Ất Mộc tháng tám, cây cỏ chi lan, ngũ cốc đều tàn héo, lấy đan quế làm Ất Mộc, sau tiết Bạch Lộ, hoa quê chưa nở, chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, để thấm nhuần đà hoa của cây quế; nhưng nếu là sau tiết Thu phân hoa quế đã nở, cần có ánh mặt trời sưởi ấm, nên trước tiên phải lấy Bính làm Dụng thần, tiếp đến mới lấy Quý Thủy; nếu Bính, Quý cùng nằm trong Can, số mệnh khoa giáp danh thần (tôi thần khoa giáp lớn).
Vào mùa Xuân, At Mộc như cây cỏ chi, lan; vào mùa Hạ, Ất Mộc như ngũ cốc; vào mùa Thu, Ất Mộc như tam Quế, đây là những ví dụ, hình ảnh tượng trưng. Nói chung, Ất Mộc là loại Mộc có khí thế suy thoái, bản tính nbu nhược. Vào mùa Thu, Kim mạnh đang nắm quyền, Mộc ở cung Tuyệt và Thai, nên dùng An hóa Sát, trước tiết Thu phân chuyên lâấy Quý Thủy làm Dụng thần, sau tiết Thu phân khí lạnh tăng mạnh dân, Mộc lạnh cần mặt trời sưởi ấm, ngoài việc lấy Quý làm Dụng thần, hóa Sát, cũng cần có Bính làm Dụng thần, nếu Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, lấy Quý hóa Sát và vun bồi Mộc và lấy Binh làm Dụng thần, Quý Thủy như mưa móc, Bính Hỏa như mặt trời, có Âm và Dương tương chế (cứu giúp lẫn nhau) sức sống của Ât Mộc tràn trề.
Bát tự có Địa chi hợp thành Kim cục, nên có Đinh ngầm tàng ẩn trong Địa chi giúp khắc chế; nếu không có Đinh, e Mộc bị Kim làm tổn hại; nếu không có cả Quý Thủy và Hỏa là số mệnh bệnh tật nhiều.
Ất Mộc tháng tám, Bát tự có Bính, Quý cùng làm Dụng thần, là mệnh cao quý; nếu có Tân Kim xuất hiện trong Can, hoặc Địa chi hợp thành Kim cục, cần có Đinh Hỏa khắc chế Kim; nếu Quý, Tân, Đinh cùng nằm trong Can, là cách cục đại quý “Thực Thần chế Sát", mệnh cao quý nếu theo nghề võ; nếu như không có Đinh, Quý chế hóa, Mộc bị Kim làm tổn thương, số mệnh tàn tật, chết yểu; có câu nói cổ: “Thu Åt phùng Kim, phi bần tức yểu" (At Mộc vào mùa Thu, nếu gặp có Kim trong Bát tự, không nghèo cũng yểu mệnh) là trường hợp này.
Nếu có Quý Thủy như con có mẹ, số này cả đời sung túc; nếu Quý xuất Can, là mệnh Tú tài suốt đời.
Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, nếu có Mậu tập xuất chẳng qua số mệnh Dị đồ hiển chức.
Luận về trường hợp trước ngày Thu phân, Ất Mộc suy Kiệt, lại ở vào cung Tuyệt, Tân Kim tức Thất Sát đang vượng; nếu Bát tự có Quý Thủy giúp hóa Sát, Mộc đưn. vun bồi, như con có mẹ chở che, nên nếu Tứ trụ có Que Thủy số này có mệnh giàu có, sung túc; nếu Quý Thủ, xuất hiện trong Can, cũng được Y khâm tiểu quý; nếu Bính và Quý cùng nằm trong Can, là mệnh đại phú quý, chỉ thấy có Mậu tạp xuất, cũng có mệnh Dị đồ hiển chức vì Mậu Thổ và Quý Thủy giữa mùa Thu không thể hóa hơn thành Hỏa, còn Mậu Thổ được Quý Thủy thấm nhuần lại có thể giúp vun bồi Căn (gốc rễ) của Mộc, chỉ hiềm Binh Quý làm Dụng thần không được rõ ràng nên chỉ tới số mệnh Dị đồ.
Nếu sinh sau tiết Thu phân, Bát tự có Bính, không có Quý, có thể được tiểu phú quý; nếu có Quý không có Bính danh lợi đều không; hoặc trong Tứ trụ có Bính, Quý ẩn tàng trong Địa chi, là kẻ có tài năng trong những kẻ tầm thường; nếu không có Bính, Quý là Hạ cách (cách cục xấu).
Mệnh Ất Mộc sau tiết Thu phân, Bát tự có cả Bính và Quý là Thượng cách, nhưng khí Thu ngày càng đậm, hơi ẩm ướt của đất trời hóa thành sương móc, nên trong cung Dậu (tháng tám) tự có Quý Thủy, nên dù trong Tứ trụ của Bát tự không có Quý Thủy, cũng không sao, “Hàn Mộc hướng dương" (Mộc lạnh cần có mặt trời sưởi ấm) nên lấy Bính làm Dụng thần, nếu có Bính không có Quý mệnh ít nhiều có phú quý; nếu có Quý, không có Bính, Mộc lạnh không có mặt trời sưởi ấm không còn sức sống, nên là mệnh cả danh và lợi đều không; nếu Bát tự có Bính, Quý tàng ấn ở Địa chi, cần có vận may ở phương Nam (đất của Hỏa) giúp dẫn xuất Bính Hỏa cũng là mệnh phú quý; nếu Bát tự không có Bính, Quý Mộc bị Kim làm thương tổn, chỉ là số nghèo hèn, yểu mệnh.
Bát tự có Quý tàng ấn nơi Địa chi, Bính xuất hiện trong Thời can (Thiên can giờ sinh), gọi là cách cục “Mộc Hỏa Văn tinh" là mệnh thành đạt lớn, nhưng phải sinh sau tiết Thu phân, mới ứng nghiệm.
Trường hợp có Quý Thủy ở Địa chi, Sát Ấn tương sinh. Binh xuất hiện trong Thời can, Mộc nhờ có Hỏa được xanh tốt, gọi là “Văn tinh". Bính, Quý cùng làm Dụng thần. không cản trở nhau, là cách cục tốt nhất.
Nếu sinh vào nửa đầu tháng tám, nếu Bát tự không có Quý, Mộc khô héo, có thể tạm lấy Nhâm Thủy làm Dụng thần, nếu không, là số mệnh nhàn hạ tầm thường; nếu Tứ trụ thấy có nhiều Mậu, Kỷ là mệnh bẩn tiện Hạ cách.
Sau tiết Thu phân, Bát tự có thể không có Quý, nếu sinh trước ngày Thu phân, không thể không có Quý; nếu Bát tự không có Quý, có thể tạm lấy Nhâm Thủy làm Dụng thần. Vào mùa Thu, Kim đang vượng, nếu không có Ân Kiên, Mộc bị tổn hại. Không có Ân nên gọi là Hạ cách; nếu có Ân thấy có nhiều Mậu, Kỷ trong Bát tự, Án bị Tài phá, số mệnh bần tiện, hạ cách, nếu Mậu, Kỷ ít Tài không phá được Ân; hoặc thấy có “Thìn, Sửu thấp Thổ" (đất ẩm ướt) cũng không ngại, nên chú trọng trường hợp có nhiều quá mà thôi. Nếu Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con, sẽ được vợ hiền con thảo; nếu Bát tự có Bính làm Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con; nếu Bát tự lấy Nhâm làm Dụng thần, Kim là vợ, Thủy là con.
Sách cổ viết: “Thu Ất phùng Kim, phi bần tất yếu" (mệnh Ất Mộc sinh vào mùa Thu, Bát tự thấy có Kim, không nghèo khổ cũng là yểu mệnh). Ất Mộc sinh vào mùa Thu kị nhất Căn (rễ) bị khô héo, nếu Căn của Mộc bị khó héo nghèo khổ suốt đời (có nghĩa là Mộc trong mùa Thu không thể không có Thủy), Sách cũng viết: “Giáp, Ất ngộ cung Kim, hồn quy Tây Thổ (Giáp Mộc, At Mộc gắn Kim mệnh hồn về Tây phương [chết]); nếu Thìn (tức Giáp At) gặp quẻ Đoài tức Kim vượng, mệnh vừa nghèo vừa hèn. Ất Mộc sinh vào cung Dậu (tháng tám) Bát tự không nên có Ty, Dậu, Sửu vì phú Quý ở cung Khảm, Ly, còn bần cùng ở cung Thân, Dậu. Mộc gặp Kim vượng đã bị tổn hại, nếu lại có vận ở đất của Kim, làm sao không tổn tho? Giáp Mộc, Ất Mộc mùa Thu, Mộc tính khô héo, cành lá điêu tàn, rất nên cắt xén bớt những cành lá héo tàn, goi là lấy Sát để sinh thì mới thành nguyên liệu làm vật dụng. nên không thể không có Bính Hỏa, Đinh Hỏa, Quý Thủy phối hợp với Mộc, vì Quý Thủy hóa Kim giúp vun bồi gốc rễ, Đinh Hỏa khắc chế Kim nhưng không làm tổn hại Kim; vả lại, Giáp Mộc nên dùng Canh Kim chế tạo, Ất Mộc thích hợp Tân Kim chế tạo, để có thể chế phục Sát (Kim) Đinh Hỏa tốt nhất, sau mới đến Bính Hỏa, nếu bản mệnh yếu, chỉ cần có Quý Thủy xuất hiện, không sợ bị khắc chế, vì Sát và Ân tương sinh, Giáp Mộc, Ất Mộc có chỗ dựa. Trong sách "Tử Bình chân thuyên" viết: “Mộc vào mùa Thu thịnh, Thất Sát nằm trong Can được chế phục, mệnh không thể không cao quý, vì Thất Sát của Kim khác với các Ngũ hành khác".
Do Giáp Mộc là loại Mộc đang vượng, nên sợ bản mệnh bị yếu, còn Ât Mộc là Mộc đang yếu, suy yếu là tính chất của Ất Mộc, nên không sợ bản mệnh bị yếu, chỉ cần thông Căn có Quý, không sợ bị khắc chế, duy chi trường hợp Bát tự cần có Tân Kim xuất Can càng cân phải có Bính, Đinh để khắc chế, mệnh sẽ cao quý; còn lay Thủy hay Hỏa làm Dụng thần, cần xem Tứ trụ phối hợp, nếu Hỏa vượng lấy Thủy làm Dụng thần, nếu Thủy nhiều lấy Hỏa làm Dụng thần, không cần giới hạn nửa đầu tháng hay nửa cuối tháng.