Ất Mộc mùa Thu, là thời điểm Kim thần nắm quyền. trước tiên dùng Binh, sau dùng Quý, duy có tháng chín, nên chuyên dùng Quý Thủy, nếu dùng Bính, sưởi ấm Mâu Thổ thành bệnh.
Ba tháng mùa Thu, vào thời điểm Kim thần nắm quyền, cách tốt nhất lấy Hỏa Dụng thần khắc chế Sát, thứ đến lấy Quý Thủy Dụng thần hóa hợp Sát; nhưng vào tháng chín Thổ khô, Mộc héo, cần có Thủy thấm nhuần vun bồi, nên chuyên lấy Quý Thủy Dụng thần.
Ất Mộc tháng bảy, Canh Kim đang nắm quyền, Canh tuy bị Ất vây khốn (Ất, Canh hóa hợp, Ất kềm chế Canh, nên Canh thua Ất) Thiên can Ất khó hợp với Canh trong Địa chi; nếu thấy có Canh, Ất ắt bị tổn thương; hoặc Bát tự có Bính, Quý xuất hiện trong Can, thêm trong trụ có ba Kỷ làm bẩn Kim có thể là số mệnh khoa giáp; nếu có Kỷ xuất hiện trong Can, có thêm Bính mới là Thượng mệnh, Giáp là vợ, Hỏa là con.
Ất Mộc tháng bảy, Hỷ thần Kỷ Thổ làm Dụng thần, hoặc Bát tự không thấy có Bính, Quý nhưng quyết không thể thiếu Kỷ Thổ; nếu lấy Kỷ Thổ làm Dụng thần, trường hợp này là lấy Hỏa là vợ, Thổ là con; nếu Bát tự có Bính, Quý, Kỷ đều xuất hiện trong Can, là số mệnh đại phú đại quý.
Vào tháng bảy, Canh Kim rất mạnh, vô cùng sắc bén; Quan mạnh tương đương Sát, Ất Canh tuy có tinh của tương hợp, nhưng Mộc đến cung Thân (tháng bảy) khí thế của Mộc đã tuyệt, khó thắng được khắc chế của Kim đang vượng, nên không thể lấy Quan làm Dụng thần, vì vậy nêu Bát tự có Canh xuất hiện trong Can, Ất Mộc ắt bị tổn hại; trong cung Thân, Nhâm Thủy trường sinh, Thủy nhà Kim sinh, Kim lúc này mạnh nên Thủy cũng mang tính chất dâng tràn, tuy Quan, Ấn tương sinh, nhưng tương sinh đó vô tình, nên nếu lấy làm Dụng thần, sẽ rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan", ngoài Bính, Quý cần có thêm kẻ Thổ; trường hợp Bát tự có ba Kỹ tức Địa chi có Sửu, Mi lại có Kỷ Thổ xuất Can (tổng cộng là ba Kỷ), Kỷ Thổ là đất ẩm thấp, nếu trộn lẫn Nhâm Thủy, hóa thành dã bùn, có thể vun bồi cho gốc rễ của Ất Mộc, mài giũa nhun khí sắc bén của Canh Kim, nên nếu có Ký xuất hiện trong Can, lại thêm có Binh, Quý mới là thượng mệnh; nếu không chẳng thà không có Bính, Quý, chứ không thể không có Kỷ Thổ, vì Mộc bị trôi dạt, nắng chiếu mưa dầm, đâu còn ích lợi gì.
Hỏi rằng sao không thấy Mậu Thổ làm Dụng thần? Nếu dùng Mậu, Mậu Thổ khắc chế Nhâm, Kim lại có thể gây tổn hại cho Mộc, nên trong phần Giáp Mộc tháng bảy có nói rằng: Kim nhiều Thủy ít, khó theo cách cục "Tòng Sát" thấy có Thổ nhiều khắc chế Nhâm, mới tạo thành cách cục "Tòng Sát". Ât Mộc tháng bảy, duy lấy Kỳ Thổ làm Dụng thần là tốt nhất, khéo nhất, không có Bính, Quý, lại lấy Kỷ Thổ làm Dụng thần, số mệnh vẫn phú quý, nếu Bát tự có Binh, Quý, Kỷ đều nằm trong Can, đương nhiên mệnh đại phú quý, Ât Mộc có cội rễ vững chắc, mới có thể dùng Quan tinh.
Giáp là Mộc đang tiến khí, sinh trong đất Hưu, Tủ; nếu Địa chi không có Dần, Mão trợ giúp, rất thích hợp dùng đất ẩm ướt vun bồi cội rễ.
Bát tự có Quý xuất hiện trong Can, Bính ẩn tàng noi Chi, Canh ít; Bát tự này nếu không dùng Kỷ Thổ làm Dụng thần, chỉ là mệnh Cống giám, Sinh viên; nếu Bát tự không có Bính lại có Quý xuất hiện trong Can, cũng là mệnh Đạo Bút (công cụ học tập thời xưa) hoặc “Tam khảo trị danh". Hoặc Địa chi trong Bát tự tàng ẩn Quý Thủy. Tứ trụ có nhiều Canh, không có Binh, Kỷ Dụng thần chỉ là số mệnh tầm thường; nếu Bát tự không có Quý Thủy là Hạ cách (cách cục xấu); nếu Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con.
Ất Mộc là loại Mộc yếu ớt, với bản khí Hưu và Tù, nên không sợ bị Kim tương khắc như Giáp Mộc; trường hợp dùng Kỷ Thổ làm dơ Kim, vì vào tháng bảy, Nhâm Thủy trong cung Thân không thể sinh Ât Mộc, lấy Kỷ Thổ làm Dụng thần, hòa trộn với Nhâm Thủy, vun bồi cho Căn (cội rễ) của Ất Mộc, đó là phương cách làm Dụng thần, cơ bản mệnh At Mộc trong tháng bảy, nếu Tứ trụ của Bát tự không có Kỷ lại thấy có Quý Thủy xuất Can, ngoại trừ Nguyệt lệnh, trong Địa chi không thấy tàng ẩn Canh Kim, Bính Hỏa, không lấy Kỷ Thổ làm Dụng thần, nên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, gọi là “Quan Ấn tương sinh" cũng tạm ổn, nhưng cách cục tầm thường, chỉ được làm Cống giám, Sinh viên. Nếu không có Bính phối hợp cách cục lại càng kém hơn, nên chỉ là mệnh Nho tú (nhà Nho thanh bạch) mà thôi; nếu Bát tự có Quý Thủy tàng ẩn nơi Địa chi, trong Tứ trụ có nhiều Canh, Càn phải dùng Bính, Kỷ cùng làm Dụng thần, Ất Mộc được vun bồi, cỏ cây tươi tốt, mới có thể hiển lộ tác dụng; nếu Bát tự không có Bính, Kỷ lại không có Quý Thủy, là cách cục rất kém; nếu lấy Quý Thủy Dung thần tiết chế Canh Kim sinh Mộc, Kim là vợ, Thủy là con.
Sinh vào giờ Thìn, gọi là “Tòng hóa hợp thời" số mệnh dại phú đại quý. Phàm cách cuục “Tòng hóa" đều là tòng theo vị thần sinh ra: như cách cục Hóa Kim, Mậu là Dụng than, kị có Bính Hỏa, Định Hỏa tôi luyện Kim là cách cục bị phá, trường hợp này nếu “Tòng hóa" nên lấy Hỏa là vợ, Thổ là con; còn các trường hợp khác nếu lấy Kim là vợ, vợ ắt đẹp và hiền, lấy Thủy là con, con ắt hiểu thảo ngoan ngoãn, nhưng kị hình xung phá hoại nếu bị hình xung vợ bị tai họa tù tội.
Thập Can tương hợp gặp sinh vào giờ Thìn, nguyên thần của Hóa khí xuất hiện trong xuất, Nhật nguyên Ất Mộc sinh vào giờ Thìn, Canh Thìn, vào tháng bảy Kim nắm quyền, nếu Hóa Kim kịp thời là số mệnh đại phí quý. Phàm là “Tòng hóa cách" vượng khí sẽ thiên lệch ở một phương; nếu lấy khí thế của toàn cục làm trọng, không coi trọng Nhật nguyên (ngày sinh) Hỷ thần của Hỏa thần là thịnh vượng, nên lấy Sinh ngã Hóa thần làm Dụng thần. cách cục Hoa Kim lấy Thổ làm Dụng thần, nên lấy Hỏa là vợ, Ất Mộc và Canh Kim tương hợp vợ chồng hòa thuận, Quý có thể sinh Ât nên con hiếu thảo; nếu thấy có Dần, Ty bị hình xung, đất Hỏa Thổ vượng khống chế làm tổn hại Kim, Thủy nên sẽ khắc vợ (làm vợ bị hình xung) và khắc con.