Ất Mộc vào mùa Hạ (đầu mùa) tính chất của Mộc là khô héo, vào tháng tư chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, còn tháng năm, tháng sáu trước tiên dùng Binh, sau dùng Quý, nhưng trước tiết Hạ Chí, vẫn lấy Quý Thủy làm Dụng thần.
Mộc mùa hè khô héo, việc cần gấp là điều hòa khí hậu, chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, nếu không có Quý dùng Nhâm, dù lấy Ngũ hành khác làm Dụng thần, cũng không thể thiếu Nhâm, Quý phối hợp; trong ba tháng tự, năm, sáu dùng tiết Hạ Chí làm ranh giới; trước tiết Hạ Chí, chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần; sau tiết Hạ Chí, trước dùng Bính, sau dùng Quý, vẫn lấy Quý Thủy làm Dụng thân chủ yếu tương sinh.
Bát tự có Bính trong Can, Địa chi lại thấy có Bính, tên gọi đúng là “Mộc tú Hỏa minh" (Mộc tươi tốt, Hỏa cháy sáng) nếu có một Quý trong Can nữa, chắc chắn là số mệnh khoa giáp, nếu Bát tự có hai Bính, một Quý trong Can, chẳng qua là số mệnh Cống giám, nhưng được sống thọ.
Đó là trường hợp Bính nhiều lấy Quý làm Dụng thần, nếu Bát tự trên Thiên can có Binh, dưới Địa chi cũng tàng ẩn Bính, lại có thêm một Quý trong Can, giúp khắc chế Hỏa và thấm nhuần Mộc, cực kỳ đắc lực, chắc chắn là cách cục cao quý, nếu Thiên can có hai Bính, chỉ thấy một Quý, sức mạnh của Quý Thủy không đủ, Bính là mặt trời, Quý là mưa móc. Bính Hỏa gặp Quý, vốn thuộc cách cục không mưa không nắng, Mộc vào mùa Hạ lấy Bính, Quý làm Dụng thần, ý muốn lợi dụng việc tạo thành cách cục không mưa không nắng để được số mệnh cao quý; nếu Dương khí quá thịnh, mệnh kém cao quý hơn; trong cách cục “Mộc Hỏa Thương Quan" không thể thiếu Ản, Bát tự không có Quý Thủy ắt là số mệnh chết yểu, nếu có một Quý nằm trong Can, không đến nỗi chết yểu.
Trường hợp Bát tự có nhiều Quý Thủy, có Đinh không có Bính là số mệnh tầm thường.
Quý Thủy nhiều nên lấy Bính Hỏa Dụng thần, nếu Bát tự có Đinh, không có Bính, Đinh Hỏa lại bị Quý Thủy vây khốn nên số mệnh tầm thường.
Trường hợp có một Quý nằm trong Can, được quan chức vinh hiển, nhưng khó xuất thân từ khoa giáp, Quý ? cung Tý, Thìn chỉ được Dị đồ tiểu chức; hoặc trường hơp Địa chi tàng ẩn Binh, Quý xuất hiện trong Thời can (Thiên can giờ sinh) Kỷ xuất hiện trong Nguyệt can (Thiên can tháng sinh) tuy không có mệnh khoa giáp nhưng cũng được Dị đồ tiểu chức.
Mùa hè, Hỏa vượng Mộc khô, lấy Quý Thủy làm chân thần, nếu Bát tự có Quý Thủy, bất luận ở Thiên can hau tàng ẩn trong Địa chi, đều là số mệnh cao quý. Nhưng không có Bính Hỏa cùng làm Dụng thần cứu giúp nhau sự cao quý khó có được từ đường chính ngạch. Trường hợp Kỷ, Quý cùng xuất hiện trong Can, tuy Quý Thủy bị Kỳ Thổ khắc chế, nhưng dù dùng đất ướt vun bối cho Mộc cũng vẫn có công dụng nhuận trạch, mệnh cũng được Di đồ hiển dat; nếu Bát tự có Mậu Thổ, Mậu, Quý tương hợp, sẽ hóa Thổ làm mất tác dụng của Quý Thủy.
Trường hợp Bát tự có nhiều Quý Thủy, hoặc trường hợp Địa chi trong Bát tự tàng ẩn Quý Thủy, đều được công danh từ việc quân ngũ(1)..
Mùa hè, trong cung của Ty (tháng tư) Ngọ (tháng năm) Mùi (tháng sáu) đều ẩn tàng Thổ, vào mùa hè là lúc Hỏa đang mạnh, lửa nóng đất khô, nên tính chất của Mộc là khô héo. Quý Thủy có tác dụng nhuận trạch mưa móc, vào thời điểm này càng nhiều càng tốt, nhưng vì trong Tứ trụ không có Bính Hỏa, Âm và Dương không còn tác dụng cứu giúp lẫn nhau nên xác định có công danh từ việc trong quân ngũ.
(1) Hàng ngữ: nghĩa hẹp chỉ đội hình quân đội. Thời xưa, năm người làm một ngũ, 25 người là một hàng. Nghĩa rộng là chỉ chung quân đội.
Ất Mộc tháng tư trong cung Tỵ tự có Bính Hỏa, nên chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần chính.
Bính Hỏa tháng Ty (tháng tư) thuộc cung Lâm Quan nên chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, nhưng Thủy đến cung Tỵ rơi vào Tuyệt địa, nếu không có Canh, Tân giúp sinh Thủy là nước không nguồn, Thủy cạn kiệt, nên cẩn lấy Canh, Tân để trợ giúp (Canh Kim sinh Quý không nên hợp Át) đây là cách lấy Dụng thần của Ất Mộc tháng tư.
Trường hợp Bát tự có Quý xuất hiện trong Can, lại có Canh, Tân cũng xuất hiện trong Can, chắc chắn số mệnh khoa giáp; nếu Bát tự chỉ có một chút Quý Thủy, không có Kim, là nước không nguồn, dù xuất hiện trong Thiên can cũng chỉ là số mệnh Tú tài, tiểu phú, cần có Thủy vận trợ giúp mới tốt; hoặc Bát tự có nhiều Thổ làm Quý bị vây khốn là số mệnh nghèo hàn; Bát tự có quá nhiều Bính, Mậu, Địa chi lại hợp thành Hỏa cục, là người số mù lòa.
Quý Thủy vào tháng tư, nếu không có Canh, Tân tương sinh thì là nước không nguồn dễ bị cạn kiệt, nên là số mệnh Tú tài, tiểu phú. Trong cung Ty Canh Kim trường sinh, nhưng lại bị Hỏa, Thổ vây khốn (cung Ty cùng lúc tàng ẩn Bính Hỏa, Mậu Thổ Canh Kim nên Canh Kim sẽ bị Hỏa, Thổ cùng lúc vây khốn) không thể giúp sinh Thủy, cần có Canh, Tân, Thân, Dậu trong Bát tự mới tốt; Bát tự không có Kim tương sinh cần có vận khí ở hướng Tây Bắc là quê hương của Kim, Thủy mới có thể phát đạt. Trường hợp Tứ trụ trong Bát tự có quá nhiều Hoa, Thổ dù có Thủy sẽ lập tức khô cạn, tuy có cũng như không, nhất định là số mệnh tàn tật, nếu vận khí ở đất Hỏa, Thổ thì là Tài phá Ân, cũng lập tức bị tai nạn mù mắt. Sách cổ viết: “Ất Mộc điệp trùng Ly vị, danh vị khí tán chi văn) (At Mộc ở vị trí của quẻ Ly (thuộc Hỏa) là hiện tượng khí tản mác). Ất Mộc là loại Mộc suy kiệt, nếu ở vào đất Bệnh. Tử của cung Ty, Ngọ, không có Quý thấm nhuần vun Bát tự lại có quá nhiều Bính, Mậu, Địa chi hợp thành Hỏa cục, Mộc bị đốt thành tro, là số mệnh tàn tật, hoặc nghèo hèn, chết yếu.
Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con.
Ất Mộc tháng tư, chuyên lấy Quý Thủy Dụng thần. không còn Ngũ hành nào khác, có thể lấy làm Dụng thần. Bát tự lấy Quý Thủy Dụng thần, Quan Sát làm vợ, Quý Ân làm con, do Quan Sát sinh Ấn.
Tóm lại, Ất Mộc tháng tư, chuyên lấy Quý Thủy; nếu lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, nên cân nhắc, tuy có Canh, Tân trợ giúp Quý, nhưng Tân nằm trong Can, vẫn tốt hơn.
Ất Mộc tháng tư, chuyên lấy Quý tức Ân làm Dụng thần là chính, nếu Tứ trụ nhiều Kim, Thủy mới lấy Bính Hỏa tức Thương Quan Dụng thần, nhưng trường hợp này ngoại lệ, Canh Kim trợ giúp Quý Thủy không nên tương hợp với Ất Mộc mới có công dụng thu phát nguồn nước; vả lại, Canh là Dương Kim, Quý là Âm Thủy, lấy Canh trợ giúp Quý không tốt bằng lấy Tân trợ giúp Quý.