Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông (tháng mưới, mười một, chạp) đất ẩm ướt, lạnh lẽo, đông đặc, không có Bính sưởi ấm không có có sức sống, nên ưu tiên lấy Binh làm Dụng thân chính, Giáp Mộc bổ trợ, không thể dùng Quý, cũng có thể dùng Mậu Thổ làm Dụng thần, vì đầu đông Nhâm Thủy mạnh nên dùng Mâu khắc chế Nhâm, còn các trường hợp khác mệnh Kỷ Thổ cũng lấy Bính làm Dụng thần. Mệnh Kỷ Thổ sinh tháng mười, nếu Bát tự không có Bính, lấy Đinh làm Dụng thần, nhưng Đinh Hỏa không thể giải tỏa lạnh lẽo, đông đặc, không thể phát huy công dụng cứu giúp của Hỏa, nếu Đinh nhiều y lộc được an nhiên (tức vẫn đủ ăn đủ mặc).
Kỷ Thổ như đất ẩm ướt trong ruộng vườn. Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông, đất ẩm ướt, lạnh lẽo, đông đặc, nếu Bát tự không có Bính Hỏa, Kỷ Thổ không có sức sống. Mùa Đông, việc cần kíp là phải điều hòa khí hậu, cần lấy Bính làm Dụng thần khẩn yếu, dù trường hợp Bát tự có Thổ vượng lấy Giáp làm Dụng thần, hay Thủy vượng lấy Mậu Thổ làm Dụng thần khắc chế, cũng chỉ vì bệnh cho thuốc, Bính Hỏa vẫn là Ngũ hành không thế thiếu, nên Bính Hỏa làm Dụng thần chính, còn Giáp, Quý tùy trường hợp cân nhắc sử dụng. Quý Thủy la vị thần vượng vào tháng mười một. Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông, lấy tính ẩm ướt, lạnh lẽo, đông đặc là bệnh; nếu mệnh Kỷ Thổ, nếu Bát tự có Quý xuất hiện, Thổ càng lạnh lẽo, đông đặc, nên kị Quý Thủy, Crư phi là Tứ trụ trong Bát tự có Hỏa, Thổ quá vượng mới phải lấy Quý Thủy làm Dụng thần, nhưng trường hợp này là số mệnh đặc biệt, rất hiếm gặp. Trường hợp dùng Mậu Thổ làm Dung thần, chỉ dùng duy nhất vào đầu tháng mười, lúc Nhâm Thủy đang vượng, nêu Bất tự có Nhâm xuất hiện trong Can lấy Mậu khắc chế, ngoại trừ trường hợp ấy không trường hợp nào cần lấy Mậu Thổ làm Dung thần. Binh và Đinh cũng là Hỏa, nhưng để giải tỏa lạnh lẽo, trừ bỏ sự đông cứng, phải dùng Binh Hỏa, Đinh Hỏa chỉ là ngọn lửa đèn, nến. không có sức mạnh, dù Bát tự thấy có nhiều Đinh Hỏa. chẳng qua là mệnh được y lộc, an nhiên mà thôi; nếu Bát tự có Dần, Ty cũng như trường hợp lấy Bính làm Dụng thần, vì trong cung Dần, Tỵ đều ngầm ẩn chứa Binh Hỏa.
Hoặc Bát tự có một Bính nằm trong Can, một Bính tàng ẩn nơi Địa chi, lại có thêm Giáp xuất hiện trong Can, nhưng không có Nhâm, chắc chắn số mệnh khoa giáp, nếu Bính chỉ tàng ẩn nơi Địa chi, không có bị khắc chế cũng là mệnh Y khâm.
Mùa Đông lúc vạn vật tàng ẩn, nếu mệnh Kỷ Thổ chỉ có một Bính trong Bát tự sợ rằng lực lượng không đủ mạnh, cần có một Bính nằm trong Can, một Bính tàng ẩn nơi Địa chi, lại thêm có Giáp Mộc trợ giúp tạo thành cách cục “Quan Ân tương sinh" Bát tự không có Nhâm Thủy phá Ân, sức mạnh của Ân mới hiển lộ; còn Bính tàng ẩn nơi Địa chi, không bị khắc chế, tức có cung Dần trong Địa chi, không bị cung Thân xung khắc, hoặc thấy cung Ty trong Địa chi không có cung Hợi xung khắc, nếu Địa chi có Dần, Tỵ không có Thân, Hợi xung khắc, lại được vận số dẫn xuất Bính Hỏa cũng cao quý.
Hoặc Bát tự có nhiều Nhâm Thủy, nếu có Mậu năm trong Can, phá Nhâm, Tài phá thân vinh cũng có mệnh "phú trung thủ quý" nếu không có Mậu Thổ trong Bát tự chỉ là mệnh số nghèo làm tôi tớ cho nhà giàu. Pham mệnh Kỷ Thổ sinh mùa Đông, nếu Bát tư có Nhâm Thuy xuất Can giống như ruộng vườn bị nước ngập lụt, số mệnh cô độc, nghèo khổ, nếu có Hỏa trong Bát tư, tránh được mệnh cô độc; nếu thấy có Thố trong Bát tự tránh được nghèo khổ.
Kỷ Thổ là đất yếu, ẩm thấp, không thể chế phục Nhâm Thủy, cần phải lấy Mậu Thổ làm Dụng thần, trợ giúp bản mệnh, Tài vượng nên lấy Kiếp làm Dụng thần, để phân tán Tài tinh; nếu Bát tự có thêm Bính Hỏa giúp sưởi ấm Thổ lại là mệnh phú trung thủ quý (được giàu có mới tìm sự cao quý) đó chính là Tài phá Thân vinh (tiền tài hết mới vinh hiển); nếu Bát tự không có Mậu Thổ, bản mệnh không được trợ giúp sẽ yếu ớt, không thể gánh vác sử dụng Tài. Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông nếu Bát tự có Hỏa, Thổ ấm áp nên không bi cô độc; nếu có Thổ bản mệnh mạnh có thể gánh vác Tài không lo bị nghèo khó, cần có Hỏa, Thổ cùng lúc làm Dụng thần, mới là số mệnh phú quý.
Hoặc Bát tự toàn Quý Thủy, không có Tỉ, Ấn nên luận theo cách cục “tòng Tài" số mệnh phú quý, tuy không được khoa giáp cũng được ấn phong; nếu Bát tự có Tỉ Kiếp tranh Tài chỉ là số mệnh tầm thường, vợ nắm quyền hành, mệnh Kỷ Thổ có cách cục “Tòng Tài" Kim là vợ, Thủy là con, số mệnh nhiều con cái.
Mùa Đông Thủy vượng, nếu Bát tự có toàn Nhâm, Quý, không có Tỉ, Ấn, chỉ còn cách thuận theo thời thế để tạo thành cách cục “tòng Tài" trường hợp này lấy thế của toàn cách cục làm chủ, không lấy Nhật nguyên làm chủ, Nhật nguyên cô lập nên chỉ có thể thuận theo toàn cục, nhưng nếu Bát tự có Tỉ Kiên tức Kỷ Thổ, hoặc có Mậu Thổ tức Kiếp Tài, không có Binh tức Ân, Kỷ Thổ không cô độc, nhưng lại là cách cục "Tài nhiều bản mệnh yếu" nên là số mệnh tầm thường, lúc này (mùa Đông) Tài đang vượng và nắm quyền, nên vợ nắm quyền. Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông, lấy Bính Hỏa làm Dụng thần chính, Bát tự lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, Mộc chỉ ngôi vợ, Hỏa chỉ ngôi con, nhưng cách cục “Tòng Tài" lấy vị thần bản mệnh Tòng theo làm Dụng thần, nên Kim là vợ, Thủy là con (Mệnh Kỷ Thổ có Thủy là Tài tinh) Thủy lúc này đại vượng, nên nhiều con.
Hoặc Bát tự toàn Mậu, Kỷ, nên có Giáp khắc chế: nếu có Giáp xuất hiện trong Can, trong Bát tự số mệnh phú quý.
Bát tự toàn là Mậu Kỷ, bản mệnh chuyển từ yếu thành mạnh, Thổ mạnh nên dùng Giáp Mộc khơi thông Thổ, trong Nguyệt lệnh, Tài (Thủy) vượng tọa Quan (Mộc) biểu trưng của số phú quý, nhưng Tứ trụ của Bát tự vẫn không thể thiếu Bính.
Hoặc Bát tự toàn Canh Kim, tuy lấy Bính Hỏa làm Dụng thần, cũng nên có Đinh Hỏa trợ giúp; nếu Bát tự có Đinh nằm trong Can, Bính tàng ẩn nơi Địa chi, là số mệnh quý vô song, rất đặc biệt.
Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Đông Bát tự toàn Canh Kim, để điều hòa khí hậu, Bính Hỏa làm Dụng thần chính, nhưng để khắc chế Canh Kim, Đinh Hỏa tốt hơn, nếu Đinh xuất hiện trong Can, còn Bính tàng ẩn nơi Địa chi, Kim và Thổ ấm áp. Mệnh Kỷ Thổ sinh vào mùa Thu, mùa Đông, có cách cục “Thổ Kim Thương Quan Bội Ấn" đều là số mệnh phú quý, tốt nhất sinh vào tháng chạp, thể và dụng đồng cung, số mệnh càng đặc biệt, nhưng không thể thiêu Bính, Đinh.