Mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân, nếu không có Bính sưởi ấm, Mậu Thổ không sinh. Vào tháng Giêng, Mộc mạnh nắm quyền, nếu Giáp Mộc phá, Mậu Thổ không linh hoạt, nếu không có Quý thấm nhuần Thổ, vạn vật không thể sinh trưởng. Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, trước tiên dùng Bính, sau dùng Giáp, Quý Thủy thứ ba; mệnh Thổ sinh vào tháng ba, trước tiên dùng Giáp, sau dùng Binh, Quý Thủy vẫn đứng ở hàng cuối, vì vào tháng ba Mậu Thổ nắm quyền, cần ưu tiên lấy Giáp Mộc làm Dụng thần giúp khơi thông Thổ. Phàm mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân, nếu Bát tự có Binh, Giáp, Quý cùng xuất hiện trong Can, là số mệnh phú quý cực phẩm, nhưng được sớm hay muộn tùy vào vận số, nếu Bát tự có Bính, Giáp, Quý nhưng chỉ có hai nằm trong Can, còn một tàng ẩn nơi Địa chi, cũng là số mệnh khoa giáp. Nếu hai tàng ẩn nơi Địa chi, chỉ có một xuất Hiện trong Can, mệnh Dị đồ hiển đạt, hoặc mệnh Tú tài.
Trên đây tổng luận về mệnh Mậu Thổ trong ba tháng nua Xuân, ở cung Dần (tháng Giêng) Mậu Thổ được trường sinh, nhưng trong cung Dần vẫn còn Giáp Mộc ở vào Lâm Quan, Mộc vượng, Thổ sụp đổ, thế đất nghiêng sụp nếu có Bính, Thổ chắc chắn, không có Bính, Thổ yếu ớt, nên cần ưu tiên lấy Bính làm Dụng thần, nhưng khí hậu ấm áp, Mậu Thổ không sinh, cần lấy tiếp Quý Thủy bổ nếu Thổ nhiều lại chắc chắn, cần lấy Giáp Mộc làm Dung thần và vẫn lấy Quý Thủy trợ giúp, phương pháp lấy Dụng thần của mệnh Mậu Thổ trong ba tháng mùa Xuân, là vậy. Mùa Xuân có Bính, Quý làm trời không nắng, không mưa (âm u) nên giữa Bính và Quý tốt nhất không gây trở ngại nhau để mỗi loại phát huy được công dụng; nếu Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, tức có đủ Quan và ấn, là số mệnh phú quý cực phẩm, nhưng lấy Bính hay Quý làm Dụng thần, cũng nên phân biệt lấy Can nào trước, Can nào sau, tùy theo phối hợp của cách cục, đế quyết định lấy Sát Ấn hay Tài Sát.
Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, nên có Bính nằm trong Can trước, còn sinh trong tháng ba, nên có Giáp nằm trong Can trước, vì vào tháng Giêng, tháng hai, Bát tự của mệnh Mậu Thổ dù có Quý và Giáp, không có Bính cũng khó trừ giảm hàn khí (khí lạnh) như mưa gió dầm dề vạn vật sinh nở không thể tăng trưởng, nên mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, Bát tự không có Bính, đời tuy nhiều thành công, nhưng cũng lắm thất bại, phải cực khổ gian nan mới phú quý. Bát tự có Bính mà không có Quý, Giáp gọi là Xuân hạn, như vạn vật sinh sôi gặp nhiều trắc trở; Bát tự không có Quý, Giáp là mệnh suốt đời cực khổ chăm chỉ vẫn không ích lợi gì.
Hai cung Dần và Mão là đất Lâm Quan và Đế Vượng của Mộc thần, nên cần ưu tiên lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, Sát và Ấn tương sinh là cách cục tốt nhất, nhưng cơ Binh Hỏa, Thổ khô nóng thiếu sức sống, nên cần lấy Quy Thủy bổ trợ giúp nhuận tươi Thổ, nếu Bát tư có quá nhiều Binh Hỏa, Địa chi thành Hỏa cục, nên ưu tiên lấy Quý Thủy Dụng thẩn. Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, không tách rời Bính, Quý tùy theo cách cục phối hợp chia dùng trước hay dùng sau; nếu suy luận theo thời tiết, vào đầu Xuân nên lấy Bính làm Dụng thần, vào giữa Xuân (tháng hai) khí Dương mạnh nên lấy Quý làm Dụng thần. Mệnh Mậu Thổ sinh vào đầu Xuân (tháng Giêng), Bát tự không có Quý, có thể chuyên lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, chỉ e cách cục không hoàn mỹ, nhưng mệnh Mậu Thổ sinh vào giữa Xuân (tháng hai), Bát tự không có Binh không thể lấy Quý Thủy Dụng thần, vì vào lúc đó Mộc đang vượng, Tài tinh che chở Sát, khắc chế bản mệnh, đó là nguyên nhân tại sao phân biệt trước, sau giữa Bính và Quý.
Bát tự chỉ toàn Bính Hỏa, có Giáp thiếu Quý là mệnh trước tốt sau xấu, hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, không có Nhâm, Quý là số mệnh tu hành, cô đơn, nghèo khổ, nếu có Quý nằm trong Can, lại là mệnh cao quý, Nhâm nằm trong Can, là mệnh giàu có, muốn lấy Nhâm Dụng thần phải xem Bát tự có nhiều Thủy hay ít Thủy.
Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, trong Nguyệt lệnh đã tự có Bính, Giáp, nếu Thiên can trong Bát tự toàn Bính Hỏa, không có Quý thấm nhuẩn, là mệnh trước tốt sau xấu; Bíinh Hỏa là Ấn của Mậu Thổ, Nguyệt lệnh có Giáp, Bính tức Sát Ấn tương sinh, được hưởng phúc ấm của tổ tiên, nên mệnh tốt trước, còn Quý Thủy là Tài của ho, Bát tự không có Quý Thủy tức bản mệnh thiếu tài lộc, nên giai đoạn sau xấu; hoặc Bát tự thấy Địa chi có Ngọ, Tuất hội với Dân trong Nguyệt lệnh thành Hỏa cục, Hỏa viêm (lứa nóng) Thổ táo (Thổ khô) nếu không có Quan, Quý cứu giúp, Thổ không sức sống. Trường hợp Quý xuất mện trong Can được quý, Nhâm nằm trong Can được phú (xin xem phần nói về trường hợp mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng ba Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục). Khi Bát tự có Hỏa vượng dùng Thủy cứu, Thổ khô nóng, Thủy giúp nhuận trạch; cả hai trường hợp đều không nên quá nhiều Thủy, Thủy nhiều làm tăng nặng thêm ẩm ướt, càng cần Bính Hỏa sưởi ấm, lấy Tỉ Kiếp chia sé, nên cần xem xét trong Bát tự Thủy có nhiều hay ít, trên đây là luận về cách cục lấy Tài Ấn Dụng thần.
Bát tự chỉ toàn Giáp Mộc, không có Bính, số mệnh tầm thường; nhưng nếu Bát tự có Canh nằm trong Can, số mệnh phú quý; hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Mộc cục, Giáp lại xuất hiện trong Can, có Canh nằm trong Can, chắc chắn là số mệnh khoa giáp, phú quý.
Luận về trường hợp dùng Quan, Sát Dụng thần.
Mệnh Thổ, Giáp Mộc là Sát, Bát tự nếu toàn Giáp Mộc tức nhiều Sát, không có Ấn dẫn hóa, cần lấy Thực Thần làm Dụng thần để khắc chế Sát, Bát tự toàn Giáp Mộc là mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, Bát tự có Địa chi hợp thành Mộc cục, là về mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng hai, đều là trường hợp Mậu Thổ có Bát tự ở cung Thìn, Tuất. Quan trọng nhất phải có Nhật nguyên tự vượng, bản mệnh và Sát mạnh được khắc chế, đương nhiên phú quý, sinh vào tháng Giêng, trong cung Dân tự có Bính Hỏa, Mộc cục lại tàng ẩn Thủy, phú và quý vẹn toàn.
Bát tự không có Canh Kim, lại không thấy Tỉ Kiếp, Ân Thụ, không tạo thành cách cục “Tòng Sáť" nếu không phải mệnh đại ác gặp tai họa thì nhất đinh là quân trộm cướp; nếu Địa chi của Nhật nguyên Ngọ là số chết bất đặc kỳ tử.
Mậu Thổ ký sinh trong cung Dần, Nguyệt lệnh ngầm ở Tỉ, Ấn (trong cung Dân có Bính Hòa là Thiên Ấn của Mâu Thổ, trong cung Mão có Ất Mộc là Chính Quan của Mậu Thổ), nên không thế suy luận theo “Tòng cách" Sát vượng bản mệnh yếu, nhất định gặp điều xấu; Nhật nguyên có Địa chi Ngọ tức Dương Nhẫn, trong cung Dan, Ngo ngầm chứa Ấn, nên có hiện tượng đột tử. Trong sách "Cùng Thông Bảo Giám" viết Địa chi của Nhật nguyên thiếu Giáp, tức Mậu Dần.
Hoặc Bát tự chỉ toàn Ất Mộc, gọi là cách cục “Quyền Quan hội đảng" dù có Canh tòng hóa Thổ cũng khó chế phục Ất Mộc, số người này bề ngoài cương trực, bên trong gian trá, nói một đàng nghĩ một nẻo, chớ nên giao du. Nếu Bát tự lại có thêm một Giáp Mộc, không có Canh Kim là số kẻ lười biếng cam chịu, tham lam. Hoặc Bát tự có nhiều Binh, nhiều Mộc, nên tham khảo phần dùng Quý, Canh làm Dụng thần.
Trước đã luận về trường hợp lấy Sát làm Dụng thẩn, ở đây luận về trường hợp lấy Quan làm Dụng thần. Vào tháng ba, Ất Mộc nắm quyền, gọi là “Quyền Quan hội đảng" tức mệnh Mậu Thổ có Địa chi hội thành Mộc cục, Canh Kim gặp Ất, tương hợp với Ất, mất tác dụng khắc chế Mộc nên khó chế phục Ât Mộc, nếu cách vị trí không tương hợp đương nhiên không đến nỗi quá tệ hại. Nếu lại có Giáp Mộc trong Bát tự tạo thành cách cục “Quan Sát hỗn tạp"; nếu không có Canh Kim giúp quét trừ Quan Sát là số người ít lộc, xem đoạn giải thích về cách cục Quyền Quan hội đảng" sau, Thất Sát không được khắc chế, là số người không có lý trí, không biết kềm chế; nếu Bính nhiều, Mộc nhiều Dương mạnh, Mộc khô héo, giống trường hợp Bát tư toàn Bính Hỏa và Bát tự toàn Giáp Mộc ở trên.