Mệnh Kỷ Thổ sinh tháng ba, lúc đúng thời gieo trồng ngũ cốc, trước tiên dùng Binh, sau dùng Quý, giúp Thổ ấm áp, thấm nhuần rồi dùng Giáp khơi thông.
Thổ tháng ba, tháng tư được khí Dương kích thích, chính là lúc giúp vạn vật sinh trưởng, phát triển. Mệnh Mậu Thổ, Kỷ Thổ tuy đều lấy Giáp, Bính, Quý làm Dụng thần, nhưng tính chất của Mậu Thổ dày dạn, chắc chắn nên ưu tiên dùng Giáp Mộc cày xới; còn tính chất Kỹ Thổ chất chứa nên chủ yếu dùng Bính, Quý sưởi ấm thấm nhuần, đó là do khác biệt về khí thế sinh vượng và suy kiệt.
Mệnh Kỷ Thố sinh tháng ba, ưu tiên Bính, quý làm Dụng thần. Trong cung Thìn (tháng ba) vốn có khí phản chiếu của Quý Thủy (Mộ khí) nên trước tiên dùng Binh, sau dùng Quý, sau nữa mới dùng Giáp Mộc giúp khơi thông. Mệnh Kỷ Thổ nếu Bát tự có Bính, Mậu cùng nằm trong Can, lại sinh vào tháng Thổ đang vượng tác dụng tương tự như Mậu Thổ; nếu không có Giáp giúp khơi thông Thổ không có linh hoạt, nhưng tác dụng của Giáp Mộc là sau khi Thổ đã được sưởi ấm, thấm nhuần.
Nếu Bát tự có Bính, Quý, Giáp cùng nằm trong Thiên can, là số mệnh làm quan to cực phẩm; nếu Bát tự được như thế nhưng số mệnh không ứng nghiệm chắc chắn do phong thủy tổ tiên không tốt. Bát tự có một trong Binh, Quý, Giáp xuất hiện trong Can, cũng là số mệnh phú quý, nhưng cần dắc sở và không bị khắc chế; nếu Bát tự lấy Bính làm Dụng thần, nên kị Nhâm Thủy nằm trong Can, lấy Quý làm Dụng thần, nên kị Ti Kiên làm Dụng thần, lấy Giáp làm Dụng thần, nên kị Canh xuất hiện trong Can.
Nếu Bát tự có Bính, Quý, Giáp xuất hiện trong Can. tức đầy đủ Tài, Quan, Ấn là số mệnh phú quý cực phẩm. nếu chỉ một trong ba Bính, Quý, Giáp nằm trong Can cũng được phú quý, nhưng cần đắc sở tức phải trường sinh trong cung Lâm Quan; như Bính tàng ấn trong Dần, Tỵ Giáp tàng ẩn trong Hợi, Dần, Quý tàng ấn trong Tý đều gọi là đắc sở (trúng vị trí, đắc địa); nếu lấy Bính làm Dung thần, không thấy có Nhâm khắc chế; lấy Quý làm Dụng thần, không thấy có Mậu, Kỷ khắc chế; lấy Giáp làm Dụng thần, không thấy có Canh khắc chế, tức số mệnh phú quý.
Bát tự có Bính, không có Quý, cũng mệnh giàu có nhưng không cao quý; nếu Bát tự có có Quý, không có Giáp và Bính số mệnh Y khâm, không đến nỗi bị tàn tật, nhưng chỉ là số mệnh tầm thường; nếu Bát tự có Bính, Quý, không có Giáp cũng là tài nhân năng sĩ (người có tài năng); nếu Bát tự không có Bính và Quý là số thô tục.
Trường hợp Bính, Quý, Giáp đầy đủ trong Bát tự, tiếp theo bàn về trường hợp Bát tự thiếu một trong ba. Nếu có Bính, Giáp không có Quý trong Bát tự, trong cung Thìn (tháng ba) vốn có sẵn Quý Thủy, chỉ yếu sức mà thôi; nếu Bát tự có Quý, không có Giáp, Bính nhờ sinh tháng ba lúc Mộc vượng nên Hỏa vượng theo, dù Bát tự không có Binh, Giáp khí vô hình của Nguyệt lệnh cũng vẫn có thể làm Dụng thần; nếu Bát tự có Bính, Quý, không có Giáp nếu sinh trong khoảng thời gian sau tiết Thanh Minh, trước tiết Cốc Vũ trong Nguyệt lệnh Mộc vẫn còn khí thế tàn dư, nên cả ba trường hợp là mệnh của tài nhân, năng sĩ; nếu Bát tự không có Bính, Quý, Giáp số mệnh kẻ vô dụng.
Hoặc Bát tự chỉ toàn Ất Mộc, không có Kim chế phục, là số mệnh nghèo hèn, chết yểu. Ngôi vợ, con ở đây giống trước (tức vẫn là Ngũ hành làm Dụng thần chỉ ngôi con, Ngũ hành sinh ra Dụng thân chỉ ngôi vợ). Bát tự toàn Ất Mộc không có Canh Kim chế phục, tức cách cục Thất Sát không có Ngũ hành khắc chế, bản mệnh yếu là số nghèo hèn, chết yếu; bản mệnh mạnh, Sát vượng mà không bị khắc chế, là số mệnh kẻ trộm cướp.