Nguyên lý tương đồng với nội dung chương “Giải thích cách nắm bắt Dụng thần Mậu Thổ sinh tháng Giêng.
Mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân, nếu không có Bính sưởi ấm, Mậu Thổ không thể sinh, nhưng vào tháng Giêng, Mộc mạnh nắm quyền, Giáp Mộc phá Thổ, Môu Thổ không linh hoạt, không có Quý thấm nhuẩn Thổ, muốn vật không sinh trưởng. Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, trước tiên dùng Bính, sau dùng Giáp. Quý Thủy đứng hàng cuối, còn mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng ba, trước tiên dùng Giáp, sau dùng Bính, Quý Thủy vẫn đứng cuối, vì tháng ba, Mậu Thổ nắm quyền, nên cần lấy Giáp Mộc làm Dụng thần trước để giúp khơi thông Thổ. Phàm mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân, Bát tự có Bính, Giáp, Quý cùng nằm trong Can, là số mệnh phú quý cực phẩm, nhưng có được phú quý sớm hay muộn lại nhờ vận số riêng; hoặc Bát tự có Bính, Giáp, Quý nhưng chỉ có hai nằm trong Can, còn một tàng ẩn nơi Địa chi, cũng là số mệnh khoa giáp, nếu hai tàng ẩn nơi Địa chi, chỉ có một nằm trong Can, là số mệnh Dị đồ hiển đạt, hoặc chỉ là mệnh Tú tài.
Trên đây tổng luận về mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân, ở cung Dân (tháng Giêng) Mậu Thổ trường sinh, nhưng ở cung Dân vẫn còn Giáp Mộc đang ở vị trí Lâm Quan, Mộc vượng, Thổ suy, thế đất nghiêng lún, nếu có Bính, Thổ chắc chắn, không có Bính, Thổ yếu, nên cần ưu tiên lấy Bính Dụng thần, nhưng khí hậu ấm áp quá nên Mậu Thổ không thể sinh, cần dùng thêm Quý Thủy bỏ trơ; nếu Thổ nhiều trở nên chắc chắn, cần dùng Giáp Mộc Dụng thần, vẫn lấy Quý Thủy trợ giúp. Cách lấy Dụng thần mệnh Mậu Thổ sinh vào mùa Xuân là thế. Bính, Quý sinh vào mùa Xuân, làm trời âm u (không nắng không mưa) nên giữa Binh và Quý không nên làm trở ngại nhau là mỗi loại đều phát huy được công dụng. Hoặc Bát tự có Bính, Quý cùng năm trong Can, tức có đủ Quan và Ấn, là Số mệnh phú quý cực phẩm, nhưng lấy Bính làm Dụng thần trước, hay lấy Quý làm Dụng thần trước, có khác biệt, phải tùy phối hợp cách cục để quyết định dùng Sát Ấn hoặc dùng Tài Sát.
Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, nên có Bính xuất hiện trong Can trước, còn sinh trong tháng ba, nên có Giáp xuất hiện trong Can trước, vì vào tháng Giêng, tháng hai, Bát tự của mệnh Mậu Thổ dù có Quý và Giáp, không có Bính cũng khó trừ giảm hàn khí (khí lạnh) như mưa gió dầm dề, vạn vật sinh sôi nhưng không phát triển, nên mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai. Nếu Bát tự không có Bính, suốt đời thăng trầm thành rồi bại, phú quý gian nan, Bát tự có Bính mà không có Quý, Giáp gọi là “Xuân hạn" (hạn hán trong mùa Xuân), như vạn vật tuy sinh sôi nhưng nhiều trắc trở, nên mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, nếu Bát tự không có Quý, Giáp là mệnh suốt đời cực khổ, khó nhọc mà chẳng ích lợi gì.
Trên đây nói về cách lấy Dụng thần của mệnh Mậu Thổ sinh tháng Giêng, tháng hai. Hai cung Dần (tháng Giêng), Mão (tháng hai) là đất Lâm Quan và Đế Vượng của Mộc thần, nên cần ưu tiên lấy Bính Hỏa làm Dụng thân, cách cục "Sát Ấn tương sinh" là cách cục tốt nhất, nhưng có Bính Hỏa, Thổ trở nên khô nóng không có sức Song, lại cần có Quý Thủy bổ trợ giúp nhuận tươi Thổ, nếu Bát tự có quá nhiều Bính Hỏa, Địa chi hợp thành Hỏa nên ưu tiên dùng Quý Thủy Dụng thần. Tóm lại, mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, tháng hai, không tách rời Bính, Quý, nhưng tùy theo cách cục phối hợp để dùng Bính trước hay dùng Quý trước; nếu suy luận theo thời tiết, mệnh Mậu Thổ sinh vào đầu Xuân (tháng Giên nên lấy Bính làm Dụng thần; nếu sinh vào giữa Xuân (tháng hai) là lúc khí Dương mạnh, nên lấy Quý làm Dụng thần. Mệnh Mậu Thổ sinh vào đầu Xuân, nếu Bát tư khả có Quý, vẫn có thể chuyên lấy Bính Hỏa Dụng thần, chỉ tiếc cách cục không hoàn mỹ, nhưng nếu sinh vào gi Xuân, Bát tự không có Bính lại không thế lấy Quý Thủy làm Dụng thần, vì vào tháng Giêng, tháng hai là lúc Mộ vượng, Tài tinh che chở Sát, khắc chế bản mệnh. Đó là nguyên nhân tại sao có sự phân chia trước, sau giữa Binh và Quý.
Bát tự chỉ toàn Bính Hỏa, có Giáp thiếu Quý là mệnh trước tốt sau xấu, hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, không có Nhâm, Quý là số mệnh tu hành, cô đơn, nghèo khổ, nếu có Quý nằm trong Can, lại là mệnh cao quý, Nhâm nằm trong Can, là mệnh giàu có, nhưng nếu lấy Nhâm làm Dụng thần phải xét trong Bát tự có nhiều Thủy hay ít Thủy để quyết định.
Mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, trong Nguyệt lệnh đã tự có Bính, Giáp, nếu Thiên can trong Bát tự toàn Bính Hỏa, không có Quý Thủy thấm nhuần, là mệnh trước tốt sau xấu (Thiên cát hậu hung), nguyên nhân: Bình Hỏa là Ấn của Mậu Thổ, Nguyệt lệnh có Giáp, Bính tức "Sát Án tương sinh", được hưởng phúc ấm của tổ tiên, nên mệnh trước tốt đẹp, còn Quý Thủy là Tài của Mậu Thổ, Bát tự không có Quý tức bản mệnh thiếu tài lộc, nên mẹn về sau không tốt; hoặc Bát tư trong Địa chi có Ngọ, Tua hội với Dần ở Nguyệt lệnh, tạo thành Hỏa cục, Hỏa nóng Thổ khô, nếu không có Nhâm, Quý cứu giúp, Thổ không có sức sống, còn Quý xuất hiện trong Can là mệnh cao quý, Nhâm xuất hiện trong Can là mệnh giàu có (xin xem phần bàn về mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng ba). Bát tự có địa chi hợp thành Hỏa cục. Khi Hỏa vượng dùng Thủy cứu, Thổ khô nóng, lấy Thủy thấm nhuần. Cả hai trường hợp này đều không nên có quá nhiều Thủy, vì Thủy nhiều tặng ẩm ướt, lúc đó lại cân Bính Hỏa sưởi ấm, lấy Tỉ Kiếp chia sẻ với Thố, nên cần xem xét Bát tự Thủy có nhiều hay ít. Trên đây luận về cách cục lấy Tài Ấn làm Dụng thần mệnh Mậu Thổ sinh tháng Giêng, tháng hai.
Trường hợp Bát tự toàn Giáp Mộc, không có Bính, chỉ là số mệnh tầm thường; nhưng nếu Bát tự có Canh nằm trong Can, lại là mệnh phú quý; hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Mộc cục, Giáp xuất Can, có Canh nằm trong Can, chắc chắn là số mệnh khoa giáp, phú quý vô cùng.
Đây là luận trường hợp lấy Quan, Sát làm Dụng thần. Đối với Thổ, Giáp Mộc là Sát, Bát tự toàn Giáp Mộc tức nhiều Sát, nếu không có Ấn dẫn hóa, cần lấy Thực Thần chế Sát, Bát tự toàn Giáp Mộc là mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng Giêng, Bát tự có Địa chi hợp thành Mộc cục, tức thuộc mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng hai, đều chỉ trường hợp nếu mệnh Mâu Thổ có Bát tự ở Thìn, Tuất. Điều Riện quan trọng, Nhật nguyên tự vượng, bản mệnh và Sát mệnh được chế phục, đương nhiên được phú quý, mệnh Mậu Thổ sinh tháng Giêng, ở cung Dân tự có Bính Hỏa, trong Mộc cục tàng ẩn Thủy, phú và quý vẹn toàn (vì có đủ cả Quan và Tài).
Bát tự không có Canh Kim, lại không thấy Tỉ Kiếp, An Thụ, không thể suy luận theo "Tòng Sáť". Mệnh này hếu không là kẻ đại ác ắt bị tai họa, nhất định là quân trộm cắp; nếu Địa chi Nhật nguyên lại là Ngọ, có thể đột tử.
Mậu Thổ ký sinh trong cung Dân, Nguyệt lệnh nga. ân Tỉ, Ấn (trong cung Dần có Bính Hỏa là Thiên Ấn. Mậu Thổ, trong cung Mão có Ất Mộc là Chính Quan Mậu Thổ), nên không thể suy luận theo "Tòng cách Sát vượng nhưng bản mệnh yếu, nhất định gặp điều xấu; Nhật nguyên có Địa chi Ngọ tức Dương Nhẫn, trong cung Dần, Ngọ đều ngầm chứa Ấn, nên có the đột tử. Sách "Cùng Thông Bảo Giám" viết: Nhật nguyên toa Gián tức Mậu Dần.
Bát tự chỉ toàn Ất Mộc, gọi là cách cục "Quyền Quan hội đảng" dù Bát tự có Canh tòng hóa Thổ cũng khó chế phục Ất Mộc, mệnh này bề ngoài cương trực, bên trong gian trá, nói một đàng nghĩ một nẻo, không nên giao du với loại người như thế. Nếu Bát tự toàn Ât Mộc, có thêm Giáp Mộc, không có Canh Kim là số lười biếng sa đọa, tham lam không đáy. Hoặc Bát tự nhiều Bính, nhiều Mộc, nên cùng lúc lấy Quý, Canh làm Dụng thần.
Ở đoạn trước luận về việc lấy Sát Dụng thần, đến đây luận về việc lấy Quan Dụng thần.
Vào tháng giêng là lúc Ất Mộc đương quyền, nếu Bát tự toàn Ất Mộc, gọi là cách cục “Quyền Quan Hội đảng" tức mệnh Mậu Thổ có Địa chi hội thành Moc cục, Canh Kim gặp Ất, sẽ tương hợp với Ất, mất công dụng khắc chế nên khó chế phục. Mộc, nhưng nếu Canh Kim và Ât Mộc cách vị trí, không tương hợp, Canh Kim lại sẽ phát huy công dụng. Nếu Bát tự toàn Ất Mộc, lại có thêm Giáp Mộc là cách cục “Quan Sát hỗn tạp", không có Canh Kim giúp giải trừ Quan, Sai là số mệnh ít lộc (xem đoạn viết về cách cục "Quan Sat Hội Đảng" ở sau). Thất Sát không bị khắc chế, là số thiếu lý trí, khó kềm chế; nếu Bính nhiều, Mộc cũng nhiều, khi Dương mạnh, Mộc khô héo, giống trường hợp Bát tự toàn Bính Hỏa hay Bát tự toàn Giáp Mộc ở trên.
Đây là toàn bộ cách nắm bắt Dụng thần của mệnh Mậu Thổ sinh vào tháng giêng, hai.