Tháng hai , khí lạnh vừa hết , nước vô cùng trong trẻo , không thể dùng lửa ( Hỏa ) , chỉ dùng Mậu Thổ làm đê điều , dùng Tân để khơi nguồn của Thủy .
Giữa mùa Xuân là đất chết của Nhâm Thủy , Mộc thần đang vượng , làm suy yếu khí thế Nhâm Thủy , không thể phát huy cái dụng nếu không có Canh , Tân , như cơ thể yếu thì không thể gánh vác Tài . Vả chăng , mùa Xuân nước trở nên ấm áp , không cần điều tiết khí hậu , nên không cần dùng Bính Hỏa . Nếu trong cung TÝ Kiếp nhiều , nước Xuân sẽ tản mác , khi đó nên dùng Mậu Thổ , nên nói rằng lấy Mậu Thổ chuyên dùng và lấy Tân khơi nguồn cho nước , tức dùng Ấn hóa giải sát .
Mậu , Tân cả hai đều xuất hiện trong Thiên can , trúng khoa giáp là chuyện dễ dàng , hoặc Mậu Thổ xuất hiện trong Thiên can , Tân nằm nơi cung Dậu , việc được ân phong nhiều hy vọng , không chỉ trở thành công giám và người nổi tiếng mà thôi , hoặc nếu cả Mậu , Tân đều ẩn nơi cung , lại không có Giáp , Đinh xuất hiện trong Thiên can , nhất định sẽ đỗ Tú tài .
Nhâm Thủy tháng hai , lấy Mậu , Tân làm chính dụng , rất kị Giáp phá Mậu , kị Định khắc Tân , nên nếu không có Giáp , Đinh xuất hiện trong Thiên can , không lo không được nổi tiếng , hoặc nếu không có Mậu , Tân mà có Canh thì sẽ được phú quý , Canh xuất hiện trong Thiên can đại phú , Canh ẩn nơi cung tiểu phú .
Nói là không Tân dùng Canh vì tháng hai Thủy , Mộc Thương Quan , Mộc vượng Thủy suy , không thể vô ấn , không Tân dùng Canh cũng có ý nghĩa tương đồng , nếu chỉ có Canh Kim , phần lớn sẽ được giàu có , nếu có thêm Mậu thì sẽ được cả phú lẫn quý .
Hoặc Địa chi thành Mộc cục , Canh Kim xuất hiện trong Thiên can , danh hiển khoa giáp , nếu Canh ẩn nơi cung cũng được Dị đồ ( xem chú thích ) .
Điểm này gọi là có bệnh mới biết quý sức khỏe . Địa chi thành Mộc cục , khí tiết ra quá nặng , được Canh Kim khắc chế Thương sinh ra Nhâm Thủy , bệnh nặng thuốc mạnh , nên đậu khoa giáp là hiển nhiên , nếu Canh ẩn nơi cung cũng được Dị đồ hiển đạt .
Hoặc Địa chi có Mộc sinh ra nhiều Hỏa , khiến cho Mộc thịnh Hỏa viêm ( nóng ) thì nên lấy TỸ Kiên giúp thân , một giọt nước có thể thấm nhuần cả vạn dặm , việc giàu sang không cần nghi ngờ , hoặc nếu chỉ duy nhất Mộc nhiều , duy nhất chỉ có Nhâm nơi Nhật can , lại không có Canh Kim khơi nguồn , Nhâm Thủy trở nên yếu , tuy là Nho sĩ nhưng phải sống nhờ người khác , không có Hỏa để dụng Nhâm , nên phúc lộc bình thường mà thôi .
Khi Mộc thịnh nên dùng Canh Kim , Mộc vượng sinh Hỏa , nên dùng thêm sự bổ trợ từ TỸ Kiên , bệnh nặng gặp thuốc là không cần nghi ngờ gì nữa , nếu chỉ duy có Mộc nhiều , độc nhất Nhâm nơi Nhật can , không có TY ấn để dùng , thì Nhâm Thủy yếu , sợ sệt vô dụng , Thương quan tú khí , tuy vẫn là Nho sĩ , nhưng không tài năng nên không thành tựu được gì , chỉ dựa vào người khác sống qua ngày . Còn Mộc thịnh lại thêm Hỏa , thấy nên lấy Nhâm Thủy làm chủ , Canh , Tân phù trợ , còn nếu không có Hỏa mà dùng Canh Tân , nếu Mộc nhiều không có Hỏa mà dùng Nhâm Thủy cũng như không bệnh mà đòi uống thuốc chỉ có số mệnh của người tầm thường , phúc lộc bình bình mà thôi .
Hoặc Tỉ Kiên quá nhiều , cần Mậu Thổ , sách nói rằng : “ Đất ( Thổ ) ngăn nước giúp vẹn toàn phúc , thọ , nếu không có Mậu gọi là nước dâng cây nổi , cả đời cực khổ , lại gặp mệnh Thủy chết vì nước ngập , hoặc nếu Giáp , Ất trùng trùng mà không có TỶ Kiên bổ trợ chỉ là người sống nhờ người khác , không có tài năng gì , nếu có được Canh , Tân may tránh được sự đói rét ” .
Phần này nằm sau phần Nhâm Thủy tháng 10 , tạm ghi nhớ để tham khảo . Tóm lại , Thủy thịnh thì không thể không có Mậu , Mộc thịnh thì không thể thiếu Canh , Hỏa thịnh thì không thể thiếu Nhâm , tùy theo nhu cầu mà sử dụng cho đúng , Giáp , Ất trọng mà không Tĩ Kiên , ắt sẽ không bị lỡ việc bởi sự thiếu Canh , Tân trong cung mệnh vậy .
Phàm là Nhâm Thủy tháng hai , Mậu dùng trước tiếp đến mới tới Tân , sau rốt mới dùng Canh Kim .