Giáp Mộc vào tháng chín, tính chất héo tàn, cần Đinh Hỏa, Nhâm Thủy trợ giúp.
Tháng chín, cuối Thu, thời tiết dần lạnh, Giáp Mộc héo tàn, Nguyệt viên lại là Táo Thổ (đất khô), không thể lấy Mậu hoặc Canh Dụng thần. Tứ trụ trong Bát tự nếu có Đinh Hỏa và Nhâm Thủy, Quý Thủy phối hợp, gặp nước đất mềm, gặp lửa gỗ cứng thêm, nên Mộc đang héo tàn, nếu được Thủy Hỏa bổ trợ, rồi mới lấy Mậu, Canh làm Dụng thần, sẽ là Thượng cách.
Nếu Bát tự có Mậu, Kỷ cùng nằm trong Can, phối hợp được trung hòa, là mệnh nhất Bảng (Trạng nguyên). Canh Kim đắc sở, chắc chắn được số khoa giáp, nhưng cần có tâm địa (tính tình con người), phong thủy và vận may tương hợp. Trường hợp Bát tự có một hoặc hai Ti Kiên, lại không có cả Canh, Tân chế phục, là số mệnh tầm thường; nếu vận số không đắc dụng, số nghèo hèn.
Mậu, Kỷ cùng xuất hiện trong Can, tức lấy Tài tinh Dụng thần. Canh Kim đắc sở, tức thông Căn nơi cung Thân, Dậu. Tháng chín, Thổ đang vượng, nắm quyền, nếu lấy Tài Dụng thần số mệnh có thể đỗ Trạng nguyên; nếu thấy có Canh Kim hợp thành cách cục Tài vượng sinh Quan, nên số mệnh khoa giáp cao quý. Lấy Tài Dụng thần nên nếu gặp Ti Kiên tranh Tài phải có Canh Kim để bảo vệ cho Tài tinh (sao Tài). Không có Canh Kim, Tài tinh bị tõn hại nên chỉ là số tầm thường. Nếu vận số cũng ở vào đất của Ti Kiếp, số nghèo hèn. Huống chi, các tháng một năm, đều chỉ nửa cuối tháng đó, vì nửa đầu tháng trước giống như nửa cuối tháng trước đó (ở đây nói về trường hợp cách cục Thương Quan chế Tỷ hộ Tài.
Ví như Bát tự có “Giáp Thìn, Giáp Tuất, Giáp Thìn, Giáp Tuất" là Bát tự phú quý, sống lâu, thuộc mệnh đài các; mệnh này Thiên nguyên nhất khí, còn được gọi là nhất Tài nhất Dụng, cách cục Ngộ Tỷ dụng Tài (gặp Ti Kiếp lấy Tài Dụng thần), chuyên thủ Quý Thổ (đất cuối mùa).
Tiếp đoạn trên, Ngộ Tỷ dụng Tài (gặp Tỷ dụng Tài), lấy Quan, Sát để bảo hộ, tương tự “Tài Quan cách"; nếu lấy Thực Thương hóa hợp, tương tự cách cục “Thực Thương sinh Tài cách"; nếu không dùng Quan, Sát Thực Thương, lại lấy Tài tinh làm Dụng thần, chỉ tháng cuối trong một mùa (bốn tháng cuối một mùa), đó là Bát tự kể trên. Trong Bát tự này, Địa chi của Tứ trụ đều là Thổ, lại gặp lúc Thổ vượng nắm quyền, nên không phải là “Ngộ Tỷ dụng Tài" mà là “Tài vượng dụng Tỷ"; thêm vào là “Thiên nguyên nhất khí" (Thiên can của Bát tự này toàn Giáp nên gọi là Thiên nguyên nhất khí), nhất Tài nhất Dụng, Thể Dụng song thanh (Thể và Dụng đều rõ ràng) nên số mệnh phú quý, thọ, khảo.
Trường hợp Bát tự có Canh có Bính, là số Sinh viên tài năng, tay trắng dựng nghiệp. Phàm trưong hợp lấy Hỏa Dụng thấn, Mộc là vợ, Hỏa là con, số này có vợ hiền con thảo.
Tháng chín, Tài tinh trong Nguyệt lệnh đang vượng, Bát tự có Canh, Bính cùng nằm trong Can, lấy Bính Hỏa Dung thần khử Canh sinh Tài, biến thành cách cục Thực Thần sinh Tài, nên quý ít phú nhiều, lấy Bính Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con (trường hợp của cách cục Thực Thần sinh Tài).
Trường hợp Tứ trụ có Mộc nhiều, lấy Bính hay Đinh Dụng thần, đều không tốt, chỉ nên lấy Canh Dụng thần mới tốt.
Tháng chín, nếu lấy Canh Dụng thần, không phải lấy Thổ làm vợ, Kim là con, nên lấy Thủy là vợ, Mộc là con. Phàm Giáp Mộc trong Tứ quý (bốn tháng cuối một mùa), đều không tách rời Canh Kim, ví như lấy Mộc (gỗ) đẽo thành cái cày, có thể xới tung Quý Thổ; nhưng nếu không dùng Canh làm lưỡi cày, làm sao cày được đất?
Trường hợp lấy Canh Kim tức Thương Quan Dụng thần. Vào mùa Thu, tính chất của Mộc khô héo, Nguyệt lệnh là đất Mộ của Hỏa, nếu Tứ trụ có Mộc nhiều, lấy Binh, Đinh làm Dụng thần, Hỏa vượng Mộc khô héo, không thế là Thượng cách, nên nếu Mộc nhiều, tốt nhất lấy Canh Dụng thần. Sách "Tu Luận" viết: Tử Mộc (cây chết) được Kim chế tạo, dùng Canh, Tân ắt có lợi". Nói về nguyên lý, Giáp Mộc trong bôn mùa, đều không tách rời Canh Kim. Vì o? Ví du việc dùng cày gỗ cày đất, cày gỗ không thể không có lưỡi (bằng kim loại) mà Kim lại là nguồn để sinh Thủy, Sát và Ẫn tương sinh, rễ của Giáp Mộc được thấm nhuần, mới có thể khơi thông Thổ; về danh nghĩa lấy Kim làm Dụng thần, nhưng thực tế, lấy Thủy Dụng thần để giúp sinh Mộc, dùng Kim bổ trợ cho Thủy, Mộc, nên không lấy Thổ là vợ, Kim là con, mà lấy Thủy là vợ, Mộc là Giáp không có Canh không phát huy được công dụng, nên không thể thiếu Canh. Vào cuối Thu, trời bắt đầu lạnh. nên không thể không có Bính, Đinh; nhưng Bính, Đinh làm cho Thổ ráo Mộc khô (đất khô cây héo), không thể thiếu Nhâm, Quý (để giúp thấm nhuẩn Thổ, Mộc). Đó là cách phối hợp Dụng thần của Giáp Mộc trong mùa Thu và trong cách phối hợp Dụng thần này, lấy Canh Kim làm đầu mối then chốt.
Phàm trường hợp mệnh Giáp Mộc của các tháng cuối trong một mùa, lại thấy có nhiều Mậu, Kỷ trong Bát tự, nhất định phải luận theo cách cục “Khí mệnh tòng Tài", lấy Hỏa là vợ, Thổ là con.
"Tòng cách" lấy vị thần bản mệnh tòng theo làm Dụng thần, nên Hỏa là vợ, Thổ là con.
Giáp Mộc mùa Thu, có Canh là cao quý, nếu Bát tự có toàn Bính, Đinh làm Kim tổn hại, chẳng qua có vẻ lịch sự, nhã nhặn mà thôi. Nếu Bát tự có Nhâm, Quý phá Bính, Đinh ắt là số có tài học thật; nếu không có Thủy phá Hỏa, Địa chi lại hợp thành Hỏa cục, Mộc chỉ là loại gỗ khô mục, có Canh cũng không thể giúp ích được gì, nên là số mệnh cô đơn, nghèo khổ, hạ tiện, kể cả mệnh nam hay nữ.
Giáp Mộc mùa Thu, không thể tách rời Canh Kim, nếu Bát tự có chỉ toàn Bính, Đinh, Địa chi lại hợp thành Hỏa cục, Hỏa vượng, Mộc khô héo, trừ phi được Nhâm Thủy, Quý Thủy cứu giúp, nếu không, Mộc không còn sức cổng, dù có Canh Kim cũng bất lực. Vì Giáp Mộc mùa Thụ, khí thế đã tuyệt, tính chất vốn khô héo, càng gặp Hỏa vượng càng mau thành gỗ khô mục, không như trường hợp Mộc vào mùa Xuân gặp Hỏa sẽ hợp thành cách cuc Mộc Hỏa thông minh, vẻ dẹp của Mộc càng tươi tốt hơn. Bát tự có nhiều Mộc gặp Canh Kim rất tốt, vì cành khô lá héo của Mộc được Kim khí cắt tỉa, tức lấy Sát để sinh tồn; nhưng cũng không thể thiếu phối hợp với Quý Thủy, nếu Hỏa vượng làm tổn hại Kim không có Thủy phá Hỏa, nhất dịnh là mệnh của số cô đơn, nghèo khó, hạ tiện.
Bát tự có cách cục lấy Thủy làm Dung thần để khắc chế Thương Quan, Kim là vợ, Thủy là con.
Tứ trụ có Bính, Đinh nhưng vào mùa Thu không phải lúc Hỏa nắm quyền, nên gọi là Thương Quan giả, còn đắc đia phùng thời tức Địa chi ở cung Dần nên Binh, Đinh trường sinh, đắc Ngọ địa, nên Dần, Ngọ, Tuất tam hợp hội thành cục. Huyền Võ tức Nhâm Thủy, Quý Thủy, là Ấn ở phương Bắc, Hỏa vượng Mộc khô, cần đeo Ấn mới là số mệnh cao quý.
Như Bát tự: “Mậu Tý, Nhâm Tuất, Giáp Dần, Canh Ngọ". Bát tự này có Dần, Ngọ, Tuất tam hợp hội thành cục Thương Quan giả, chính là hợp với câu nói Giáp, Ất thu sinh quý Huyền Võ át lấy Nhâm Thủy Dụng thần để khắc chế Thương Quan (Mậu Thổ là Bệnh), không lấy Thương Quan Dụng thần, lấy Ấn làm Dụng thần, Quan Sát là vợ, Ấn là con.
Trường hợp có cả Đinh và Mậu, nhưng không thấy có Thủy, là cách cục “Thương Quan sinh Tài" cũng có thể gọi là mệnh phú quý, cách cục này lấy Hỏa là vợ, Thổ là con.
Trong cung Tuất, khí Mậu Thổ đang vượng, Đinh Hỏa là thần của Mộ khố, cũng xuất hiện trong xuất Can, lấy Đinh, Mậu Dụng thần, là cách cục “Thương Quan sinh Tài". Đinh, Mậu cùng một cung nên tụ khí (tháng chín là tháng Tuất) nên có thể gọi là mệnh phú quý. Đây là trường hợp ngoại lệ, vì trường hợp này có Đinh, Mậu nhưng không thấy có Thủy, đó chính là điều kiện quan trọng để tạo thành cách cục "Thương Quan sinh Tài", nếu không vẫn phải luôn lấy Ấn Dụng thần là đúng đắn nhất.
Phần Giáp Mộc tháng chín, nếu Giáp nhiều, Canh xuất hiện trong Can, là mệnh phú quý. Nếu Canh tàng ẩn, phú quý ít hơn. Bát tự nếu lấy Canh Dụng thần, rất kị bị Đinh Hỏa chế phục, nếu không e khó được phú quý. trong Tứ trụ có nhiều Canh, lại lấy Đinh làm cơ (số lẻ), là mệnh của người phú quý.
Nếu Bát tự thuộc về: “năm Canh Thân, tháng Bính Tuất, ngày Giáp Thân, giờ Nhâm Thân" thì công danh hiển đạt, có tài năng; nhưng nếu năm sinh và tháng sinh không phải Canh và Bính, lại không có Hỏa xuất Can, lại là mệnh số ham học, nhưng khó thành danh. Trường hợp Bát tự có nhiều Giáp lấy Canh làm Dụng thần, giống như trường hợp ở đoạn đầu tiên Bát tự có Kiếp, lại không có Canh, Tân chế phục nên là số mệnh tầm thường. Nếu Tứ trụ có nhiều Canh Kim, lại lấy Hỏa trong cung Ngọ làm cơ (số lẻ), có nghĩa là trường hợp Sát quá vượng, quan trọng nhất phải dùng Thực Thương chế phục.
Giáp Mộc tháng chín, hoặc chuyên lấy Đinh Hỏa, Quý Thủy làm Dụng thần, nếu thấy Mậu xuất hiện trong Can, là số mệnh cao quý. Như Bát tự sau: “Mậu Tuất, Nhâm Tuất, Giáp Tý, Mậu Thìn".
Bát tự này có Tý, Thìn hợp thành Thủy cục, lại có Nhâm Thủy xuất Can, chính là hợp với câu Giáp, Ất thu sinh quý Huyền Võ", lại có Mộc nằm trong Can, nên số này có phối hợp trung hòa, là số mệnh Nhất Bảng (Trạng nguyên) gia sản giàu có, thuộc hàng có nghìn vàng, nhưng tiếc Canh, Đinh không nằm trong Can, nên không được làm quan lớn.
Giải thích trường hợp Giáp Mộc tháng chín lấy Tài làm Dụng thần, rất cần Đinh Quý trợ giúp. Bát tự chuyên lấy Đinh, Quý Dụng thần, tức Hỷ thần Đinh và Quý phối hợp. Nếu Mậu xuất hiện trong Can, Bát tự được phối hợp trung hòa, lấy Mậu Thổ tức Tài tinh Dụng thần. Bát tự không thấy Đinh, Canh, nên mệnh khó hiển đạt thuận lợi.