lại kị nơi đất Hỏa Thổ, chỉ thích vị trí của Thủy Mộc).
Hóa hợp cách, lấy Quý Thủy là vợ, Đinh Hỏa là con (cách cục hóa khí lấy Ngũ hành của khí sinh hóa làm con, lấy Ngũ hành hóa thần khắc chế là vợ. Ở đây đang luận về cách cục Hóa Thổ, nên lấy Thủy là vợ, Hỏa là con). Nếu hai Kỷ một Giáp tranh hợp, nên lấy Tỉ Kiếp trong Địa chi Dụng thần, thấy Thìn trong Can Chi, vẫn lấy Giáp Dụng thần. Nhâm Quý là vợ, Giáp Ât là con (lấy Tỉ Kiếp Dụng thần ắt Ti Kiếp là con; còn Nhâm, Quý sinh ra Tỉ Kiếp là vợ).
Phàm cách cục Hóa khí đều lấy “Sinh ngã hóa thần làm Dụng". Cách cục Giáp, Kỷ hóa Thổ, ắt phải lấy Hỏa lam Dụng thần. Từ Dụng thần xem Tử tinh (ngôi sao tượng trưng con) nên nếu mệnh lấy Hỏa làm Dụng thân, tức lấy Hỏa làm con, dùng Ngũ hành mà Hóa thần khắc chế làm Thế tinh (ngôi sao tượng trưng vợ) nên lấy Quý Thủy làm vợ. Hai Kỷ tranh hợp, không phải cách cục Hóa khí nên cách xem vợ con cách cục này, cũng như các cách cục bình thường. Cách cục này có Tài vượng, bản mệnh yếu, nên lấy Ti Kiếp làm Dụng thần, tức nếu có Mậu Thìn trong Can cũng không luận theo Hóa cách, từ Dụng thần để xem Từ tinh, còn Ngũ hành sinh ra Dụng thần là The tinh, nên nếu lấy Tỉ Kiếp làm Dụng thần, Giáp, Át là con, Nhâm, Quý là vợ.
Các trường hợp khác lấy Canh làm Dụng thần, Thổ là vợ, Kim là con; lấy Đinh Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con.
Trường hợp lấy Canh làm Dụng thần, tức lấy Quan, Sát làm Dụng thần, Tài là vợ, Quan, Sát là con. Lấy Đinh Dụng thần, tức Thực Thương Dụng thần, Tỉ Kiếp là vợ, Thực Thần là con. Nếu mệnh người nữ lấy Thê tinh làm Phu tinh (tượng trưng người chồng), Dụng thần là con, cả Thập Can đều vậy.
Nữ mệnh cũng giống như cách xem nam mệnh, chỉ khác phải đổi Thê tinh thành Phu tinh. Nam mệnh lấy Sinh ngã Dụng thần làm ngôi chồng, thói thường lấy Tài là vợ, Quan là con, không biết rằng do ngày xưa chuyên trọng Tài Quan, lấy Quan làm Dụng thần, nên mới lấy Tài xem như ngôi vợ, nếu nữ chấp mê, là hiểu biết sai lạc, đây là lẽ hiển nhiên chỉ có trong sách này.
Hoặc Bát tự toàn Kỷ Thổ, không thấy có Mậu Thổ, là cách cục Giả Tòng, người mệnh này suốt đời dè dặt, lại sợ vợ, nếu không có Án Thụ, suốt đời nghèo khổ. Tháng sáu, không có Ân Thụ (Thủy) còn tạm được, nhưng tháng năm tuyệt đối không thể thiếu Thủy.