Ất Mộc mùa đông, là lúc Thủy thần nắm quyền, nên trước tiên dùng Bính, sau dùng Mậu, duy chỉ có vào tháng mười hai chuyên lấy Bính Hỏa làm Dung thần, Hỏa có thể giúp làm ấm Mộc nên Mộc sẽ có lại sức sống.
Ất Mộc mùa đông, là lúc Thủy thần nắm quyền, cách cục tốt nhất, lấy Hỏa làm Dụng thần, để sưởi ấm Mộc; hoặc Mậu Thổ trong cung Mậu cũng có thể sưởi ấm Mộc.
Ất Mộc mùa đông, Ngũ hành quan trọng nhất và không thể thiếu nhất là Hỏa, Mộc lạnh hướng về mặt. trời, nếu không có Hỏa sưởi ấm, Mộc khó xanh tươi, nên tuy thấy nhiều Hỏa cũng không chế nhiều, Hỏa có thể sưởi ấm Mộc, Thổ cũng có thể sưởi ấm Mộc. Vào mùa Đông, Thủy thịnh, không có Thổ, ắt Mộc bị cành héo, rễ khô, tắt nghẽn sức sống, nên cần phải có Thổ vun bồi, nhưng cần Mậu Thổ thuộc Hỏa trong cung Mùi (đất nóng) không thích hợp với Thổ ẩm ướt của cung Thìn, Sửu. Bình thường, Thủy giúp sinh Mộc, nhưng Thủy mùa Đông làm đông cứng Mộc, từ sinh trở thành khắc nên nếu Thủy mạnh Mộc sẽ không còn có hình dạng ban đầu, khí thế của Kim bị Thủy tiết chế, nên Kim không thể khắc chế Mộc. Vào mùa Đông, Mộc khí nằm trên đất, cũng không bị sức khắc chế của Kim nên tuy có nhiều Kim cũng vô dụng.
Ất Mộc tháng mười, Bính không thụ khí, Nhâm Thủy đang nắm quyền, lấy Bính làm Dụng thần chính, nhưng nếu Nhâm Thủy nhiều, nên dùng Mậu Thổ.
Mộc tới tiết Tiểu dương xuân, vẻ ngoài héo tàn sức sống co rút vào trong, phát triển ở bên trong vỏ cây, tức là hiện tượng sức sống dần nhú mầm, vào lúc này, là lúc Mộc khí trường sinh. Bính Hỏa tới tháng mười (cung Hợi) ở vào Tuyệt địa, nên Bính không thụ khí, Đông Mộc nhờ có sức ấm áp của khí dương trở nên xanh tốt, hàn Mộc hướng dương (Mộc lạnh hướng về ánh mặt trời để sưởi âm) ắt cần lấy Bính Hỏa làm Dung thần, nhưng nếu Nhâm Thủy quá vượng, lại ngăn trở sức sống của Mộc, cần có Mậu Thổ chế phục Thủy, nên mới bảo nếu Nhâm Thủy nhiều, lấy Mậu Thổ làm Dung thần, nhưng Nhâm Thủy vào lúc này là vị thần đang nắm quyền, tuy không xuất hiện trong Bát tự nhưng vẫn rất mạnh.
Nếu Bát tự có Bính, Mậu cùng xuất hiện trong Can chắc chắn số mệnh khoa giáp; nếu Bát tự lại có Mậu không có Bính, tuy không được khoa giáp, cũng là số có học; nếu Địa chi tàng ẩn Bính Hỏa, lại có vận Hỏa Thá (tức vận may ở phương Hỏa Thổ) ắt được lộc vị; nếu không ứng nghiệm, là do phong thủy không tốt (phong thủy má tổ tiên quá kém).
Ất Mộc tháng mười, lấy Bính Hỏa làm Dụng thần chính, Mậu Thổ là thuốc chữa bệnh, cả hai cần hỗ tra nhau mới tốt; có Mậu không có Bính là mệnh phú nhưng không quý, dù sao cũng là kẻ có học vấn. Nếu Địa chi của Bát tự tàng chứa Bính Hỏa, Bính và Mậu cùng làm Dụng thần vậy. Bát tự có nhiều Thủy, không có Mậu Ất Mộc bị trôi dạt, số mệnh du thủ du thực; Bát tự không có Bính, Kỷ vợ con khó vẹn toàn; Bát tự có một chút Nhâm Thủy. có Mậu số mệnh tầm thường.
Vào tháng mười, Nhâm Thủy nắm quyền, Ất Mộc vốn có bản tính nhu nhược, nếu nhiều Thủy, Mộc bị trôi dạt, không có Mậu cứu Mộc, là số mệnh du thủ du thực; Kỷ Thổ không thể chế phục Nhâm Thủy, nhưng nếu hòa trộn với Nhâm Thủy vẫn có thể vun bồi gốc rễ của Mộc, nên trường hợp Bát tự không có Bính, Mậu ắt phải lấy Bính và Kỷ làm Dụng thần, có nghĩa là nếu Ấn nhiều lấy Tài tổn Ấn để cứu giúp; nếu chỉ có một chút Nhâm Thủy trong cung Hợi, không Can có Mậu, Kỷ “hàn Mộc hướng dương chỉ chuyên lấy Bính, Đinh làm Dụng thần là được; nếu thấy có Mậu, Kỷ là Tài phá Ân, số mệnh tầm thường, cần có Giáp để cứu Ất Mộc.
Nếu Bát tự thấy có Mậu Thổ, cũng không tốt; nếu có Giáp xuất Can chế phục Mậu, có thể là mệnh kẻ có tài, xuất hiện trong Can hay gây tai họa, tạo ra thị phi kiện tụng, tuy không thế gọi là người ưu tú nhưng giao kết rộng, khéo ăn nói. Trường hợp Bát tự có giờ sinh và tháng inh đều có Giáp Mộc năm trong Can, có nhiều Nhâm, không có Canh, Bính, Mậu là số mệnh bần tiện, kể cả nam và nữ.
Nếu Bát tự có nhiều Mậu Thổ, tức cách cục “Thủy ít Thổ nhiều" cần có Giáp Mộc chế phục Mậu để cứu, gọi là "Ti Kiếp tranh Tài" tuy là số có tài năng xuất chúng, nhưng khó tránh việc ỷ tài năng gây ra thị phi; nếu Nhâm nhiều lấy Mậu làm Dụng thần, Mậu nhiều lấy Giáp làm Dung thần; nếu giờ sinh và tháng sinh đều có Giáp Mộc nằm trong Can, cần lấy Canh Kim làm Dụng thần. Phàm các trường hợp làm Dụng thần như vậy đều dùng thuốc theo bệnh. Tóm lại, “hàn Mộc hướng dương" (Mộc lạnh cần mặt trời sưởi ấm) nên không tách rời Bính Hỏa, chỉ khi có bệnh mà không có thuốc cứu ắt số mệnh bần tiện, nam hay nữ đều như vậy cả.
Địa chi trong Bát tự hợp thành Mộc cục, lại vào lúc thời tiết tiểu Dương, Mộc cũng vượng như trong mùa Xuân, nếu thấy có nhiều Quý Thủy, lấy Mậu làm Dụng thần chính, cộng thêm có Bính xuất Can, có thể là mệnh số khoa giáp; nếu Bát tự không thấy có Bính, Mậu là mệnh tự thành tự bại, rốt cuộc không phải là kẻ có thể gánh vác việc lớn, nên mệnh Ât Mộc tháng mười, cần kiêm có Bính Hỏa làm Dụng thần.
Trong cung Hợi (tháng mười) Mộc khí trường sinh, nhưng Mộc không vượng; nếu Địa chi trong Bát tự có Mão, Mùi hợp thành cục, mới mạnh như Mộc mùa Xuân (giống như trường hợp Canh Kim trong cung Ty; nếu Địa chỉ có Dậu, Sửu hợp thành cục, sẽ mạnh lên); nếu Mộc vượng không cần nhờ Ấn sinh Mộc, nên nếu gặp tính ẩm thấp của Quý Thủy, bóp chết sức sống của Mộc, cần phải lây Mậu khắc chế Thủy, hàn Mộc hướng dương, nên nếu Bát tự có thêm Bính Hỏa xuất Can mệnh có thể được khoa giáp.
Tóm lại, Ất Mộc tháng mười, nếu Thủy vượng, lý. Mậu làm Dụng thần, Mậu nhiều lấy Giáp làm Dụng thần Giáp nhiều lấy Canh làm Dụng thần, theo bệnh dùng thu. tùy nghi phối hợp, nhưng nhớ hàn Mộc hướng dương, kiêm với việc cùng có Bính Hỏa làm Dụng thần.