Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Hè, lúc lúa gạo, ngũ cốc chưa thu hoạch gấp rút cần mưa thấm nhuần, nên Quý Thủy là Dụng thần quan trọng; tiếp đến dùng Bính Hỏa, mùa Hè nóng bức sao lại lấy Bính làm Dụng thần? Vào mùa hè không có mặt trời ngũ cốc không sinh trưởng, càng nóng ngũ cốc càng phát triển, nên nếu không có Quý, đồng ruộng khô hạn, không có Bính trời đất âm u.
Kỷ Thổ là đất có tính suy kiệt, khác với tính chất của Mậu Thổ. Sinh vào mùa Hè ưu tiên dùng Quý Thủy điều hòa khí hậu, nếu luận theo tính chất Kỷ Thổ nên trợ giúp, nên có hình ảnh ẩn dụ đồng ruộng khô hạn, trời đất âm u, chính là biểu thị việc mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Hè, không thể tách rời Quý và Bính.
Bát tự có Bính, Quý cùng nằm trong Can, lại có Tân Kim giúp khơi nguồn Quý Thủy là số mệnh phú quý cực phẩm. Nếu Bát tự có Mậu xuất Can làm thương tổn Quý, che lấp Bính, không thể không quan tâm; hoặc nếu Bát tự có nhiều Binh Hỏa, tạo thành cách cục viêm thượng (lửa nóng bốc cao). Đia chi tàng ẩn Thổ Hỏa cứu giúp lẫn nhau, chắc chắn số mệnh khoa giáp; hoặc nếu Bát tự có Quý, không có Bính cũng tốt, dù không được mệnh khoa giáp, cũng là người tài cao Tuyển bạt; nếu Bát tự có Bính không có Quý, tạm có Nhâm cũng được, nhưng không thành đạt lớn.
Mệnh Kỷ Thổ sinh tháng tư, cần kíp nhất phải điều hòa khí hậu nên lấy Quý Thủy làm Dụng thần chủ yếu nhưng Thủy đến cung Tỵ (tháng tư) Ngọ (tháng năm) là vào Tuyệt địa, nước ít bị Hỏa nung khô cạn, không thể bổ. trợ gì cho cách cục, Hỏa nóng Thổ khô, cần phải có Tôn Kim giúp sinh Thủy, nếu có Tân Kim, Thủy có nguồn nước cuồn cuộn không dứt, sẽ có công dụng giúp nhuận trạch. Vào tháng Ty và tháng Ngọ trong Nguyệt lệnh tự có Bính. Đinh; nếu Bát tự có Quý không có Bính, vẫn tốt dù không được mệnh khoa giáp chắc chắn cũng mệnh Tuyển bạt; nếu không có Quý cũng có thể lấy Nhâm làm Dụng thần. không có Tân có thể dùng Canh, tuy cách cục có cao có thấp nhưng công dụng là một. Nếu thấy có Mậu xuất Can không sợ thương tổn Quý, nên đề phòng Mậu hợp Quý hóa Hỏa. Phàm Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, đều sợ Mậu Thổ không có chỉ riêng Kỷ Thổ sinh tháng tư mới như vậy, nếu Mậu, Quý tương hợp, cách cục có sự chuyển biến là phúc hay họa phải xem xét cách cục tạo thành mới biết được.
Hoặc Bát tự chỉ toàn Bính Hỏa hừng hưc, lại có thêm Đinh Hỏa khắc chế Kim, dù có Quý Thủy nước vẫn không có nguồn, sẽ khô hạn như mệnh Thổ vào tháng bảy, tháng tám, mầm chồi ngũ cốc khô héo, là số mệnh nghèo khô, cô độc, có con đần độn khó thành đat, có của cải không giữ được bền lâu.
Bát tự chỉ toàn Bính Hỏa, sức nóng hừng hực, không có Thủy không thể cứu, nhưng nếu Nhâm, Quý không cơ nguồn, nước vẫn yếu bị Hỏa nung cạn (Kim là nguồn của Thủy, không có Kim tương sinh Thủy không nguồn) tạo thành hiện tượng hạn hán, ruộng vườn khô cháy, không còn sức sống, nên là số mệnh nghèo khổ, cô độc, Bát tụ như vậy lấy Kim chỉ ngôi vợ, Thủy chỉ ngôi con. Nước yếu bị nung khô, nên có con đân độn, khó thành đạt. Kim bi Hỏa khắc, có vợ khó ở với nhau, Nhâm và Quý là tài lộc của mệnh Thố, nước cạn không có nguồn nên của cải khó giữ lâu dài, chắc chắn số mệnh nghèo khổ.
Bát tự có Giáp Mộc, lại thêm có Bính, Đinh trùng trùng, không có chút Thủy nào giải trừ sức nóng, khô héo cùng cực, số mệnh cả đời cô độc, nghèo khó; dù Bát tư có Nhâm Thủy giúp giải trừ sức nóng nhưng không được Canh, Tân giúp sinh Thủy, Thủy bị Thổ khắc chế, nếu không có số người cô độc cũng có tật mắt, hoặc bệnh ở tim, thận; nếu Bát tự có Canh, Tân giúp sinh Thủy là số mệnh phú quý.
Mệnh Kỷ Thổ sinh tháng tư nếu Bát tự thấy có nhiều Mộc, Hỏa không có Thủy giải trừ sức nóng, chỉ sợ tạo thành cách cục "Dương Nhẫn đảo qua" mệnh Kỷ Thổ tuy không có tai họa Dương Nhẫn, nhưng là mệnh khô hạn quá nghiêng lệch, đó là hiện tượng cô độc, nghèo khó; Thủy bị Thổ khắc, Canh bị Đinh tổn hại, đều phạm vào cấm kị của cách cục; nếu Bát tự có Canh, Tân giúp sinh Thủy là số mệnh phú quý, vì bệnh nặng có thuốc trị, đủ sức mạnh xoay chuyển Càn khôn, nếu không số mệnh tầm thường, Thủy tượng trưng cho mắt, tim và thận Ngũ hành cũng thuộc Thủy, nếu Thủy bị nung cạn ắt có bệnh ở mắt và tim, thận.
Ví dụ Bát tự gồm: “Kỷ Tỵ, Kỷ Tỵ, Kỷ Tỵ, Mậu Thìn" là mệnh giàu nhất nước. Vì mệnh Kỷ Thổ sinh vào đầu Hạ, Bính nhiều, Mậu, Kỷ cũng nhiều, tuyệt diệu có Tam Canh sinh khởi Quý Thủy trong cung Thìn, thêm Thai nguyên ở cung Canh Thân, như dòng nước vỡ bờ tưới tiêu đồng ruộng, không có còn hạn điền, nên vận số ở Tây Bắc có tài lộc trời ban vô số, lại có thân thích đắc lực, nhiều con cái, sống thọ.
Theo “Ngũ tinh pháp" cung Mệnh quan trọng nhất, theo "Tử Bình pháp" Thai nguyên quan trọng nhất. Thai nguyên tức thời khắc được thụ thai, thông thường thời gian của thai kỳ 10 tháng, nên những thuật sĩ khó suy đoán số mệnh, thường lấy Can Chi của 10 tháng trước ngày sinh làm tiêu chuẩn Thai nguyên, nhưng cũng có người chỉ 7 tháng đã sinh hoặc tới 13 tháng mới sinh, nên cần phải dựa vào số tháng mang thai thực sự suy đoán Thai nguyên, nếu không sẽ có những số mệnh kỳ đặc, suy đoán không thuộc mệnh cao quý thực tế rất cao quý. điều này đa số do có quan hệ với tháng Thai nguyên. Tác giả đã gặp nhiều trường hợp như trên (ví dụ: có người mẹ mang thai 7 tháng đã sinh, nhờ khí của Thai nguyên mà số mệnh cao quý, nhưng nếu dùng theo Bát tự và cách tính Thai nguyên 10 tháng, không thể giải thích được, sau hỏi ra mới hiểu là do Thai nguyên chỉ có 7 tháng, nên cần lưu ý). Giống như Bát tự Kỷ Tỵ nói trên có số mệnh đại phủ cũng do ở Thai nguyên, Canh Kim trong cung Tỵ bị Hòa và Thổ áp bức, vốn không thể giúp sinh Quý Thủy trong cung Thìn, trong Mộ khố Thủy yếu bi nung cạn, sao có thể giải trừ sức nóng của Hỏa Thổ, trừ phi có được nước của cung Thân Thủy mới trường sinh cứu giúp làm Canh Kim đắc lộc, từ đó có diệu dụng xoay chuyển Càn khôn, còn như dòng nước vỡ bờ tức ví du với Thủy ở Mộ khố cung Thìn, được Canh, Tân, Kim Thủy dẫn xuất, nguồn nước cuồn cuộn không dứt như hình ảnh nước sông đẩy bật được tảng đá ngăn chặn, cuốn cuộn trôi ngàn dăm. Nếu Bát tự có vận số ở hướng Tây Bắc thuộc đất Kim Thủy, nên có tài lộc trời ban vô số; Thai khí có được là nhờ cha mẹ, nên Tài (Thủy) có được từ phúc ấm tổ tiên, đến giờ sinh Tài quy Khố, chỉ vào không có ra làm sao không trở thành Cự phú (giàu lớn); mệnh Thổ này có Thủy làm Dụng thần, nên Thủy chỉ ngôi con cái nên có nhiều con, Bát tự này lại có ba lớp lộc ở cung Ty, Thổ lại trùng trùng nên được trường thọ.
Phần Tổng luận viết: Tứ trụ nhiều Thổ, lại thấy có Kim hợp thành cục trong Bát tự, không cao quý cũng giàu có, tuy đây là mệnh Thổ của tháng sáu nhưng về nguyên lý là giống nhau (chỉ mệnh Thổ sinh tháng tư, tháng năm, cần có thêm Thủy giúp nhuận Thổ mà thôi).
Hoặc Bát tự có Địa chi hợp thành Hỏa cục, không có Thủy là số mệnh người tu hành hoặc nghèo khổ, cô độc, nếu Bát tự có Quý nằm trong Can, có nguồn (thông Căn nơi Địa chi) số mệnh phú quý; nếu có Nhâm nằm trong Can, có nguồn, chỉ được phú, không quý, cần phải có vận may mới phát đạt; hoặc nếu Bát tự có Nhâm, Quý cùng năm trong Can, phá vỡ cách cục Đinh Hỏa, thấm nhuần Kỷ trở thành đất bùn ẩm ướt, linh cơ tự phát, (tức người thông minh) sự và lý đều thông, có được phú quý khéo léo.
Nước có nguồn tức chỉ Kim và Thủy tương sinh, Quý Thủy là mưa móc của đất trời nên số mệnh phú quý, còn Nhâm Thủy là nước tưới tiêu nhân tạo, xuất phát từ miên cưỡng, nên số mệnh chỉ phú không quý, chính yếu là khác biệt giữa hữu tình và vô tình. Vân tốt tức vẫn ở Tây Bắc, Quý là nước từ thiên nhiên nên nhuận trạch của Thố tự nhiên, cho nên khi sinh ra đã có địa vị tương đối, còn Nhâm là nước tưới tiêu nhân tạo, cực khổ Thổ mới được thấm nhuần, nên số mệnh nếu không có vận mạnh thôi thúc, địa vị không được nâng cao; trường hợp Bát tư có Nhâm và Quý cùng nằm trong Can, số mệnh có cả Chính Tài, Thiên Tài, tức lấy Tài làm Dụng thần phá Ãn, Thủy phá Hỏa cục, nhuận Kỷ Thổ làm đất ấm ướt, số người này rất thông minh, khéo mưu tính, có thể “phú trung thủ quý" (từ giàu có được cao quý) nhưng Thủy trong ba tháng mùa Hè ở cung Tử, Tuyệt nên gọi là Tử Thủy (nước chết). Vào mùa Hè Hỏa là vị thần đang vượng, khí thế mới bắt đầu bành trướng, nên Thủy không thể khắc chế, Thủy chỉ có công dụng giúp nhuận Thổ, giải tỏa bớt sức nóng, vạn vật nhờ đó mà được phát triển, sinh sôi, tự nhiên có thể chuyển họa thành phúc.
Bát tự lấy Quý làm Dụng thần, Kim chỉ ngôi vợ, Thủy chỉ ngôi con; nếu lấy Bính làm Dụng thần, Mộc là vợ, Hỏa là con.
Mệnh Kỷ Thổ sinh mùa Hè, không tách rời việc lấy Bính, Quý làm Dụng thần, mệnh Kỷ Thổ sinh tháng tư, tháng năm chuyên lấy Quý Thủy làm Dụng thần, vào tháng sáu Kim, Thủy mạnh dần lên nên cần kiêm cả Bính Hỏa làm Dụng thần.