Trong Ngũ hành, hành Thổ phân tán ở bốn phương (tứ duy), nên các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa dựa vào Thổ vận chuyển thành khí tượng, vì vậy trong bốn mùa Thổ đều có Dụng thần hoặc Kị thần.
Mộc, Hỏa, Kim, Thủy là các hành tượng trưng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn Thổ là hành nằm giữa điểm giao thoa bốn mùa, khí pha tạp khi Mộc khí của mùa Xuân chưa dứt, Hỏa khí đã đến, Hỏa khí của mùa Hạ chưa dứt, Kim khí đã đến, Kim khí của mùa Thu chưa dứt, Thủy đã đến, Thủy khí của mùa Đông chưa dứt, Mộc khí đã đến, nằm giữa những mùa đó chính là Thổ; Tứ duy tức là Sửu và Dân, cung Cấn; Thìn và Tỵ cung Tốn; Mùi và Thân cung Khôn; Tuất và Hợi cung Càn. Hành Thổ dùng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi làm vượng địa, gởi sự sống trong cung Dần, Thân, gởi tính vượng nơi Kỷ Hợi nên gọi Thổ phân tán trong Tứ duy. Thổ là Ngũ hành bắt đầu và kết thúc của muôn vật, Mộc, Hỏa, Kim, Thủy đều dựa vao Thổ tạo thành khí tượng riêng nên tính chất của Thổ thay đổi theo khí hậu của từng mùa Xuân, Ha, Thu, Đông, do đó tùy theo trường hợp Thổ có Dụng thần hay Kị thân khác nhau. Hỏa rơi vào tử địa ở cung Dậu, Thủy ở vào vượng địa cung Tý, chính vì thế Hỏa chết Thổ bị vây khốn do Thổ dựa vào vận Hỏa, còn Thủy vượng, Thổ sẽ yếu vì Thổ thích tài của Thủy, Thổ chỉ thành đại khí (vật dụng) khi A Kim, Hỏa. Nhưng Thố nhiều không quý, chỉ thêm tro bui. Thổ tụ thì trì trệ, Thổ phân tán mới nhẹ nhàng.
Nói về công dụng của Thổ khi gặp các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ phụ theo Hỏa sinh ở trong cung Dần, chết i cung Dậu. Thổ phụ theo Thủy sinh ở cung Thân, vượng ở cung Tý. Nhưng tính chất của Thổ được Hỏa thì cao quý, đó là nhờ vận của Hỏa. Vì Hỏa chết ở cung Dậu (tháng tám) nên Thổ đến Dậu cũng rơi vào cung Hưu, Tù yếu ớt nên Hỏa vượng thì Thổ mới vượng, Hỏa yếu Thổ cũng yếu, tên phù hợp với thực chất; Thổ có Thủy được thấm nhuần, đó là thích tài năng của Thủy. Thủy vượng cung Tỷ (tháng mười một) Thổ đến Tý mười một, đất bùn đóng bằng, ngâm tan ra thành bùn nhão, nên thuyết nói Thổ theo Thủy sinh trong cung Thân có Lộc ở cung Hợi là hữu danh vô thực. Thổ được Kim, Hỏa mới trở thành vật dụng lớn (đại khí) ví dụ, Thổ sinh mùa Thu, khí thế của Thổ bị Kim đang vượng tiết chế (mùa Thu là lúc Kim vượng) nhưng có Hỏa bổ trợ nguyên thần của Thổ số người này đứng đầu thiên ha, như số mệnh của Tưởng Giới Thạch. Bat tự của Tưởng Giới Thạch gồm “Đinh Hợi, Canh Tuất, Kỷ Tỵ, Tân Mùi" (xin xem phần “Giải thích cách Dụng nan mệnh Kỷ Thổ tháng chín"). Nếu như Thổ sinh vào muà Hè, có cách cục Giá Tường (gieo trồng cày cấy) mùa hè hỏa vượng giúp sinh Thổ, Bát tự có Kim hợp thành cục, giúp tiết chế Thổ làm tốt đẹp hơn, số người này được mệnh Ngũ Phúc vẹn toàn (xin xem mệnh Thổ sinh vào các tháng cuối bốn mùa ở sau) Quý tức là Quan, Sát. Thổ dày chắc, ắt phải có Giáp Mộc để khai khẩn, giống như làm ruộng, cần cày bừa để khai khẩn đất. Mệnh Thổ sinh vào các tháng cuối một mùa (các tháng ba, tháng sáu, thá chín, tháng chạp) lúc Thổ vượng, tuy Bát tự không the Mậu, Kỷ xuất hiện ở Thiên can, nhưng Thổ vẫn ngầm vự một cách vô hình trong đó, khói bụi mù mịt khắp trời không có Mộc khí (Giáp Mộc) khắc chế, ắt Thổ sẽ che lấp ánh sáng của Hỏa và tắt dòng chảy của Nhâm Thủy. Nếu Tứ trụ của Bát tự lại có nhiều Thổ quá dày, nặng, ngoài Giáp Mộc giúp khơi thông Thổ không được linh hoạt. Tứ trụ trong Bát tự ít Thổ, thấy có nhiều Giáp Mộc khắc chá Thổ bị khuấy tan, thành bụi thành tro, nên Mậu Thổ trường sinh trong cung Dần, không xuất Can không thể lấy làm Dụng thần. Đó vì cung Dần, Giáp Mộc ở vào Lâm Quan, Mộc vượng, Thổ yếu (xem Thổ sinh các tháng mùa Xuân ở sau).
Các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là vị trí chính của Thổ, phân chia Âm, Dương để có số mệnh khác nhau. Cung Thìn ngầm có Thủy, cung Mùi ẩn chứa Mộc, nuôi dưỡng muôn vật, công dụng trong mùa Xuân, Hạ. Cung Tuất tàng chứa Hỏa, cung Sửu ẩn giấu Kim, Hỏa mùa Thu, Kim mùa Đông, vạn vật xơ xác, tàn tạ, nên Thổ tự ở cung Thìn, Mùi cao quý, tụ ở cung Sửu, Tuất không cao quý, vì Thổ yêu thích Thìn, Mùi, không thích Sửu, Tuất, thật rõ ràng. Nếu mệnh của người có số Bát tự gặp Ngũ hành mạnh la người nhiều điền sản, tuổi già phú quý vô cùng, nhưng Bát tự có quá nhiều Thổ, lại không có Thủy, Thổ kho nóng không trung hòa, không có Mộc, Thổ không được khơi thông, Thổ gặp Hỏa khô cháy, nếu mệnh nữ khó sống thọ. Thổ vượng trong các tháng cuối mùa, duy chỉ có Mậu Thổ yếu ớt, khốn đốn, Bát tự nhiều Mậu là số người háo thắng, hay ngủ gật. Còn người mệnh Thổ sinh ở cung Thìn, Mùi háu ăn, mệnh Thổ sinh cung Sửu là người tỉnh táo, mệnh Thổ sinh cung Sửu là Thổ của quẻ Cấn, có Quý mhủy thấm nhuận đất đai màu mỡ, người có mệnh này được thành đạt lớn.
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là chính vị của Thổ, nhưng Thổ bốn mùa, mỗi mùa cấm kị khác nhau do khác biệt Âm và Dương. Ở cung Thìn, Tuất là Dương Thổ, ở cung Sửu, Mùi là Âm Thổ, cần phân biệt kỹ lưỡng. Cung Thìn (tháng ba) là tháng Mộc còn khí mạnh tàng dư, là Mộ khố của Thủy. Cung Mùi (tháng sáu) Hỏa còn khí mạnh tàn dư, là Mộ khố của Mộc. Cung Tuất (tháng chín) Kim còn khí mạnh tàn dư, là Mộ khố của Hỏa. Cung Sửu (tháng chạp) Thủy còn khí mạnh tàn dư, là Mộ khố của Kim. Trong cung Thìn, Mùi là Thổ mùa Xuân, Hạ. Trong cung Tuất, Sửu là Thổ mùa Thu, Đông. Mùa Xuân, Hạ thời tiết ấm áp, dễ chịu, khí Dương hòa dịu nên Thổ trong cung Thìn và Mùi (tháng ba, tháng sáu) có thể vun bồi, nuôi dưỡng vạn vật; còn vào mùa Thu, Đông, thời tiết xơ xác, lạnh léo, nên Thổ trong cung Tuất và Sửu (tháng chín, tháng chạp) hàm chứa vạn vật, đó là vì Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, dựa vào Thổ trở thành hình tượng. Thổ tụ ở cung Thìn, Mùi có công dụung nuôi dưỡng, nếu tất cả Ngũ hành Bát tự đều mạnh chủ về phú quý, tính chất Thổ dày nặng, lại chủ về sống lâu. Thổ tụ ở Tuất, Sửu cần có Thủy thấm nhuẩn, Hỏa sưởi ấm. Nếu Thổ quá chắc lại không có Thủy, Thổ sẽ quá khô nóng. Khô nóng không thể trung hòa. Quá chắc lại không có Mộc, không linh hoạt. Quá nhiều huy, Thổ sẽ bị hòa tan trở nên vô dụng. Không có Hỏa, hổ không chắc, quá nhiều Hỏa, Thổ bị khô cháy. Chính vì thế, Thổ sinh trong mùa Thu, Đông không có công dụng vun bồi, nuôi dưỡng, toàn phải dựa nhờ vào công dụng các Ngũ hành giúp điều hòa khí hậu. Trường hợp mệnh người nữ không sống thọ, tức nói về trường hợp Hỏa nhiều, Thổ cháy. Nữ có mệnh Thổ lấy Mộc tượng trưng cho người chồng, Mộc có nhiều Hỏa không thể khơi thông Thổ, lai giúp Hỏa mạnh thêm, ví dụ như Bát tự sinh năm Miu tháng Ngọ, nếu có Giáp Mộc trở thành cách cục “Dương Nhẫn đảo qua" (mũi nhọn Dương Nhân). Mệnh Thổ sinh vào các tháng cuối bốn mùa Mậu Thổ kém sức sống nhất Trong mệnh Thổ, Thổ ở cung Thìn (tháng ba) là có sức sống mạnh nhất. Thổ ở cung Mùi (tháng sáu) sức sống cũng chưa suy yếu, riêng Thổ ở cung Sửu (tháng chạp) sức sống đang mạnh dần lên. Thổ trong cung Sửu là Thổ thuộc quẻ Cấn, khí tiến vào Nhị Dương (theo nguyên lý là khí Nhất Dương sinh vào Đông Chí, tháng có ngày Đông Chí thuộc tháng Nhất Dương, tháng kế tiếp sau tháng có ngày Đông Chí là tháng Sửu, khí Nhị Dương sinh, tháng Dần là tháng Tam Dương; trong cung Sửu tự có Quý Thủy giúp thấm nhuận Thổ nên đất đai màu mỡ, chỉ cần có Bính Hỏa giúp sưởi ấm, Thổ có thể sinh trưởng vạn vật. Còn Mậu Thổ ở giữa mùa Thu và Đông, lúc khí hậu xơ xác, trong cung Tuất (tháng chín) ngầm ẩn chứa Hỏa. Thổ trở nên khô và nóng, không có sức sống, nên Bát tự của người có nhiều Mậu, phần lớn là người háo thắng, nhưng mơ màng ngái ngủ, do tính chất không được hòa nhuận.
Ba tháng mùa Xuân, Mộc thần chủ vượng, Mộc vượng tự nhiên Thổ yếu, tuy phụ theo Hỏa sinh ở cung Dần, nhưng tính chất mạnh yếu khác nhau. Thể tính chung của Thổ mùa Xuân là yếu ớt (hư phù).
Vào mùa Xuân, Thổ có Hỷ thần là Hỏa sinh ghét Mộc thái quá, Kị thần Thủy tràn lan, Hỷ thần là Thổ tức Tỉ Kiếp trợ giúp, mệnh Thổ Bát tự có Kim che phục Mộc rất tốt lành, nhưng Kim quá nhiều, hút mất khi của Thổ.
Dụng thần của Thổ trong mùa Xuân.
Vào mùa Xuân, thế tính của Thổ là hư phù nên có Hà thần giúp sinh phù Thổ, Kị thần tiết chế, khắc chế Thổ, đó là nguyên lý nhất định. Vào mùa Xuân, Mộc nấm quyền, mệnh Thổ có Hỏa chế phục Mộc chuyển hóa từ khắc chế Thổ thành sinh Thổ, đó là cách cục “Sát Ấn tương sinh" nếu không có Hỏa sinh phù, Thổ suy gặp Mộc vượng ắt Thổ bị suy. Thủy tức Tài tinh của Thổ, vào mùa Xuân, tính chất của Thổ hư phù, nếu gặp Thủy vượng ất bị khuấy tan, trở nên vô dụng, nhưng nếu được Tỉ Kiếp (tức Thổ) phù trợ, có thể chế phục Thủy thành công, nếu Thổ vượng thích có Kim là Hỷ thần để tiết chế khí thế Thổ. Tính chất của Thổ trong mùa Xuân là hư phù, không nên dùng Kim tiết chế, tuy nhiên, vào mùa Xuân, Mộc đang vượng sẽ khắc chế Thổ, nếu có Kim chế phục Mộc cũng có ích cho Thổ, nhưng Kim không nên có quá nhiều, nếu Kim nhiều sẽ tiết chế Thổ khí, mệnh Thổ bị tổn hại ngầm.
Thổ vào mùa Hạ, tính chất khô nóng.
Thế và lực của Thổ song hành với thế lực của Hỏa, Hóa vượng Thổ cũng vượng. Ba tháng mùa Hè lúc Hỏa đang vượng, nên mùa Hè cũng là đất vượng của Thổ, do do, vào mùa hè thể tính của Thổ khô nóng.
Vào mùa Hè, Thổ khô nóng được Thủy mạnh thấm nhuần Thổ trở thành có ích, kị Hỏa vượng tôi luyện làm Thổ cháy khô, Mộc trợ giúp Hỏa nóng thêm, nếu Co Thủy khắc chế không sao, Kim sinh Thủy nên mệnh to vào mùa Hè có Kim, Thủy nên Thủy được Kim sinh đầy ắp lan tràn, Thổ Tài hữu ích (Thủy là Tài tinh của Thổ, tượng trưng cho ngôi vợ [thê] của mệnh Thổ, nếu lấy Kim làm Dụng thần). Mệnh Thố vào mùa Hè nếu Bát tự có Tỉ Kiên (Thổ) trì trệ không thông thoáng nên có nhiều Tỉ Kiếp thái quá, nên có Mộc khắc chế.
Dụng thần của Thổ mùa Hè. Vào mùa Hè, Hỏa, Thổ đồng hành, tính chất của Thổ trở nên khô nóng, nếu Bát tự có Thủy mạnh, đất đang nóng ẩm, nếu gặp mưa to cây cỏ tươi tốt xum xuê, Thổ thấm nhuần trở nên có ích. nếu mệnh Thổ vào mùa Hè lúc Hỏa vượng nhưng Bát tự không có Thủy, giống như thời tiết hạn hán, ruộng đất cháy khô, cỏ cây khô héo, nên mệnh Thổ vào mùa Hè, cần có Hỷ thần là Thủy làm Dụng thần, để Thổ trở nên có ích, Kị thần là Hỏa sẽ đẩy lùi sức sống của Thổ, Mộc có thể sinh Hỏa, tăng thêm sức nóng của Hỏa, nếu Tứ trụ trong Bát tự mệnh Thổ có Thủy, Mộc không thể làm tổn hại, vì Thổ được Thủy, Hỏa trợ giúp, sức sống sẽ mạnh mẽ, Mộc sẽ không sinh Hỏa nhưng khắc chế Thổ, Thổ vượng cần Hỷ thần là Thủy làm Dụng thần. Thổ mùa Hè tính chất khô nóng nên không thể sinh Kim, không thể lấy Kim tiết chế, nhưng vào mùa Hè Thủy ở vào Tuyệt địa, nếu có Kim giúp sinh Thủy, nguồn nước cuồn cuộn không dứt, Thủy là Tài tinh của Thổ. Mệnh Thổ mùa Hè là thời điểm vượng nhất, không cần dùng đến trợ giúp cũng Tỉ Kiếp. Nếu Bát tự lại thấy có Thổ thì Thổ quá mạnh, trở nên tắt nghẽn không thông thoáng, cần có Thủy khơi thông, đưa tổn hại trở thành có ích, nhưng nếu dùng Mộc khắc chế Thủy, cần có Thủy phối hợp, nêu không, Mộc không thể khắc chế Thổ mà trợ giúp Hỏa mạnh lên thêm, chẳng những không lợi ích mà còn có hại.
Thổ vào mùa Thu, con mạnh mẹ suy yếu.
Mùa Thu, lúc Kim thần nắm quyền, Thổ là mẹ của Kim (Thổ sinh Kim nên gọi Thổ là mẹ, Kim là con). Vào mùa Thu, Kim mạnh, khí thế Thổ tự nhiên suy yếu, khí hư nhược là tính chất của mệnh Thổ sinh trong mùa Thu.
Mệnh Thổ sinh vào mùa Thu, nếu Bát tự có nhiều Kim, Thổ bị hư tổn, nếu Mộc thịnh, bị chế phục trở nên thuần lương, Hỏa nhuận thì rất tốt, Thủy tràn lan rất xấu, nếu có Tỉ Kiên giúp thêm sức, đến ngày tiết Sương Giáng nếu không có Tỉ Kiên cũng không sao.
Mùa Thu, lúc Kim thần đang vượng, nếu mệnh Thổ sinh vào mùa Thu, Bát tự có nhiều Kim, Thổ khí hao tổn, Thổ càng suy yếu. Mùa Thu, Mộc đang ở đất Hưu, Tù gặp khí thế đang vượng của Kim, tự nhiên Mộc bị Kim chế phục, tính chất trở nên thuần lương, không đủ sức khắc chế Thổ nên không thể gây tổn hại. Mùa Thu, tính chất của Thổ hư hàn (yếu ớt và lạnh lẽo), nếu được Hỏa sẽ trở nên chắc chắn. Mệnh Thổ sinh vào mùa Thu, không thể tách rời Hỏa, vì Kim vào mùa Thu đang mạnh, có Hỏa sẽ bị khắc chế, Mộc mùa Thu suy tuyệt, có Hỏa hóa hợp nên mệnh Thổ sinh vào mùa Thu, Bát tự có nhiều Hỏa rất tốt. Mùa Thu, tính chất của Thổ hư hàn, nếu Bát tự có Thủy lan tràn, Thổ bị khuấy tan, nên gặp Thủy rất xấu, kẻ yếu thích được sinh phù (phù giúp để sinh ra) đó là nguyên lý đương nhiên. Mệnh Thổ sinh vào mùa Thu, tính chất của Thổ hư hàn, nếu Bát tự có Tỉ Kiên sẽ tăng thêm sức mạnh, nng đây là trong trường hợp mệnh Thổ sinh sau tiết Lập Thu, trước tiết Sương Giáng, nếu sinh sau tiết Sương Giáng, lúc Thổ vượng nắm quyền, ở cung Tuất (tháng chín) Có mộ khố Hỏa giúp sinh Thổ, không có Tỉ Kiếp trợ giúp, Thổ cũng tự nhiên sinh vượng, nếu Bát tự có Tỉ Kiếp lại trở thành thái quá.
Mệnh Thổ sinh vào mùa Đông, thích có Hỏa sưởi ấm
Mùa Đông, trời đất rét mướt lúc vạn vật thu mình lại chỉ thích có Hỏa để được ấm áp, vạn vật mới có sức sống gọi là “Hàn cốc hồi xuân" (Xuân về hang lạnh) đó là tính chất Thổ trong mùa Đông.
Mệnh Thổ sinh vào mùa Đông, nếu Bát tự có Thủy vượng, Tài dồi dào, có Kim nhiều, con cái đẹp đẽ, có Hỏa thịnh, vinh hiển; có Thủy nhiều, không có điềm xấu, lại thêm có Tỉ Kiên hiệp trợ càng tốt, tốt lành nhất, là mệnh chủ khang kiện, trường thọ. Mệnh Thổ sinh vào mùa Đông, lạnh lẽo, nếu không có Hỏa sưởi ấm, sức sống lụi tàn, không có công dụng gì cả, sau khi có Hỏa, đại dụng của Thổ nảy sinh, Thổ ấm áp gặp Thủy vượng, Tài sẽ dồi dào, gặp Kim nhiều, con cái đẹp đẽ, nếu lại gặp Hỏa, Thổ ấm áp, tươi tốt bội phần, nếu thấy nhiều Thủy đã có Hỏa dẫn hóa, không thể gây tổn hại được, lại có Tỉ Kiên phù trợ càng tốt, Thổ là chốn sinh trưởng của muôn vật, thân chủ khỏe mạnh biểu trưng cho trường thọ, nếu không có Hỏa, Thổ không được sưởi ấm, gặp Thủy vượng, Thổ bị khuấy tan, gặp Kim nhiều ắt Thổ bị tiết chế yếu đi; gặp Mộc nhiều có điểm xấu, dù được Tỉ Kiên phù trợ vẫn không thể sinh trưởng muôn vật, Thổ tuy dày nhưng vô ích, nên mệnh Thổ sinh vào mùa Đông, không thể tách rời Hóa.
Khác biệt tính chất của Thổ sinh trong các tháng cuối mua (các tháng ba, tháng sáu, tháng chín, tháng chạp).
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là vị thần của Thổ sinh trong các tháng cuối của bốn mùa, nhưng chỉ có Thổ trong cung Mùi (tháng sáu) cực vượng, vì Thổ trong cung Thìn (tháng ba) bị Mộc khí cùng có trong cung Thìn khắc chế, còn Thổ trong cung Tuất (tháng chín) Sửu (tháng chap) bi Kin khí cùng trong cung khắc chế, Thổ trong ba cung ấy uy vượng nhưng thực chất không vượng, nên mệnh Thổ sinh trong ba tháng này (tháng ba, tháng chín, tháng chạp) Đốu Bát tự có nhiều Kim tạo thành cách cục “Giá tường" (gieo trồng, cày cấy) không bị mất trung hòa, còn mệnh Thổ sinh vào tháng Mùi (tháng sáu) có kèm Hỏa khí, nhờ có Hoa giúp sinh Thổ nên mệnh Thổ sinh vào tháng Mùi cực vượng. Nếu mệnh Thổ sinh tháng Mùi, lúc Thổ cực vượng nhất; nếu Bát tự có nhiều Thổ trong Tứ trụ, da phần có cách cục “Hỏa viêm Thổ táo" (Hỏa nóng, Thổ khô) không thể luận theo cách cục “Giá tường", nhưng nếu mệnh Thổ sinh vào tháng Mùi Bát tự hợp thành Kim cục, là mệnh không quý cũng được phú (giàu có). Sách cổ viết: “Thổ sinh trong các tháng cuối mùa Bát tự có nhiều Kim, là mệnh cao quý, nếu sinh vào tháng Mùi càng rất tốt".
Bốn tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều là đất chuyên vượng của Thổ, Thổ trong cung Thìn, Tuất, là Mậu Thổ, trong cung Sửu, Mùi là Kỷ Thổ, trong Tứ Ngung (bốn góc, bốn đoạn giao thời) tháng Mùi là cực vượng. Vì thể tính của Thổ lưu chuyển tùy theo bốn mùa, cung Thìn là dất vượng của Mộc khí phương Đông. Cung Tuất, đất vượng của Kim khí phương Tây. Cung Sửu, đất vượng của Thủy khí phương Bắc. Thổ trong các cung này bị khắc chế của Mộc, bị tiết chế của Kim, Thủy nên tuy gọi là vượng thực chất không vương, còn cung Mùi là đất vượng của Hỏa phương nam, Thổ được Hỏa khí sẽ nảy sinh, nên Thổ Sinh vào tháng Mùi cực vượng. Thiên can thuộc Dương có Nhẫn, thuộc Âm không có Nhẫn, chỉ duy nhất là Kỷ Thổ sinh vào tháng Mùi có Nhẫn, chính vì lý do này, còn trong ba vị trí Thìn, Tuất, Sửu Tuất là Mộ của Hỏa, nên vượng hơn so với Thìn, Sửu, có thể suy luận việc dùng Dụng thần. Mệnh Thổ sinh vào các tháng cuối của bốn mùa Tài (Thủy) trong cung Thìn bố trợ Sát, còn trong cung Tuất, Thổ, Kim Thương Quan bội Ấn, trong cung Mùi Sát và Ấn tương sinh (lưu ý không thể không phối hơn với Thủy) trong cung Sửu Thực Thương sinh Tài (lưu ý: không thể không có Hỏa phối hợp) đều là cách cục cao quý, do vị thần của Nguyệt lệnh ở cùng trong cung nên tụ hợp được cao quý. Mệnh Thổ nếu Bát tự có cách cục "Giá tường" gặp Kim ắt số mệnh đại phú quý, chỉ duy có cách cục Hỏa vượng Thổ khô của mệnh Thổ sinh tháng Mùi đa số sau ngày tiết Đại Thử (nắng lớn) Kim, Thủy mạnh lên, Thổ trong cung Mùi (Kỷ Thổ) tính chất yếu ớt, ẩm thấp nên tuy ở vào tháng Hỏa vượng vẫn có thể sinh Kim.