Vào tháng ba, khí Dương cực mạnh, trước dùng Quý. sau dùng Bính.
Giáp Mộc là Dương Mộc, cuối Xuân Mộc thịnh, nên dùng Canh Kim đeo gọt kềm chế, còn Ât Mộc là Âm Mộc tuy mùa Xuân không thể dùng Canh Kim, nếu Dương thịnh nên dùng Quý Thủy giúp thấm nhuần Ất Mộc, khi Mô. thịnh nên dùng Binh Hỏa tiết chế, đó chính do tính chấ của Giáp Mộc và Ất Mộc khác nhau.
Trường hợp Bát tự có Quý và Bính cùng xuất hiện trong Can, không thấy có Kỷ, Canh là số mệnh giàu có: nếu thấy có K, Canh chỉ là số tầm thường; hoặc Bát tự có một Ất lại có Canh, không có Kỷ được tiểu phú quý, nhưng không hiển đạt; Bát tự có Kỷ, Canh hỗn tạp không có Bính, Quý, là Hạ cách (cách cục xấu).
Bát tự nếu lấy Bính, Quý, làm Dụng thần không nên có Kỷ, Canh; nếu có Kỷ sẽ làm tổn hại Quý, có Canh tạo thành cách cục “Thương Quan kiến Quan" là bệnh của cách cục. Trường hợp Bát tự có một Ất, lại gặp Canh, Canh bị khắc chế của Bính Hỏa, nên Quý Thủy không bị tổn hại, tuy không hiển đạt nhưng cũng được ít phú quý; nếu lấy Bính, Quý, làm Dụng thần, thấy có Kỷ, Canh hỗn tạp; hoặc trường hợp không có Canh, Quý Dụng thần đều là cách cục xấu.
Tóm lại, do Ât Mộc Âm nhu (mềm mại) không thể lấy Tài, Quan làm Dụng thần. Sách cổ viết: “Kị Canh Kim tương hợp, như tay bị níu không duỗi xa được, toàn mang đến điều tai họa".
Bát tự có nhiều Thủy lại có Kỷ, e có tài cao nhưng thi hỏng; nếu có Mậu có thể được Dị đồ; hoặc trong cục của Địa chi hội Thủy, nếu có Binh, Mậu trong Can, cũng là số võ khoa giáp hay Dị đồ công danh; nếu trong Tứ trụ không có Bính, Mậu, Địa chi hợp Thành thủy cục, số mệnh ly hương.
Ất Mộc tháng ba, lấy Quý, Bính Dụng thần là chính; nếu Thủy nhiều lại lấy Mậu, Kỷ Dụng thần, biến đổi thành cách cục dùng Tài phá An; nếu thấy có nhiều Nhâm, Quý, Xuân Thủy tràn lan, Kỷ Thổ không thể làm đê điều ngăn Thủy, nên tuy tài cao vẫn thi hỏng; nếu có Mậu Thổ làm để điều ngăn được Thủy, còn có thể được Dị đồ. Tuy Thiên can không có Nhâm, Quý nhưng Địa chi có Thân, Tý, Thìn hội thành Thủy cục, cũng là trường hợp Xuân Thủy tràn lan, cần có Mậu Thổ làm đê điều ngăn chặn; nếu lại được Binh Hỏa sưởi ấm Thổ, là số mệnh phú trung thủ quý, Dị đồ công danh, đó là do có bệnh phải dùng thuốc, không thể tốt đẹp như trường hợp lấy Bính, Quý làm Dụng thần, nên là số mệnh Dị đồ võ khoa. Nếu Thủy mạnh không có Bính, Mậu, nước tràn lan cuốn Mộc trôi dạt, nên số mệnh ly hương.
Bát tự thấy toàn Quý Thủy, lại có Tân Kim suy luận theo vượng cách, nếu được một Mậu hoặc Kỷ chế phục một, số cũng được ít phú quý; nếu Bát tự chỉ toàn Nhâm, Quý số rất nghèo hèn, yểu mệnh; nếu có Mậu mới có thể nói chuyển thành thọ, nhưng thuộc số mệnh về kỹ thuật.
Quý Thủy tuy yếu, nếu có Tân Kim tương sinh nên suy theo vượng cách; nếu có Mậu, Kỷ khắc chế có thể được Dị đồ. Theo đó, nếu Nhâm, Quý cùng nằm trong Can, cũng cần có Mậu Thổ khắc chế, Kỷ Thổ ở trường hợp này vô ích, nếu có Mậu không bị yểu mệnh, nhưng do không có Binh sưởi ấm Mộc, Ất Mộc không tươi tốt, nên chỉ là số mệnh làm trong ngành kỹ thuật.
Trường hợp Bát tự có giờ sinh và tháng sinh là Canh Thìn, gọi là “nhị Canh tranh hợp" (hai Canh giành hợp) là số mệnh nghèo hèn, nếu trong niên can (năm sinh) có Đinh phá được Canh, có thể gọi là cách cục Tòng hóa, tuy không được khoa giáp, số mệnh được làm quan võ.
Ất Mộc là nhu Mộc, nếu Canh Kim quá mạnh, Ất Mộc ắt thua thiệt nên tương hợp với Kim, Nguyệt lệnh (Địa chi). lại có Thìn càng dễ thành cách cục tòng hóa, nhưng “hóa khí thất lệnh" (không hợp thời) nên số mệnh không được cao quý; lại có “nhị Canh tranh hợp" không thành hóa cách trọn vẹn được, làm Ất Mộc bị tổn hại, nen là số mệnh nghèo hèn; nếu niên can có Đinh Hỏa phá Canh Kim cần lấy Đinh làm Dụng thần, tạo ra cách cục Tòng hóa, nếu năm sinh là Đinh, tháng sinh không phải Canh Thìn, Ất Mộc không thể dùng Canh làm Dụng thần được, nếu thấy có Canh cùng Sát, tức là “nhất Ất phùng Canh" (một Ất gặp Canh) Đinh Hỏa là Hỷ thần khắc chế Canh Kim tạo thành cách cục "Thực Thần chế Sát" là số mệnh quan võ.
Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con; trường hợp Quý nhiều lấy Bính làm Dụng thần, Mộc vợ, Hỏa là con.