Tổng luận về cách lấy Dụng thần Giáp Mộc trong ba tháng mùa Đông: chủ yếu dùng Canh Kim, thứ đến dùng Bính Hỏa, còn Mậu Thổ nên cân nhắc khi dùng; nếu Bát tự có Tân Kim, Nhâm Thủy, không nên dùng Mậu Thổ Dụng thần.
Giáp Mộc tháng mười, lấy Canh làm vua, Đinh phò tá, Bính Hỏa cuối cùng, Nhâm Thủy cuốn trôi Mộc, nếu có Nhâm Thủy cần Mậu Thổ khắc chế, nên Mậu đứng vào hàng thứ tư.
Trong cung Hợi (tháng mười), Nhâm Thủy đang vượng, Mộc vừa nhú chồi, nếu thấy Nhâm Thủy xuất Can trong Bát tự, e rằng Thủy vượng cuốn trôi Mộc, cần Mậu Thổ khắc chế, Canh, Đinh làm Dụng thần, Bính và Mậu phối hợp, nếu Bát tự Nhâm Thủy không xuất hiện trong Can, không cần dùng Mậu Thổ nữa.
Bát tự có Canh, Đinh nằm trong Can, lại có thêm Mâu nằm trong Can, gọi là cách cục “khử trọc lưu thanh" (gạn đục khơi trong), là mệnh đại phú đại quý, dù không có Định Hỏa cũng ít nhiều được phú quý. Bát tự có Giáp nhiều phá Mậu, Canh Kim không có Căn, khó trở thành trụ cột, là số mệnh tâm thường. Bát tự có Canh, Mậu nằm trong Can, dù có nhiều Tỉ Kiếp nhất định là mệnh phú quý, trường thọ.
Giáp Mộc tháng mười, nhờ đứng ngay sau mùa Thu nên cũng giống trường hợp Giáp Mộc mùa Thu, lấy một Đinh một Nhâm tương chế được số cao quý. Vào tháng mười, Nhâm Thủy đang vượng, nếu có Mậu Thổ khắc chế Thủy, lại vun bồi gốc rễ (Căn) của Giáp Mộc, bảo vệ Đinh Hỏa sinh ra Canh Kim, toàn bộ cách cục đều đầy sức sống, là mệnh đại phú quý. Trường hợp Bát tự có Canh, không có Đinh, dùng Tài bổ trợ Sát, làm Dụng thần, sẽ giải thích ở đoạn sau.
Vào tháng Hợi (tháng mười), Thủy vượng, Canh Kim tiết chế khí thế, nếu không có Mậu khắc chế Nhâm, Canh Kim không đủ lực gọt đẽo Mộc thành vật dụng, nên trường hợp Bát tự có nhiều Giáp phá Mậu là số mệnh tầm thường. Trường hợp Bát tự có Canh Mậu cùng năm trong Can, Canh Kim khắc chế Tỉ Kiếp để bảo vệ Tài, Mậu Thổ chế phục Nhâm Thủy để sinh Canh, đan xen nhau làm Dụng thần, chắc chắn là số mệnh phú quý và trường thọ.
Trường hợp Bát tự có nhiều Tỉ Kiếp, chỉ có một Canh xuất Can tọa lộc phùng sinh, tức bỏ Đinh theo Canh, nếu phùng Tài tinh, ít nhiều được phú quý, vận ở phía Đông Nam rất tốt, ở phía Tây Bắc xấu. Bát tự nếu không có Đinh, ít nhiều được phú quý.
Bát tự có nhiều Ti Kiếp, không thể không dùng Canh Kim, trong Tứ trụ cần có Tài tương sinh mới được phú quý. Bát tự có cách cục bỏ Đinh theo Canh, tức không dùng Đinh Hỏa để khắc chế Sát, nhưng lấy Canh Kim khắc chế Kiếp, rốt cuộc vẫn là mệnh Mộc trong mùa Đông, nên vận ở phía Đông Nam rất tốt, là đất của Mộc và Hỏa, kị hướng Tây Bắc là nhà của Kim và Thủy.
Trường hợp Địa chi trong Bát tự có Thân, Hợi, nếu có Mậu Thổ đứng đầu để cứu Canh, Đinh, là số mệnh khoa giáp; nếu duy nhất chỉ có Kỷ Thổ sức mỏng lực yếu khó cứu Canh, Đinh, nên chỉ là mệnh Cống giám".
Địa chi thấy có Thân, Hợi nên Nhâm Thủy phùng sinh, đắc lộc, khí thế của Thủy tràn lan, cần phải có Mậu Thổ đương đầu cứu trợ. Giáp Mộc tháng mười, lấy Canh, Đinh làm Dụng thần là chính, nhưng nếu Nhâm Thủy quá mạnh, tiết chế Canh và tổn hại Đinh khiến cả Canh, Đinh đều tổn hại, nên bất luận trường hợp lấy Canh, Đinh làm Dụng thần hay bỏ Đinh dùng Canh, nếu thấy Thủy vượng, đều nên dùng Mậu Thổ trợ cứu, sức của Kỷ Thổ yếu, không đủ chế phục Thủy nên Bát tự chỉ có Kỷ Thổ, là số mệnh Cống giám mà thôi. Bát tự lấy Canh Dụng thần, Thổ là vợ, Kim là con; lấy Đinh Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con.
Mộc vào đầu Đông, hoặc lấy Sát làm Dụng thần, hoặc lấy Thương làm Dụng thần. Nếu lấy Sát làm Dụng thần, Tài là vợ, Sát là con; nếu lấy Thương làm Dụng thần, Ti Kiếp là vợ, Thực Thương là con.
(1) Cống giám: những học trò có học vấn, đạo đức được Châu, Phủ, Huyện tiến cử vào học ở Quốc tử giám kinh thành trong chế độ khoa cử thời xưa 260
Tóm lại, Giáp Mộc tháng mười, trước dùng Canh sau dùng Đinh, không nên thiếu Mậu Thổ.
Trước dùng Canh sau dùng Đinh, là cách Dụng thần đúng đắn nhất. Thủy vượng lấy Mậu Thổ cứu Canh, Đinh nên không thể thiếu Mậu Thổ phối hợp. Trường hợp Giáp Mộc tháng mười, thấy Thực Thương sinh Tài, nên nếu là quan võ phần lớn được đại quý, do Nhâm Thủy quá mạnh, từ sinh trở thành khắc Mộc, thêm Tài giúp phá Ấn, hóa Ky thần thành Hỷ thần, chuyển khắc thành sinh; nếu có cả Binh, Đinh hàn Mộc (gỗ lạnh) được mặt trời sưởi ấm, số không thể không cao quý.