Ất Mộc tháng sáu, tính chất khô nhưng lạnh, nếu Tứ trụ trong Bát tự nhiều Kim, Thủy, lấy Bính Hỏa là chính, Địa chi hợp thành Mộc cục, Ât Mộc không bị tổn hại, lại có Bính, Quý xuất hiện trong Can, là số mệnh đại phú đại quý; nếu không có Quý là số tầm thường, vận số nếu không ở phương Bắc suốt đời khốn khổ.
Ất Mộc mùa Hạ, chuyên lấy Quý Thủy Dụng thần, phần Tổng luận đã viết rõ, duy có trường hợp sinh ra sau tiết Đại Thử, là lúc Thủy đang mạnh lên, tam thu sinh hàn; nếu Bát tự lại có Tứ trụ nhiều Kim, Thủy mới lấy Binh Hỏa Dụng thần chính, ngoại trừ trường hợp này tất cả đều dùng Quý Thủy Dụng thần, nếu Địa chi của Bát tự có Hợi, Mão, Mùi hội thành Mộc cục, lại không thấy có Canh, Tân At Mộc không bị tổn hại; nếu Thiên can có Bính, Quý cùng cư ngụ, ắt số mệnh đại phú quý, nhưng quan trọng cần có Quý, còn Bính chỉ phối hợp, nên Bát tự không có Quý chỉ là số tầm thường, nếu vận khí không ở hướng Bắc, Dụng thần không đắc địa, suốt đời khốn khổ, ó thể thấy rằng tuy vào thời điểm Tam phục sinh hàn. nhưng Mộc mùa Hạ vân không thể tách rời Quý Thủy.
Phàm Ất Mộc các tháng năm, tháng sáu đều suy yếu khô héo, nếu Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, rất ki có Mâu, Kỷ tạp loạn là loại Hạ cách; nhưng nếu Bát tư có Giáp Mộc xuất hiện trong Can, chế phục Thổ thần, gọi là cách cục “khử trọc lưu thanh" (gạn đục khơi trong), mệnh có thể được tốt đẹp. Nếu Thổ nhiều, không có Giáp, tú khí (vẻ đẹp) tiêu tán, là số mệnh tầm thường.
Phàm Ất Mộc các tháng năm, tháng sáu lấy Quý Thủy làm chân thần (thần chân thật) điều hòa khí hậu, Dụng thần không thể bị tổn thương nếu Bát tự có Mậu, Kỷ, Quý Thủy bị khắc chế, mất đi tác dụng điều hòa khí hậu; nếu có Giáp Mộc xuất hiện trong Thiên can khắc chế Thổ có bệnh được thuốc, nên mệnh may được tốt đẹp; nếu Bát tự có nhiều Thổ, không có Giáp, là cách cục hạ đẳng, nhất định số cả đời tầm thường.
Nếu Bát tự có Bính, Quý cùng xuất hiện trong Can, lại thêm có Giáp xuất hiện trong Can khắc chế Mậu, là số mệnh Nhất Bảng (Trạng nguyên) dù phong thủy bất cập, chắc chắn vẫn là số Tuyển bạt; nếu Bát tự không có Bính, Quý chỉ thấy có Đinh Hỏa cũng là số mệnh tầm thường, nếu có Nhâm có thể sung túc hơn.
Đó là sự khác nhau giữa Binh, Quý và Đinh, Nhâm. Binh Hỏa tượng trưng mặt trời, tức khí Dương hòa của thiên nhiên, Định Hỏa như đèn đuốc, như lửa có khí thế sắp suy tàn, nên nếu không có Binh, chỉ có Đinh, là số mệnh tầm thường; Quý Thủy có công dụng của mưa móc, Nhâm Thủy như nước dùng tưới tiêu, tuy đều có cùng công dụng thấm nhuần nhưng không xuất phát từ thiên nhiên, nên nếu Bát tự không có Quý, chỉ có Nhâm, chỉ được sống sung túc, nếu Đinh, Nhâm cùng xuất hiện trong Can, sẽ hóa hợp Mộc và trợ giúp Hoa; nếu Nhâm không thông với Căn (nguồn) sẽ mất tác dụng, không thể tạo thành số mệnh cao quý; trường hợp Giáp nằm trong Can, khắc chấ Mậu, (xem đoạn trên), nếu Mậu, Kỷ tạp loạn nên có Giáp Mộc chế phục.
Nếu Bát tự không có Thủy trong Tứ trụ, lại không có Ti Kiếp xuất hiện ở Thiên can, là cách cục “Khí mệnh tòng Tài" là số mệnh phú nhiều quý ít, “nạp túc tấu danh"» hoặc Cống giám khảo sát trong ba kỳ đều có lợi, lại có được vợ hiền đức, cách cục “Tòng Tài" lấy Hỏa làm vợ, Thổ là con.
Đoạn trên bàn về trường hợp Bát tự theo “Tòng cách". Tháng sáu cung Mùi là Mộc khố, nên Mộc tháng sáu cũng còn chút Căn (gốc) khí thế chưa tuyệt. Mệnh Ät Mộc nếu thấy trong Tứ trụ nhiều Thổ, là cách cục “Tòng Thổ vượng thê" (Theo Thổ để Mộc được vượng). Đó chính là điểm khác nhau giữa Giáp Mộc và Ât Mộc; nếu thấy có Thủy nhuận Thổ, tức giúp vun bồi gốc rễ của Mộc, không thể tạo thành “Tòng cách" nên điều quan trọng nhất không nên có Thủy. Trong “Tòng cách" lấy vị thần bản mệnh tòng theo làm Dụng thần, nên trường hợp này lấy Thực là vợ, Tài là con.
(1) Thời xưa có lệ quyên nạp thóc gạo để được làm quan hoặc được vào học ở Quốc Tử Giám, sau này đối thành dùng tiền, tục lệ này tồn tại mãi đến cuối thời nhà Thanh. (2) Cổng giám: chỉ người học trò có học vấn đạo đức, được Phủ, Châu, Huyện tiến cử vào học ở Quốc Tử Giám kinh thành theo chế độ khoa cử thời Minh, Thanh; Tam khảo: thời xưa có chế độ ba lấn khảo sát thành tích của quan lại để quyết định việc thắng chức hay giáng chức, ban thưởng hay trừng phạt.
Nếu Bát tự toàn Mậu Thổ nằm trong Can, nếu không thấy cả Tỉ Kiếp và An, là cách cục “Tài nhiều bản mệnh vếu" rốt cuộc chỉ là số mệnh làm tôi tớ cho nhà giàu; nếu Bát tự có một Giáp chế phục Thổ ắt là số có phúc, thọ.
Giáp Mộc xuất hiện trong Kỷ, Thổ nhiều, không thấy có Mậu Thổ, tuy là “Tòng cách" nhưng không chân thật; Ất Mộc thấy Mậu, nếu Thổ nhiều không có Kỷ Thổ cũng giống vậy, đó là nghĩa của việc “Dương tòng Dương, Âm tòng Âm". Nếu không hình thành “Tòng cách" ắt Tài nhiều mệnh yếu, rốt cuộc chỉ thuộc số mệnh nghèo khốn, làm tôi tớ trong nhà giàu, ví như người quản lý tiền bạc của nhà băng, tiền tuy qua tay nhiều, nhưng không của bản thân, chỉ giúp người khác phát tài, bản thân không phát tài, do Nhật chủ (ngày sinh) quá yếu, không thể gánh vác nổi Tài; nếu Tài nhiều lấy Kiếp để cứu, nên nếu Bát tự có Giáp là số có phúc, thọ; nếu lại có vận may ở đất Tỉ Kiếp, cũng có thể được giàu có, nhưng bản thân chịu vất vả.
Trường hợp Bát tự có Binh, Tân tham hợp, là kẻ chơi bời mê cờ bạc, không phải người có ích, hoặc Bát tự Binh hợp, Quý cũng hợp, hoặc là kẻ hạ tiện, hoặc số bôn ba tha hương, nếu Bính hợp, Quý không hóa hợp, vẫn là Hạ cách.
Trường hợp Bính, Quý cùng xuất hiện trong Can, Ất Mộc tháng sáu, cũng không ngoài việc dùng Quý hay Bính Dụng thần. Dụng thần không thể bị tổn hại, Bính, Quý nếu thấy Tân, Mậu sẽ tương hợp, mất tác dụng, đó vì việc hóa hợp cũng có thích hợp hay không thích hợp (nên hay không nên hóa hợp). Mậu hóa hợp với Quý, Quý Thủy bị Mậu hợp khử (hợp lại trừ khử) Bính hóa hợp Tân tuy Binh không bị hợp khử xuất Can bị trói buộc (bị Tân kềm chế) mất tính chất Dương minh (ánh sáng rực rỡ) nên mức độ khác nhau.
Hoặc Bát tự chỉ toàn Át Mộc, không thấy có Bính, Q gọi là “loạn thẩn vô chủ" (tôi làm loạn không vua) là mệnh tầm thường, vất vả; nếu có Địa chi tàng ấn Tân Kin thì là mệnh thành nhân nhưng cô độc, là người tu hành.
Ất Mộc tháng sáu, nếu không có Bính, Quý thì không thể có mệnh phú quý; Địa chi mà có Tân Kim cũng không có sức để chế phục Ất Mộc, mà Thiên Quan là tượng trưne cho tính cách cô độc, kiêu ngạo, đã nghèo hèn mà còn cá độc và kiêu ngạo thì chỉ là kẻ đi tu mà thôi.
Nếu Bát tự chỉ toàn Giáp Mộc, không có Quý, không có Bính, cũng không có Canh Kim, người này cả đời phù phiếm không thực tế, nếu có Canh khắc chế Giáp thì nhất định tạo lập được sự nghiệp; nếu không thì chỉ là kẻ không màng liêm sỉ, xảo ngôn lịnh sắc, do tửu sắc mà bại hoại đạo đức, không chịu tu dưỡng phẩm hạnh, mệnh nam hay nữ cũng như vậy.
Vào tháng sáu, Thổ trong cung Mùi là Tài, nếu Bát tự chỉ toàn là Giáp Mộc mà không có Bính, Quý, Canh Kim, thì là cách cục Tỉ Kiếp đoạt Tài, nên là mệnh của kẻ phù phiếm không thực tế; nếu có Canh Kim khắc chế Tỉ Kiếp thì mới tạo lập được sự nghiệp, nếu không có Bính, Quý thì là kẻ đạo đức bại hoại vậy.
Tóm lại, Ất Mộc trong mùa Hạ, chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, còn nếu lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, thì nên cân nhắc, Canh, Tân xếp hàng thứ ba. Ất Mộc và mùa Hạ, lấy Quý Thủy là Ngũ hành quan trọng nhất đế làm Dụng thần, nếu Bát tự có Tứ trụ nhiều Kim, Thủy thì mới cùng Bính Hỏa, Canh, Tân dùng trợ giúp Quý Thủy, Mộc vào mùa hạ khô nóng, việc cần kíp là phải điều hòa khí hậu, không có cách lấy Dụng thấn nào khác tốt hơn cả.