Ất Mộc mùa Xuân, là Mộc của các loại cây, chỉ lan, liễu tàn tạ, không thể tách rời Bính, Quý. Ất Mộc mùa Xuân ở cung Bính, cây cỏ hướng dương (cây cỏ hướng về mặt trời) nên nếu Bát tự có cả Bính, Quý, Mộc được Quý thấm nhuần gốc rễ, cành lá tự nhiên phát triển xanh tươi; nếu Bính, Quý cùng nằm trong Can, không bị Hóa, Hợp khắc chế vây khốn, là số mệnh khoa giáp, phú quý lớn. Có câu: “Ất Mộc nếu có rễ phát triển bám sát sâu vào đất, chỉ thích hợp dất Dương không phù hợp đất Âm, e gặp nhiều Thủy, Mộc sẽ trôi dạt nên cần nhờ Kim giúp khắc chế". Hợi, Mão, Mùi gặp Giáp, Ất, chắc chắn được phú quý; còn Mộc ở phương Dân, Mão, Thìn ắt hẳn có công danh; Hoạt Mộc (cây tươi) có sắt (Kim) ẩn dưới rễ (Căn) tức Địa chi có Canh Tân tàng ẩn làm tổn thương Căn (cội rễ) của Mộc, Mộc sẽ bị mục nát.
Giáp và Ất cùng mệnh Mộc, nếu từ vượng sang suy ắt là Ất Mộc. Nếu sinh vào mùa Xuân, Ất Mộc được ví như cỏ lan, cỏ chi (những loại cỏ thơm, đẹp), không thể thiếu Bính Hỏa và Quý Thủy. Nếu được Bính sưởi ấm, cành và lá tươi tốt, được Quý thấm nhuận, rễ cành phát triển. Nếu Bính và Quý phối hợp trung hòa, số mệnh cao quý, duy nhất kị gặp nhiều Kim, Thủy. Thủy nhiều khí âm đậm đặc, ẩm ướt gia tăng, làm rễ hư cành héo. Sắt (Kim) cùn vùi dưới rễ, tổn hại sức sống của Mộc, nên cả hai hành Kim và Thủy đều được xem như Kỵ thần của Ất Mộc trong mùa Xuân.
Tóm lại, Ất Mộc không thể tách rời trợ giúp của Bính, Quý; nếu khí Dương mạnh Mộc khô dùng Quý Thủy; nếu ẩm thấp, sương đọng dùng Bính Hỏa; các trường hợp khác cần nên phối hợp như vậy trong cả bốn mùa.
Khí hậu tháng Giêng, vẫn còn hơi lạnh tàn dư, không có Bính, Mộc không sinh trưởng, tuy có Quý thấm nhuẩn nhưng vẫn ngại khí lạnh ngưng tụ, nên trước dùng Bính, sau mới dùng Quý.
Nguyên lý của Giáp Mộc và Ât Mộc sinh trong tháng Giêng giống nhau, có thể tham khảo. Ât Mộc được ví như cây cảnh, không tách rời dùng Bính, Quý làm Dụng thần, Bính là mặt trời, Quý là sương móc. Bính Hỏa gặp Quý, cách cục có tên gọi “Mây mù che mặt trời", không mưa không nắng nhưng thời tiết để cây cảnh (Ât Mộc) thích hợp là thời tiết mát mẻ, rất tốt để trồng hoa; nếu có mặt trời sưởi ấm, nước mưa thầm nhuần, nhận được sự chăm
sóc của tự nhiên, Bính và Quý gặp nhau hòa hợp làm một, trở thành tính cách không thể tách rời, duy nhất có sự khác nhau về thời lệnh (tùy thời, mùa), đầu Xuân, khí lanh chưa dứt, trước tiên nên dùng Bính Hỏa vì trời đất vào Xuân, cần mặt trời ấm áp.
Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, chắc chắn mệnh khoa giáp; hoặc trường hợp có Bính không có Quý, cũng thành đạt nổi tiếng; nếu Bính nhiều, không có Quý, gọi là “Xuân hạn", Mộc chỉ có mặt trời sưởi ấm, không có nước thấm nhuần khó sinh trưởng, chẳng qua là số mệnh trọc phú thô tục.
Mộc vào đầu Xuân, lấy Bính Hỏa là chính. Quý Thủy phối hợp, đầu Xuân, khí lạnh chưa dứt, nếu Bát tự có Bính, không có Quý, tuy khô héo nhưng sức sống của Mộc chưa tổn hại nên vẫn có thể thành đạt, nổi tiếng. Dụng thần của Ất Mộc không tách rời Bính và Quý, không chỉ trong tháng Giêng mà thôi, suốt 12 tháng trong năm đều một nguyên lý này; nếu Bát tự có Quý không có Bính, cây cỏ dù được nước thấm nhuần nhưng không có ánh nắng mặt trời chiếu cũng không phát triển, Bính không có Quý không sinh trưởng, là số mệnh vô dụng; nếu Bính nhiều không có Quý, phải lấy Tài làm Dụng thần để tiết chế vượng khí Bính Hỏa, số mệnh này không có chút thanh nhã chẳng qua chỉ giàu có suông mà thôi, nên mới gọi là sẽ trọc phú thô tục. Như Bát tự sau: “Đinh Dậu, Quý Mão Ất Dậu, Mậu Dần".
Trường hợp Bính ít, Quý nhiều, Bính bị vây khốn, số mệnh Hàn sĩ (kẻ sĩ nghèo). Trường hợp thấy có nhiều Mậu, Kỹ là "Thấp Thổ chi Mộc" (Mộc trong đất ướt) là Hạ cách.
Quý Thủy nhiều, Bính Hỏa bị Quý vây khốn, tối tăm ẩm thấp, Bính Hỏa không phát huy được tác dụng. Trường hợp Bát tự có nhiều Quý, Kỷ mà không có Bính Hỏa, đất tối tăm ẩm thấp, không thể giúp Mộc tươi tốt, cũng giống như trường hợp Bính ít Quý nhiều là Hạ cách.
Hai trường hợp trên tức gọi là “Cô Âm bất sinh" (một Âm không sinh), chỉ có Quý thấm nhuần không được Bính chiếu sáng, Mộc khó sinh trưởng. Tác dụng của Quý Thủy là thấm nhuần cho Mộc, nên ít không nên nhiều, Thủy nhiều sẽ làm rễ và lá của Mộc hư mục, chỉ có hại không có ích, khác với Mộc trong mùa hè, càng nhiều nước càng tốt (vì mùa hè Hỏa mạnh, Mộc khát khô, cần nhiều nước).
Bát tự lấy Bính làm Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con; nếu Hỏa nhiều, lấy Quý Thủy Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con.
Dùng Bính hay Quý Dụng thần trước hoặc sau, tùy theo thời lệnh cân nhắc. Vào đầu Xuân, sợ ngưng tụ khí lạnh nên lấy Bính Hỏa Dụng thần là chính; trường hợp dùng Quý Thủy Dụng thần chỉ khi Hỏa nhiều, khí Dương hòa quá thịnh, nên phải lấy Ân (Thủy) khắc chế Thương (Hỏa). Đến thời điểm Xuân Mộc đang vượng, không cần Ấn sinh, nếu bất đắc dĩ phải dùng Ân (Thủy) Dụng thần, đó là dùng thuốc chữa bệnh, ví như trường hợp Địa chi trong Bát tự có Dân, Ngọ, Tuất hợp thành cục, không thể không lấy Nhâm Thủy, Quý Thủy Dụng thần.