Giáp Mộc vào mùa Thu, tính chất sắp khô héo, lúc ày Kim Thổ đang vượng, nên trước tiên dùng Đinh, tiếp đến dùng Canh. Đinh và Canh đều có, sẽ chế tạo Giáp Mộc thành Họa kích (một loại vũ khí).
Mùa Thu Mộc đã già, cành khô lá héo, cần dùng Canh Kim đẽo gọt mới thành nguyên liệu làm trụ, làm cột. Sách viết: “Tử Mộc đắc Kim nhi tạo, Canh Tân tất lợi" (Tử Mộc muốn được Kim chế tạo, dùng Canh Tân ắt lợi). Vào lúc này, Kim đang mạnh và nắm quyền, nên Mộc vào mùa Thu gặp Kim, gọi là Chân thần đắc dụng, đa phần được quý hiển, không như Mộc vào mùa Hè thấy Hỏa. Mộc vào mùa Đông thấy Thủy, đều rất kị. Giáp Mộc được Canh Kim đẽo tạc sẽ thành nguyên liệu tốt. Canh Kim thích Đinh Hỏa rèn đúc thành vật dụng có ích. Đó là tổng luận về Giáp Mộc trong mùa Thu, nên lấy Đinh, Canh Dụng thần.
Tháng bảy, Giáp Mộc có thể làm kích (vũ khí), nhưng Không phải Đinh Hỏa, không thể chế tạo Canh Kim, không có Canh Kim không thể chế tao Giáp Mộc, nếu Bát tự có Đinh, Canh cùng xuất hiện trong Can, có thể là mệnh khoa giáp.
Mộc vào mùa Thu, là gỗ làm nguyên liệu, nếu có Kim chế tạo có thể thành Họa kích (một loại vũ khí). Nhưng không phải Đinh Hỏa không thể chế tạo Canh Kim, không có Canh Kim không thể chế tạo Giáp Mộc, Đinh, Canh cùng xuất hiện trong Can, là phối hợp tốt nhất cho Giáp Mộc, giúp Giáp Mộc thành đại khí (vật có ích)* có nghĩa là nếu lấy Canh Kim Dụng thần, không thể thiếu phối hợp với Đinh Hỏa.
Tháng Thân (tháng bảy) Canh Kim đắc lộc, Sát và Ấn tương sinh, vận may ở đất Kim Thủy, ắt hiển đạt, người có Bát tự lấy Canh Kim Dụng thần, có vận Kim Thủy số mệnh đại quý. Đây nói về trường hợp lấy Canh Kim Dụng thần, trong cung Thân (tháng bảy), Canh Kim đắc lộc nên Nhâm Thủy trường sinh, Sát và Ân đều tụ ở Nguyệt lệnh, đồng cung đắc khí. Canh Kim nhân đó càng vượng. Nếu Can xuất Can không có Đinh khắc chế, làm thương tổn Giáp Mộc. Nếu Bát tự có Đinh, ắt Kim, Mộc thành vật có ích. Trong Nguyệt lệnh, Sát, Ấn tương sinh, nếu lại có vận Kim, Thủy, Dụng thẩn đắc địa, nên chắc chắn là mệnh đại quý.
Hoặc trường hợp Bát tự có Canh xuất hiện trong Can, nhưng không có Đinh, mệnh chỉ được giàu có (phú) mà thôi, người có mệnh này hay nhọc lòng lo nghĩ, không thể nhàn tản an hưởng. Trường hợp Đinh xuất hiện trong Can, Canh tàng ẩn, là mệnh Thanh khâm tiểu phú"), hoặc trường hợp Bát tự có Canh nhiều nhưng không có Đinh, số là kẻ tàn tật, bệnh hoạn, nếu đi tu may có thể tránh tai họa.
(1) Thanh Khâm. cách ăn mặc của thư sinh, học trò thời xưa.
Nếu lấy Canh Dụng thần, không thể thiếu Đinh phối hợp với Canh, tuy Nguyệt lệnh Sát, An tương sinh, có vân Kim Thủy, nhưng Bát tự không có Đinh, Kim không thể thành vật dụng có ích, nên chỉ có the giàu có mà thôi (có phú không quý); hơn nữa, do Sát vượng nên ất số mệnh vất vả, không được hưởng nhàn. Còn trường hợp Đinh xuất hiện trong Can, nhưng Canh tàng ẩn, Dụng thần của Canh tức Sát không phát huy được, nhưng nhờ trong Nguyệt lệnh Canh Kim đang vượng nên có Đinh tương khắc nên mệnh được Thanh khâm tiểu phú (người có học ít nhiều). Giáp Mộc ở cung Thân (tháng bảy) bị Hưu, Tù nên yếu ớt, nếu Canh nhiều (tức trường hợp Bát tự có Địa chi hợp thành Kim cục và Can lại có nhiều Canh, Tân), không thấy có Đinh khắc chế, Mộc sẽ bị Kim làm tổn thương, ắt số tàn tật, là số mệnh gian khổ. Thêm đó, Mộc mùa Thu thích bị Kim khắc chế nên không sợ Kim vượng, nhưng Mộc mùa Thu phải mạnh (tức Địa chi của Bát tự phải là Dần, Mão, Thìn, hoặc Hợi, Mão, Mùi, Mộc được đắc địa, nếu không, Mộc bị yếu kị Kim khắc phạt thái quá); nếu Bát tự có Canh, Đinh nằm trong Thiên can, Canh Kim đang vượng lại có Đinh Hỏa chế phục, sẽ là số mệnh đại phú đại quý. Tuy vẫn có thể lấy Binh Hỏa làm Dụng thần, nhưng không mạnh bằng lấy Đinh Hỏa Dụng thần, vì Bính Hỏa là lửa của mặt trời, tới cung Thân (tháng bảy) là đất Bệnh, không thể so được với Đinh Hỏa là lửa trong lò, có thể đúc rèn vật dụng có ích. Nhưng nếu Hỏa nhiều khắc chế Kim thái quá, lại là mệnh của kẻ vô dụng, nên mệnh hay dùng Ân hóa Sát. Và Mộc mùa Thu phải mạnh mới luận theo hướng này, nếu Giáp Mộc yếu, sinh vào tháng Thân là vào tuyệt dịa, sẽ giống Ất Mộc (xin xem phần luận về Ất Mộc).
Hoặc trường hợp Tứ trụ của Bát tự có Canh vượng, lại có nhiều Thủy, khó mà luận theo cách cục Tòng Sát khí mệnh, nhưng nếu thấy Thổ nhiều có thể luận theo cách cục Tòng Sát.
Nếu Bát tự có nhiều Canh nhưng không có Đinh, vào cung Thân (tháng bảy), Nhâm Thủy trường sinh, Sát và Ấn tương sinh, nên khó luận theo cách cục Tòng Sát, còn thấy nhiều Thổ, có thể luận theo cách cục Tòng Sát, là do Thổ có thể khắc chế Thủy; Giáp Mộc mùa Thu, khí thế sắp hết, vốn có thể theo Tòng cách, nhưng Nhâm Thủy trong cung Thân lại trường sinh, Giáp Mộc được Thủy thấm nhuần nên sức sống của Mộc không bị chết hẳn, gọi là cách cục “Tuyệt xứ phùng sinh" (đường cùng tìm ra lối thoát), nếu thấy Thổ nhiều phá Ân (Thủy) Giáp Mộc mất chỗ dựa, trở nên yếu ớt, tự nhiên có thể theo Tòng cách.
Trường hợp Bát tự có nhiều Canh, lại cũng nhiều Mậu, Kỷ không có Nhâm Thủy, Quý Thủy, cần chuyên lấy Đinh Hỏa làm Dụng thần để khắc chế Kim, sưởi ấm Mậu Thổ, Kỷ Thổ, là số mệnh đại phú. Nếu Đinh tàng ẩn, phú và quý đều ít. Nếu Tài lộ ra (tức Đinh xuất hiện trong Can) dù cho phong thủy tổ tiên không tốt, nhất định là người có mệnh phú hào; nếu có hai Đinh không nằm trong cung Tử, Tuyệt, chắc chắn là mệnh vừa có phú lại quý, dù cho phong thủy tổ tiên không tốt, cũng có thể từ giàu được sang. Còn trường hợp có nhiều Quý Thủy chế phục Đinh Hỏa, tuy là người có học vấn, nhưng khó hiển đạt, nếu có vận nơi Hỏa Thổ giúp phá Quý Thủy, cũng được công danh nhưng không bền; nếu số mệnh và vận xoay đều quay lưng (có Kỵ thần) sẽ là số người vất vả. Nhưng nếu Địa chi của Bát tự hợp thành Thổ cục, lại có Mậu, Kỷ xuất hiện trong Can, chế phục Quý Thủy, bảo vệ được Đinh Hỏa, lại là mệnh của người có tâm địa gian trá, thích gây sự, tức đã được phú quý nhưng không biết thỏa mãn, sẽ vì tham Jam dẫn đến tai họa, tạo oán thù, không phải là người biết an phận.
Phần này bàn về trường hợp lấy Đinh làm Dụng thần, Nhâm Thủy của cung Thân (tháng bảy), phải dùng Mậu, Kỳ khắc chế, không thể dùng Ấn hóa Sát. Vào lúc này, Conh Kim đang vượng, khí thế của Thổ mùa Thu bị tiết chế nên yếu ớt, cần phải lấy Đinh Hỏa làm Dụng thần để khắc chế Kim và sưởi ấm Thổ, đó là cách cục Thương Quan sinh Tài, là cách đại phú. Nếu trường hợp Bát tự có hai Đinh không ở vào cung Tử, Tuyệt (Hỏa tử cung Dậu, tuyệt nơi cung Hợi) là số mệnh vừa phú vừa quý, quan trọng là ở Đinh, nếu Đinh tàng ẩn, phú và quý đều ít. Nếu Quý Thủy nhiều sẽ làm tổn hại đến Đinh, đó là Bệnh, nên khó hiển đạt, tuy có vận nơi Hòa Thổ, chẳng qua bổ cứu nhất thời, mầm mống vẫn còn, không thể giải quyết tận gốc bệnh của cách cục ban đầu, nhưng nếu cách cục ban đầu có Mậu Thổ xuất Can lại khác, gọi là bệnh có thuốc chữa, mệnh lại có thể cao quý, nhưng Bệnh và thuốc hỗn tạp, cách cục không thuần, mượn Tài phá Ân, quá tham gây hoa, nên rốt cuộc vẫn không phải cách cục thượng đẳng.
Tóm lại, Giáp Mộc tháng bảy Đinh Hỏa là chính, Canh Kim là phụ, nhưng không thể thiếu. Hỏa cách Thủy không the làm Kim tan chảy (như trường hợp Niên Can Đinh Hỏa, Nguyệt Can Quý Thủy, chính là “Hỏa cách Thủy" Đinh Hỏa muốn làm Kim tan chảy, phải nhờ Giáp Mộc hỗ trợ dẫn hóa, mới thành lò lửa nóng, nếu bị Quý Thủy cách trở, Đinh Hỏa bị diệt.
Tổng kết: Giáp Mộc tháng bảy, lấy Đinh Hỏa làm Dụng thần, là Thượng cách. Canh Kim có khí thế đang mạnh trong Nguyệt lệnh, lấy Thương Dụng thần hay lấy Ấn Dụng thần, đều phải phối hợp từ Nguyệt lệnh, nên không thể thiếu Canh Kim. Về ý nghĩa lấy Đinh làm chính Giáp Mộc được Đinh Hỏa vốn sẽ tạo thành lò lửa rực để khắc trị Kim đang vượng, Kim ắt thành đại khí. nên nói lấy Đinh Dụng thần là cách cục cao quý vậy. Nếu thấy Nhâm, Quý cần có Mậu Thổ cứu giúp, nhưng Đinh với Nhâm tương hợp, nên Nhâm Thủy không sao, nhưng nếu dùng Đinh Hỏa, cần phải có Mậu Thổ khắc chế, Thủy mới có thể bảo vệ cho Hỏa (lấy Nhâm Dụng thần có điểm yếu là bị trói buộc, chỉ không mất công dụng của Thủy mà thôi).